Tin tặc chiếm tài khoản người nổi tiếng trên TikTok bằng cách gửi mã độc vào tin nhắn

Tin tặc đã phát động cuộc tấn công mạng, bằng cách gửi một liên kết độc hại qua tin nhắn riêng tư để chiếm đoạt các tài khoản TikTok nổi bật. Ảnh: @softonic.

TikTok cho biết, tin tặc đã nhắm mục tiêu vào tài khoản của các thương hiệu và người nổi tiếng, bao gồm cả mạng tin tức CNN.

Các nền tảng truyền thông xã hội từ lâu được coi là mục tiêu của các phương thức tấn công khác nhau từ các tác nhân đe dọa, đặc biệt khi các nền tảng này nắm giữ thông tin cá nhân và nhạy cảm của nhiều người dùng, người nổi tiếng, công ty, thương hiệu nổi tiếng trong công chúng.

Trong động thái mới nhất, tin tặc đã nhắm mục tiêu vào tài khoản của các thương hiệu nổi tiếng và người nổi tiếng trên TikTok, gửi một liên kết độc hại qua tin nhắn riêng tư để chiếm đoạt các tài khoản nổi tiếng đó. Tài khoản TikTok có thể bị hack, nếu bạn chỉ mở tin nhắn riêng tư đó lên, mà không cần phải tải tệp xuống hoặc hay nhấp vào liên kết.

TikTok, dịch vụ truyền thông xã hội thuộc sở hữu của ByteDance Ltd cho biết, họ đang thực hiện các bước để giảm thiểu sự cố và ngăn tình trạng này tái diễn. Công ty xác nhận rằng, hacker đã xâm nhập vào tài khoản TikTok của kênh tin tức nổi tiếng CNN, mặc dù người phát ngôn TikTok từ chối tiết lộ danh sách đầy đủ các tài khoản TikTok đã bị nhắm mục tiêu hoặc bị xâm phạm.

Người phát ngôn này cũng từ chối trả lời các câu hỏi về loại phần mềm độc hại nào đang được sử dụng. Phía TikTok cho biết họ đang hợp tác với kênh tin tức nổi tiếng CNN để khôi phục quyền truy cập vào tài khoản. Người phát ngôn TikTok cho biết: “Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với CNN để khôi phục quyền truy cập tài khoản, và thực hiện các biện pháp bảo mật nâng cao để bảo vệ tài khoản của họ trong tương lai”.

Còn một nguồn tin tại TikTok cho biết, tài khoản TikTok của ngôi sao truyền hình thực tế Paris Hilton đã bị nhắm mục tiêu nhưng không bị xâm phạm.

Hiện tại, may mắn thay không có bài đăng bất thường nào trên các tài khoản bị xâm phạm, hoặc có thêm bất kỳ hành động nào khác từ phía những kẻ tấn công, nhưng đây vẫn là một tiền lệ nguy hiểm khi kế hoạch của tội phạm mạng vẫn chưa được biết rõ.

Hiện cũng chưa rõ mức độ của nỗ lực hack này, mặc dù người phát ngôn công ty TikTok nói thêm rằng, số lượng tài khoản bị xâm phạm là rất nhỏ. Người phát ngôn này cho biết: “Nhóm bảo mật của chúng tôi đã biết về một lỗ hổng tiềm ẩn nhắm vào một số tài khoản TikTok thương hiệu và người nổi tiếng. Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn cuộc tấn công này và ngăn nó xảy ra trong tương lai. Chúng tôi đang làm việc trực tiếp với chủ sở hữu tài khoản TikTok bị ảnh hưởng để khôi phục quyền truy cập nếu cần”.

Vào mùa hè năm ngoái, TikTok thừa nhận rằng, có tới 700.000 tài khoản ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị xâm phạm, do công ty sử dụng các phương pháp xác thực hai yếu tố không an toàn. Còn vào năm 2022, các nhà nghiên cứu của Microsoft cho biết, họ đã tìm thấy một lỗ hổng trong TikTok trên phiên bản Android, nó cho phép tin tặc chiếm đoạt tài khoản chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Các cuộc tấn công xảy ra vào thời điểm ảnh hưởng của TikTok ở Mỹ đang bị nghi ngờ. Viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia, Tổng thống Biden hồi tháng 4 đã ký dự luật sẽ buộc công ty mẹ Trung Quốc ByteDance của TikTok phải thoái vốn và bán ứng dụng này, bằng không TikTok sẽ bị cấm hoạt động tại Mỹ. Nếu ByteDance không bán, việc các cửa hàng ứng dụng phân phối TikTok sẽ trở thành bất hợp pháp khi luật này có hiệu lực.

TikTok và một số người dùng đã kiện Chính phủ Mỹ, cho rằng luật này vi phạm cơ sở Tu chính án thứ nhất. Điều này sẽ khiến vụ việc phải bị đem ra tòa trong nhiều tháng tới. Trong khi đó, Donald Trump (tổng thống đầu tiên từng cố gắng cấm ứng dụng này ở Mỹ) thì hiện đã sử dụng ứng dụng này để vận động tranh cử.

Có thể bạn quan tâm
Intel phủ rộng AI từ trung tâm dữ liệu, đám mây, vùng biên, đến máy tính cá nhân

Tại triển lãm Computex 2024, Intel chính thức công bố các công nghệ và kiến trúc tiên tiến nhất nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái AI, từ trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, và mạng lưới, cho đến các thiết bị vùng biên và PC. Với khả năng xử lý mạnh mẽ hơn, tiết kiệm điện năng và tổng chi phí sở hữu thấp, các doanh nghiệp giờ đây có thể tận dụng triệt để các cơ hội mà hệ thống AI mang đến.

Đạt chuẩn FDA, sản phẩm AI của VinBigdata tiến vào thị trường Mỹ

Sản phẩm VinDr của VinBigdata là sản phẩm AI đầu tiên tại Việt Nam sở hữu chứng nhận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ở hạng mục phân tích ảnh X-quang tuyến vú.

Dịch vụ internet của Vinaphone nhanh nhất

Theo công bố của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) về tốc độ dịch vụ internet tại Việt Nam trong tháng 4/2024, mạng VinaPhone dẫn đầu ở cả tốc độ download và upload

Tất tần tật về Swift 14 AI, mẫu laptop Copilot+ đầu tiên của Acer vừa trình làng

Acer hợp tác với Microsoft và Qualcomm Technologies chính thức ra mắt sản phẩm Swift 14 AI tại sự kiện Computex 2024 . Đây là mẫu laptop Copilot+ sở hữu đa dạng mẫu mã, vận hành trên vi xử lý Snapdragon X Elite và Snapdragon X Plus. Điểm nhấn chính là bộ vi xử lý NPU, cho phép vận hành các tác vụ AI trực tiếp trên thiết bị. Người dùng có thể sử dụng các chức năng thông minh để đơn giản hóa và xử lý hiệu quả các tác vụ hàng ngày.

Chiêm ngưỡng dải laptop AI Copilot+ PCs hoàn chỉnh của ASUS tại Computex 2024

Trong sự kiện Always Incredible tại Computex 2024 tổ chức ở Đài Loan, ASUS đã mở ra một kỷ nguyên mới của laptop AI Copilot+ PCs trang bị AI nâng cao với hơn 45 AI NPU TOPS thông qua việc ra mắt dải sản phẩm hoàn toàn mới, bao gồm ProArt, Zenbook và Vivobook. 

Keysight giới thiệu các tính năng đo kiểm mới để tăng cường mật mã sau lượng tử

Keysight Technologies vừa công bố các tính năng đo kiểm mới Keysight Inspector nhằm kiểm tra độ mạnh của mật mã hậu lượng tử (PQC), mở rộng đáng kể nền tảng toàn diện, giúp các nhà cung cấp thiết bị và chip xác định, khắc phục các điểm yếu phần cứng.

Motorola Solutions ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Phân tích phần mềm tại Việt Nam

Ngày 4/6/2024, Motorola Solutions tổ chức khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh, thúc đẩy công nghệ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ việc phát triển hệ sinh thái an ninh bảo mật doanh nghiệp.

Tính minh bạch trong AI, tại sao chúng ta cần nó?

Tính minh bạch của AI có nghĩa là hiểu cách các hệ thống trí tuệ nhân tạo đưa ra quyết định, lý do chúng tạo ra kết quả cụ thể, và loại dữ liệu chúng đang sử dụng để đào tạo đầu vào. Nói một cách đơn giản, tính minh bạch của AI giống như cung cấp một cánh cửa nhìn vào hoạt động bên trong của AI, giúp mọi người hiểu và tin tưởng vào cách thức hoạt động của các hệ thống này.

Chiến lược siêu công nghệ hàng đầu của Big Tech

Trong bối cảnh công nghệ và kinh doanh không ngừng phát triển, một số công ty đã vươn lên tầm cao thành công, và có được tầm ảnh hưởng đáng kể. Những cái tên như Facebook, Amazon, Apple và Google không chỉ là những tập đoàn, họ còn là những thương hiệu đã thay đổi cách chúng ta sống, tương tác và kinh doanh. Nhưng chính xác thì điều gì đã đưa những công ty Big Tech này bước lên một đỉnh cao thành công rực rỡ.

Smartphone AI sẽ bùng nổ ra sao trong vài năm tới?

Điện thoại thông minh trí tuệ nhân tạo (Smartphone AI) là từ thông dụng mà bạn có thể đã nghe thấy trong năm nay, khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh tìm cách tận dụng sự cường điệu lẫn bùng nổ của AI để tăng doanh số bán thiết bị của họ, sau một khoảng thời gian dài gặp nhiều khó khăn.