Tin vui toàn cầu: sắp có thuốc đặc trị Covid-19 qua đường uống

Thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống có tác dụng ngăn chặn bệnh Covid-19 phát triển, được dùng điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh. Ảnh: @IndiaTimes.

Cơ hội điều trị Covid-19 có thể được rộng mở hơn nữa, khi vào cuối năm nay, loại thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống tên là Molnupinavir của Mỹ sẽ sớm được ra mắt. Hiện tại, loại thuốc này đang được xem là ứng cử viên tiềm năng nhất.

Hiện tại, bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, người dân toàn cầu luôn mong mỏi có một chế phẩm thuốc đặc trị hiệu quả sẽ xuất hiện sớm. Thế nên, loại thuốc kháng virus có tên là Molnupinavir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng này.

Chế phẩm thuốc Molnupinavir được phát triển bào chế bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Ridgeback Biotherapeutics (Đức) và Merck & Co (Mỹ). Loại thuốc này hiện đã trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày thử nghiệm, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan nữa. Đây là một tin mừng với giới khoa học cũng như người dân toàn cầu trong giai đoạn hiện tại.

Ba thử nghiệm lâm sàng bước đầu cho kết quả khả quan, rõ rệt

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 thực hiện bao gồm 302 người tham gia có triệu chứng khởi phát trong vòng 7 ngày trước khi phân nhóm ngẫu nhiên, và được chỉ định nhận 200 mg, 400 mg hoặc 800 mg thuốc Molnupiravir cùng với nhóm dùng giả dược để đối chứng.

Kết quả từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đã chứng minh rằng, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và / hoặc tử vong thấp hơn ở nhóm được điều trị bằng Molnupiravir, so với nhóm dùng giả dược.

Tin vui toàn cầu: sắp có thuốc đặc trị Covid-19 qua đường uống - covid 19 15
Merck & Co Inc dự kiến sẽ sản xuất được hơn 10 triệu liệu trình Molnupiravir vào cuối năm nay và cho biết, nhiều quốc gia khác đang thảo luận với hãng về việc đặt trước thuốc Molnupiravir. Ảnh: @AP.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 cho người tham gia nhận 800 mg thuốc Molnupinavir  và kết quả cho thấy, có tác dụng kháng virus tổng thể cao hơn so với những người nhận chỉ 200 mg hoặc 400 mg.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho dùng thuốc Molnupinavir ở liều 800 mg dùng hai lần mỗi ngày. Trước mắt, thử nghiệm giai đoạn 3 cho thấy số ca nhập viện ít hơn đáng kể về mặt thống kê, thời gian cải thiện lâm sàng nhanh hơn so với nhóm được chăm sóc đơn thuần. Các công ty ước tính rằng, dữ liệu từ thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ được công bố vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2021.

Hiện thuốc Molnupinavir cũng trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 gần đi đến chặng cuối kèm đối chứng với giả dược cho ra hiệu quả dược động học rất tốt.

Nếu kết quả nghiên cứu thành công, hiệu quả và mang lại độ an toàn tuyệt đối cho người bệnh, thì Molnupinavir sẽ được đưa ra thị trường trong 4 đến 5 tháng tới.

“Chúng tôi tiếp tục đạt được tiến bộ lớn trong quá trình phát triển lâm sàng ứng cử viên kháng virus Molnupinavir. Dữ liệu từ các thử nghiệm ban đầu phù hợp với cơ chế hoạt động mà chúng tôi mong mỏi, và đã có bằng chứng rõ ràng về khả năng kháng virus của thuốc ở liều lượng 800 mg. Điều cực kỳ quan trọng là phải thúc đẩy các phương pháp điều trị kháng virus tiềm năng để giải quyết tác động tàn phá của Covid-19 trên toàn cầu. Nếu thành công, Molnupiravir có thể giúp giải quyết nhu cầu điều trị khẩn cấp liên tục”, Roy Baynes, phó chủ tịch cấp cao kiêm trưởng bộ phận phát triển lâm sàng toàn cầu và là giám đốc y tế tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu của công ty Merck cho biết.

Còn Wendy Holman, giám đốc điều hành tại Ridgeback Biotherapeutics cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi Molnupiravir tiếp tục thể hiện sự hứa hẹn như một phương pháp điều trị tiềm năng cho những bệnh nhân không nhập viện với Covid-19″.

Bắt nguồn từ thử nghiệm hiệu quả thành công trên chồn

Về lịch sử bào chế thuốc, mọi thứ bất nguồn từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại các trang trại ở Hà Lan và Na Uy do một chủng coronavirus gây nên, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupinavir.

Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupinavir để thử nghiệm trên người.

Tin vui toàn cầu: sắp có thuốc đặc trị Covid-19 qua đường uống - covid 19 5
Ảnh: @Pixabay.

Về thành phần, Molnupinavir được chế phẩm dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.

Điều đặc biệt là, không như các loại vaccine phòng Covid-19 thực hiện chủ yếu qua đường tiêm thì Molnupinavir sử dụng dễ dàng qua đường uống, trước mắt ưu tiên điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà.

Nắm trước tiềm năng ưu việt của thuốc này, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, Cơ quan FDA của Mỹ cũng sẽ sớm cấp phép cho loại thuốc này.

Ngoài Molnupiravir, các ứng cử viên thuốc kháng virus khác như PF-07321332 của Pfizer và AT-527 của Roche Holding AG cũng đang được thử nghiệm.

Theo Businesswire/ News-medical/NDTV/ Livemint

Có thể bạn quan tâm
Viettel Post áp dụng phương châm ăn ngủ tại chỗ, giãn cách an toàn cho nhân viên vận chuyển

Viettel Post là một trong những đơn vị vận chuyển được các bộ ban ngành cấp luồng “ưu tiên đặc biệt” tại TP Hồ Chí Minh, để phân phối hàng hóa đến người dân đang trong những ngày giãn cách xã hội trước diễn biến phức tạp của đại dịch.

Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà an toàn đối với F0/F1

Cùng với quyết định triển khai thí điểm cách ly tại nhà với F0 và F1, Bộ Y tế cũng đưa ra các điều kiện và hướng dẫn quy định cách ly tại nhà để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh và người thân trong nhà.

Nhu cầu giao hàng tăng gấp 10, Be hỗ trợ tài xế xe hơi sang dịch vụ xe máy

Nhu cầu tìm kiếm xe giao hàng tăng cao ở TPHCM, Be đang có chương trình hỗ trợ tài xế beCar chuyển đổi tạm thời sang dịch vụ beBike để kiếm thêm thu nhập trong mùa dịch.

Bộ Y tế cảnh báo virus Covid-19 lây qua đường không khí

Trong phiên bản cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 ngày 14/7, Bộ Y tế đã bổ sung virus Covid-19 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Microsoft công bố hệ điều hành Windows 365 Cloud PC

Sau gần một năm ở dạng tin đồn, Microsoft vừa công bố hệ điều hành máy tính dựa trên đám mây Windows 365 Cloud PC tại hội nghị Inspire.

Một người dùng đã hầu tòa và phải bồi thường cho Xiaomi vì chê bai điện thoại Mi 10 Ultra

Cách đây không lâu, một người đàn ông Trung Quốc đã bị Xiaomi kiện vì có ác ý chỉ trích Xiaomi Mi 10 Ultra. Tòa án yêu cầu người đàn ông này phải xin lỗi Xiaomi trên báo. Vấn đề này đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên Internet.

Sáng 15/7: VN thêm 805 ca nhiễm, WHO cảnh báo biến thể Delta lây nhanh oanh tạc toàn cầu

Theo bản tin sáng ngày 15/7, Bộ Y tế công bố thêm 805 ca mắc Covid-19 mới, gồm 801 ca trong nước và 4 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Nhóm ransomware khét tiếng REvil biến mất khỏi Internet

Nhóm ransomware REvil bị cáo buộc đứng đằng sau một số cuộc tấn công mạng lớn nhất gần đây đã biến mất khỏi Internet.

Ra mắt Trung tâm KDS: Huấn luyện từ cơ bản đến nâng cao giúp doanh nghiệp phát triển trên nền tảng số

Sáng nay 14/7, Trung tâm KDS – KinhDoanhSo.com đã chính thức ra mắt. Đây là trung tâm số đầu tiên tại Việt Nam cung cấp khóa huấn luyện trực tuyến và trực tiếp, các công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển trên nền tảng số.

TP.HCM cởi trói chợ truyền thống, giảm tải cho hệ thống siêu thị

Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh vào cuộc nhằm giúp lưu thông nông sản, thực phẩm để đảm bảo đủ nguồn cung cho người dân TP.HCM và các tỉnh phía Nam khi đang áp dụng Chỉ thị 16.