Các nhà nghiên cứu bảo mật Mỹ cho biết, họ đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công liên tục được thực hiện bởi các gián điệp Nga. Và các đối tượng này bị nghi ngờ đang tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tương tự, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực lên Điện Kremlin để ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này.
Trước đây vào cuối tháng 7/2021, Joe Biden đã cảnh báo rằng, các cuộc tấn công mạng có thể leo thang thành một cuộc chiến vũ trang toàn diện khi căng thẳng với Nga và Trung Quốc gia tăng, do một loạt vụ hack nhắm vào các cơ quan Chính phủ, công ty và cơ sở hạ tầng quan trọng, “đầu não” của Mỹ.
“Nếu chúng ta kết thúc tình trạng này trong một cuộc chiến tranh, thì đó sẽ là một cuộc chiến nổ súng thực sự với một cường quốc nào đó, và đó sẽ là hậu quả từ một cuộc tấn công mạng”, Tổng thống Biden nói trong một bài phát biểu tại Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia- cơ quan giám sát 18 cơ quan tình báo đang hoạt động tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, cảnh báo trên có thể chưa “đủ đô” với tin tặc Nga khi mới đây, công ty an ninh mạng RiskIQ Inc có trụ sở tại California, Mỹ cho biết trong một báo cáo rằng, họ đã phát hiện ra hơn 30 máy chủ đang bị tội phạm mạng chiếm đoạt quyền kiểm soát, chỉ huy để gửi lệnh đến các mạng bị xâm nhập, hoặc nhận dữ liệu bị đánh cắp được liên kết với nhóm hacker có nhà nước bảo trợ được gọi là APT29 hoặc Cozy Bear.
Theo RiskIQ, APT là viết tắt của Advanced Persistent Threat (tạm dịch là “mối đe dọa dai dẳng nâng cao”) và đây là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả vị thế nguy hiểm của các nhóm hacker có nhà nước bảo trợ.
Theo thông tin chi tiết thì nhóm này đang sử dụng các máy chủ để triển khai phần mềm độc hại có tên là WellMess để thực hiện các hành vi tấn công mạng của mình.
RiskIQ cho biết trong báo cáo của mình rằng, các máy chủ mà nhóm này chiếm quyền bị phát hiện vẫn hoạt động và đang bị triển khai phần mềm độc hại. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, họ không có đủ thông tin để xác định chính xác ai là mục tiêu bị nhắm tới, hoặc cách phần mềm độc hại này được triển khai. Công ty bảo mật cho biết, việc họ phát hiện ra hành vi “không điểm dừng” của nhóm APT29 tại thời điểm này là đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh Mỹ liên tục gây áp lực lên Nga về các hoạt động bị cáo buộc tấn công mạng.
Kevin Livelli, giám đốc tình báo về mối đe dọa tại RiskIQ cho biết: “Thường khi một nhóm APT nhận được nhiều sự chú ý của công chúng, trong nghiên cứu bảo mật hoặc chính trị, nhóm này sẽ hoạt động liên tục, dai dẳng đến khi sức nóng tắt hẳn. Những phát hiện của chúng tôi cho thấy, APT29 đã hoạt động trở lại như bình thường, bất chấp các cảnh báo của Tổng thống Biden gần đây”.
Vào tháng 7 năm ngoái, các cơ quan chính phủ từ Mỹ, Anh và Canada nói rằng APT29 “gần như chắc chắn” là một phần của cơ quan tình báo Nga, và cáo buộc nhóm này đã tấn công các tổ chức liên quan đến việc phát triển vaccine Covid-19, và đánh cắp tài sản trí tuệ của các nước. Cũng nhóm này từng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công vào Ủy ban Quốc gia Dân chủ Mỹ năm 2016 và có liên quan tới vụ tấn công SolarWinds Corp, theo các quan chức Mỹ khẳng định.
Đại sứ quán Nga tại Washington đã phản hồi các tuyên bố trên, trong đó kêu gọi các nhà báo, tổ chức ngừng “cáo buộc Nga một cách sâu rộng”, và khẳng định Nga luôn tin tưởng vào các cuộc thảo luận với Mỹ liên quan đến an toàn không gian mạng của cả hai bên.
Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin về các các vụ hack xảy ra gần đây tại Mỹ trong hội nghị thượng đỉnh ngày 16/6, sau một số cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền cao cấp của các nhóm hack tội phạm có liên hệ với Nga, trong đó có một vụ nhắm vào công ty dẫn dầu Colonial Pipeline Co gây gián đoạn cạn kiệt vận chuyển nhiên liệu dọc theo Bờ biển phía Đông Hoa Kỳ. Sau hội nghị thượng đỉnh, ông Biden còn nói với ông Putin rằng, Mỹ sẽ đáp trả nếu Nga một lần nữa can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.
Theo Bloomberg
Tính tới đầu tháng 8/2021, hiện đang có 6 loại vaccine phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine này đều được WHO cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Sáng nay ngày 5/8, Việt Nam có thêm 3.943 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.349 ca. Cũng trong ngày hôm qua 4/8, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều nữa. Vào quý 4 sẽ đón nhận lô vaccine này.
Một nhà phân tích tại Moody’s cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ khi nguồn cung đang thiếu hụt trên toàn cầu vì “đó là vấn đề an ninh quốc gia”.
Công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3 được OPPO phát triển dựa trên sự kết hợp những cải tiến về phần cứng và các thuật toán độc quyền, mang đến sự cân bằng giữa chất lượng màn hình và camera.
Mặc dù đạt doanh thu đến 3,4 tỷ USD nhưng Công ty Sky Mavis không nộp đồng tiền thuế nào trong 6 tháng đầu năm 2021.
Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số vừa đưa ra khuyến cáo người dân cẩn trọng khi mua kit test nhanh Covid-19 trực tuyến, chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.
Ngày 12/8, Hitachi Vantara Việt Nam phối hợp cùng Oracle NetSuite sẽ tổ chức buổi hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành sản xuất tối ưu hiệu suất vận hành và đạt mục tiêu lợi nhuận.
“Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Tường lửa ứng dụng Web” và “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin” vừa được Bộ TT&TT ban hành tại các Quyết định số 1126 và 1127.
Chương trình Tọa đàm trực tuyến IDG TekTalk! với chủ đề “Phát triển Ngân hàng số – Mô hình và Giải pháp” đã được IDG Việt Nam tổ chức diễn ra ngày 3/8 nhằm chia sẻ và cung cấp những kinh nghiệm, giải pháp phát triển ngân hàng số, với sự tham gia của những lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản lý thông tin dữ liệu tại Việt Nam.
Ngày 3/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, việc tổ chức tiêm vaccine tại TP.HCM là trên tinh thần tự nguyện, không có chuyện không đồng ý tiêm sẽ bị xử phạt.