Tính đến 6 giờ sáng ngày 8/9, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 550.996 ca mắc Covid-19, cùng 311.710 bệnh nhân trong số này đã khỏi bệnh.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có tổng cộng 550.996 ca mắc Covid-19 đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, với bình quân cứ 1 triệu người có 5.601 ca nhiễm. Còn nếu tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 546.683 ca, trong đó có 308.936 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Về tình hình điều trị, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 7/9 là 10.253 nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 311.710 ca. Cũng theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.369 ca, trong đó:
– Thở oxy qua mặt nạ: 4.015 ca.
– Thở oxy dòng cao HFNC: 1.274 ca.
– Thở máy không xâm lấn: 119 ca.
– Thở máy xâm lấn: 926 ca.
– ECMO: 35
Ngoài ra, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.701 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc.
Về tình hình tiêm chủng, tổng số liều vaccine Covid-19 đã được tiêm là 22.675.644 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 19.231.238 liều, tiêm mũi 2 là 3.444.406 liều.
Riêng tại TP HCM, tính đến 6 giờ sáng ngày 8/9, toàn địa bàn thành phố có tổng cộng 265.846 ca nhiễm Covid-19, 10.938 ca tử vong, cùng 6.884.324 liều vaccine đã được tiêm chủng cho người dân.
Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP HCM đang nghiên cứu ‘thẻ xanh Covid-19’
Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ, chiều 7/9, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP HCM đang nghiên cứu đề xuất thẻ xanh Covid-19, và nhóm chuyên gia y tế cùng nhóm chuyên gia kinh tế đang thiết kế thẻ này.
Chủ tịch UBND TP HCM cho hay, UBND TP HCM vừa lập Tổ công tác xây dựng kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau 15/9, trong đó có trụ cột phòng chống dịch, trụ cột an sinh, trụ cột kinh tế.
Theo ông, TP HCM là thành phố dịch vụ, cho nên cách tiếp cận của TP HCM là phải an toàn. Người tham gia các hoạt động phải an toàn, địa điểm an toàn với những tiêu chí dựa trên nền tảng là vaccine và các biện pháp an toàn khác.
Do đó, TP HCM có đề xuất thẻ xanh Covid-19, sẽ có tiêu chí cụ thể. Hiện nhóm chuyên y tế, cùng với nhóm chuyên gia kinh tế đang thiết kế cái này. Ông cho rằng sau ngày 15/9, công sở, các hoạt động kinh tế, dịch vụ, vận tải… muốn mở lại phải đáp ứng các điều kiện an toàn.
Các hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại từ từ sẽ mở ra theo mức độ an toàn. “Một trong những điều kiện an toàn, khi người dân tham gia các hoạt động sau này là tiêm vaccine” – ông Phan Văn Mãi nói và mong muốn được Trung ương cung cấp thêm vaccine để TP HCM tiêm đủ mũi 2 cho người dân trên địa bàn.
Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc họp của Tổ công tác tổ chức cung ứng và tiêm vaccine phòng Covid-19 TP HCM sáng 7/9, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức thông tin rằng, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên có nhấn mạnh hiện vaccine đã là tuyến đầu. TP HCM đang nghiên cứu chính sách “thẻ xanh vaccine”, từ đó sẽ nới lỏng giãn cách xã hội với những người đã tiêm 1-2 mũi vaccine.
Việt Nam sẽ tự chủ vaccine Covid-19 vào đầu năm 2022
Ngày 6/9, trả lời báo chí tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng Bộ y tế Trần Văn Thuấn cho biết, hiện Việt Nam đang thử nghiệm 3 loại vaccine phòng Covid-19, dự kiến đầu năm 2022 chúng ta sẽ tự chủ vaccine trong nước.
Đối với việc thử nghiệm lâm sàng vaccine Nano Covax của Nanogen, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay ngày 22/8, Công ty nộp hồ sơ lên Hội đồng đạo đức Quốc gia, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung còn tồn tại, yêu cầu cần phải giải quyết.
Theo ông Thuấn, chúng ta rất mong có vaccine sản xuất trong nước sớm nhất, nhưng vaccine là một sản phẩm đặc biệt, không những ảnh hưởng đến một người mà liên quan cả cộng đồng, thậm chí cả thế hệ.
Chính vì vậy, chủ trương của Chính phủ, của Bộ Y tế là phải chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Kết luận của Hội đồng cấp phép còn 3 nội dung phải hoàn thành đó là: Tính an toàn; tính miễn dịch và tính bảo vệ.
Về tính an toàn, Thứ trưởng Thuấn cho biết cần cập nhật dữ liệu tính an toàn cho các đối tượng đã tiêm 1 liều và giải thích rõ các sự cố. Về tính sinh miễn dịch, cần cập nhật tính sinh miễn dịch theo các biến chủng mới, cần thực hiện theo đúng đề cương nghiên cứu. Đối với tính bảo vệ, Hội đồng đề nghị bàn luận, tính toán để tính sinh miễn dịch phải đảm bảo trên 50% theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Đề xuất phương án cho khách bay nội địa theo điều kiện vaccine
Sáng 7/9, Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, cơ quan này vừa có dự thảo kế hoạch mở lại đường bay thường lệ chở khách nội địa trong bối cảnh dịch Covid-19. Kế hoạch này đang được lấy ý kiến các đơn vị, các hãng hàng không trước khi báo cáo Bộ GTVT.
Có thể phân 3 vùng xanh, vàng, đỏ để mở lại đường bay nội địa chở khách.
Theo đề xuất của Cục Hàng không, các đường bay sẽ được phân theo sân bay đi/đến thành 3 vùng “đỏ, vàng, xanh”, theo diễn biến dịch Covid-19. Sau đó, sẽ cho phép các hãng hàng không, hành khách đi lại giữa các đường bay có sân bay đi/đến nằm trong “vùng xanh”.
Cụ thể, nhóm sân bay “vùng xanh” (nhóm A): Các sân bay đặt tại địa phương không áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh) và bãi đáp thủy phi cơ vịnh Hạ Long, Cát Bi (Hải Phòng), Điện Biên.
Nhóm sân bay “vùng vàng” (nhóm B): Các sân bay đặt tại địa phương áp dụng Chỉ thị 16 theo từng khu vực cấp quận/huyện, gồm: Nội Bài (Hà Nội), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Cam Ranh (Nha Trang), Phú Bài (Thừa Thiên-Huế), Pleiku (Gia Lai), Tuy Hòa (Phú Yên), Chu Lai (Quảng Nam), Buôn Ma Thuột (Đăk Lắk), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), sân bay Vũng Tàu phục vụ trực thăng, Liên Khương (Lâm Đồng).
Nhóm sân bay “vùng đỏ” (nhóm C): Các sân bay tại tỉnh thành áp dụng toàn bộ theo Chỉ thị 16, gồm: Đà Nẵng, Phù Cát (Bình Định), Tân Sơn Nhất (TP HCM), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Cà Mau, Rạch Giá (Kiên Giang).
Sau khi phân vùng, Cục Hàng không đề xuất, không giới hạn khách bay giữa vùng xanh, từ vùng xanh đến vùng vàng và đỏ, nhưng khách phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trong 72 giờ).
Với khách đi trong vùng vàng, từ vùng vàng đi vùng xanh, từ vùng đỏ đi vùng xanh và vàng: không hạn chế với lực lượng công vụ, phòng chống dịch, chỉ cần xét nghiệm Covid-19; với hành khách, phải có xét nghiệm Covid-19, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine trước chuyến bay ít nhất 14 ngày (tối đa 12 tháng), hoàn thành cách ly, hoặc đã khỏi bệnh.
Riêng các đường bay trong vùng đỏ với nhau chỉ chở khách công vụ, lực lượng phòng chống dịch, hoặc khách đã được địa phương nơi đi và đến chấp thuận, khách phải có xét nghiệm Covid-19. Về thời điểm áp dụng kế hoạch trên, theo Cục trưởng Đinh Việt Thắng, đang lấy ý kiến để báo cáo Bộ GTVT, nên chưa rõ thời điểm có thể áp dụng.
Hiện mạng đường bay thường lệ chở khách nội địa đã cơ bản dừng hoạt động toàn bộ, riêng đường bay Hà Nội – TP HCM được phép khai thác mức tối thiểu, nhưng khách đến phải được đồng ý của địa phương nên hầu như không khai thác.
Trước đó, ngày 30/8, Cục Hàng không đã yêu cầu tất cả các hãng hàng không dừng bán vé máy bay nội địa cho tới khi có thông báo mới, toàn bộ vé đã bán sau ngày 21/7 các hãng phải hoàn trả tiền cho khách. Chỉ đạo này đưa ra do dịch Covid-19 lây lan trong nước, nhiều địa phương áp dụng Chỉ thị 16 và chưa rõ thời điểm sẽ bình thường trở lại.
Tình hình thế giới
Theo trang thống kê Worldometer.info, tính đến 6 giờ sáng ngày 8/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 222.541.908 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 4.597.006 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 454.127 và 7.885 ca tử vong mới.
Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 59.941 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ (38.116 ca) và Anh (37.489 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới cao nhất trong 24 giờ qua với 795 người chết, tiếp theo là Indonesia (683 ca) và Iran (635 ca). Ở hạng mục này, Việt Nam đứng vị trí thứ 7 trên toàn cầu với 316 ca tử vong mới.
Tình hình Đông Nam Á
Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 7/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 73.232 ca mắc mới Covid-19 và 1.726 ca tử vong mới. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 10.623.378 trường hợp và 235.578 ca tử vong. Toàn khối có 9.409.568 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 8 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì Covid-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 683 ca; Việt Nam đứng thứ hai với 316 ca; Malaysia ghi nhận 311 ca tử vong mới; Thái Lan thêm 241 ca tử vong; Philippines thêm 161 ca và Campuchia ghi nhận thêm 11 ca; Đông Timor thêm 2 ca và Brunei thêm 1 ca.
Với 18.547 ca nhiễm trong ngày 7/9, Malaysia đứng đầu khu vực về ca mắc mới. Tổng ca bệnh ở nước này đã lên tới 1.880.734 ca, bao gồm 18.802 ca tử vong.
Philippines đứng thứ hai với 18.012 ca nhiễm, nâng tổng ca bệnh lên 2.121.308 trường hợp, bao gồm 34.498 ca tử vong. Việt Nam cùng ngày ghi nhận 14.208 ca nhiễm mới, nâng tổng cộng ca bệnh lên 550.996, bao gồm 13.701 ca tử vong. Thái Lan cùng ngày ghi nhận 13.821 ca nhiễm mới và tổng ca bệnh hiện đã vượt 1,3 triệu ca.
Indonesia chứng kiến số lượng ca nhiễm mới tiếp tục xu hướng giảm, với 7.201 ca trong ngày, mặc dù nước này vẫn dẫn đầu khu vực về tổng ca bệnh với 4.140.634 trường hợp và 137.156 ca tử vong.
Cũng trong ngày 7/9, Bộ Y tế Singapore thông báo đã ghi nhận 328 ca mắc mới Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất mà “đảo quốc Sư tử” ghi nhận được trong hơn 1 năm qua.
Apple đã gửi lời mời đến giới truyền thông cho sự kiện ra mắt hàng năm vào ngày 14/9, nơi công ty dự kiến sẽ công bố loạt iPhone mới, tạm gọi iPhone 13.
Nhiều người đã bày tỏ sự quan tâm và phấn khích đối với những gì mà Exynos 2200 hứa hẹn mang lại cho loạt Galaxy S22 vào năm sau nhờ GPU mRDNA do AMD cung cấp.
Giá thành của iPhone có thể tăng lên đối với các mẫu máy trong tương lai sau khi đối tác của họ là TSMC tăng phí sản xuất chip xử lý và các chất bán dẫn khác.
HUAWEI MateView là màn hình cao cấp, hiện đại với độ phân giải 4K, hỗ trợ kết nối không dây với máy tính, điện thoại, các thiết bị ngoại vi, đặc biệt có thanh điều khiển thông minh cảm ứng, tích hợp đầy đủ loa và mciro ở chân đế.
Các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) của mạng xã hội khổng lồ Facebook đã đưa công ty này vào tình thế hớ hênh, và hứng thêm rất nhiều gạch đá từ cộng đồng mạng.
Thành phố Taylor – một trong hai địa điểm ở tiểu bang Texas (Mỹ) đang được Samsung Electronics xem xét đặt nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD – có kế hoạch giảm thuế tài sản lớn đối với Samsung nếu được lựa chọn.
Bên cạnh hỗ trợ màn hình tần số quét 120Hz, máy tính bảng HUAWEI MatePad 11 vừa ra mắt thị trường còn là thiết bị đa dụng sở hữu nhiều tính năng nâng tầm trải nghiệm cộng tác đa màn hình ở mức tối ưu nhất.
Chính phủ Đức đang đàm phán với Ủy ban châu Âu (EC) để bắt buộc các nhà sản xuất cung cấp các bản cập nhật bảo mật và các linh kiện thay thế cho smartphone và tablet trong vòng 7 năm. Và các linh kiện phải có sẵn với một mức giá hợp lý.
Trong một nghiên cứu can thiệp vào chế độ ăn uống lớn nhất từng được thực hiện tại Trung Quốc, việc chuyển đổi thay thế và giảm thành phần natri trong muối ăn thông thường với chất kali được cho là đã làm giảm đáng kể tỷ lệ đột quỵ, đau tim và tử vong.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 6/9, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 524.307 ca mắc Covid-19, trong đó có gần 292.000 ca khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong do Covid-19 ở nước ta đến nay là 13.074 ca.