TikTok, Mi Call và 57 ứng dụng Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ hôm thứ Hai (29/6) thông báo đã cấm 59 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok, Shareit, Mi Video Call, Club Factory và Cam Scanner vì vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới.

Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng cực độ ở biên giới Ấn Độ và Trung Quốc. Các ứng dụng trong danh sách cấm bao gồm các dịch vụ khác nhau như thương mại điện tử, game, phương tiện truyền thông xã hội, trình duyệt, nhắn tin và chia sẻ tệp.

Ấn Độ yêu cầu Google, Apple xóa ứng dụng bị cấm trên cửa hàng

Theo The Hindu, sau khi nhận các báo cáo gần đây các ứng dụng Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ, chính phủ nước này đã quyết định không cho phép sử dụng trên các thiết bị di động có Internet hay cả các thiết bị điện thoại di động tính năng.

Theo đó chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu Google và Apple các bước hướng dẫn để xóa các ứng dụng bị cấm khỏi cửa hàng Google Play và App Store. Ngoài ra, các nhà khai thác viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng được yêu cầu chặn truy cập kết nối từ các ứng dụng trên mạng của họ.

Phương thức ngăn chặn data người dùng Ấn Độ rò rỉ ra bên ngoài lãnh thổ

TikTok, Mi Call và 57 ứng dụng Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ - tiktok mi call bi cam 1
Một app Ấn Độ giúp phát hiện và xóa bỏ app Trung Quốc – Ảnh: The Indian Express.

Bằng cách này, chính phủ Ấn Độ dựa vào Mục 69A, Đạo luật Công nghệ thông tin của Quy tắc Công nghệ thông tin (Thủ tục và Bảo vệ để Chặn quyền truy cập thông tin của Công chúng năm 2009) để tiến hành các bước tiếp theo đối với ứng dụng Trung Quốc.

Theo quan điểm về bản chất của các mối đe dọa, chính phủ Ấn Độ tiếp tục rà soát và xác thực các ứng dụng Trung Quốc sau quyết định chặn 59 ứng dụng, để xác nhận rằng những ứng dụng Trung Quốc có đang tham gia vào các hoạt động gây hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ, gây mối đe doạ về an ninh trật tự hay không.

Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết họ đã nhận được nhiều khiếu nại, bao gồm cả việc lạm dụng các ứng dụng di động để đánh cắp và lén lút truyền dữ liệu của người dùng theo cách trái phép tới các máy chủ có địa điểm bên ngoài Ấn Độ.

“Việc tổng hợp các dữ liệu này, khai thác và lập hồ sơ bởi các yếu tố bên ngoài đối với an ninh quốc phòng của Ấn Độ, mà cuối cùng là ảnh hưởng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ấn Độ, là một vấn đề rất sâu sắc và cần phải có biện pháp khẩn cấp”, theo Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ.

Sanchit Vir Gogia, CEO công ty phân tích Greyhound Research cho biết lệnh cấm này rất dễ thực hiện. Chính phủ chỉ cần gửi hướng dẫn rõ ràng cho các nhà khai thác, nhà cung cấp dịch vụ Internet và các cửa hàng Google Play và iOS. Ngoài ra, ông nói danh sách có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian ngắn, trong đó 3 ứng dụng TikTok, Mi Video Call và Cam Scanner bị cấm hiện rất phổ biến, được số đông người dùng Ấn Độ sử dụng.

“Trung Quốc sẽ có cảm giác như Facebook và Google, khi hai nền tảng phổ biến bị cấm vĩnh viễn hai tại quốc gia của họ”, ông kết luận.

Danh sách 59 ứng dụng Trung Quốc bị cấm

TikTok, Mi Call và 57 ứng dụng Trung Quốc bị cấm tại Ấn Độ - danh sach 59 app TQ
Có thể bạn quan tâm
Làn sóng tẩy chay Facebook, các công ty bị thấm đòn

Facebook tuần trước đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ đến từ các thương hiệu lớn, kêu gọi tẩy chay nền tảng vì kiểm duyệt kém khiến giá cổ phiếu lao dốc mạnh mẽ. Tuy vậy, thiệt hại không bao gồm một phía.

Ảnh trong ảnh trên iOS 14 là ‘cơn ác mộng’ cho YouTube

Apple đã ra mắt phiên bản beta cho hệ điều hành iOS 14 với điểm nhấn lớn là mang đến tính năng xem video dạng ảnh-trong-ảnh, và đang được người dùng Youtube hưởng ứng nhiệt liệt.

Khẩu trang C-Mask: người bảo vệ kiêm dịch thuật viên

Chiếc khẩu trang C-Mask không chỉ giúp bảo vệ người dùng tránh sự lay nhiễm Covid-19 mà còn hỗ trợ dịch thuật sang 8 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Việt.

Cổng dịch vụ công quốc gia triển khai thêm 6 dịch vụ từ 1/7

Từ ngày 1/7/2020 Văn phòng Chính phủ sẽ triển khai 6 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Covid-19 có thể khiến bệnh nhân mất trí nhớ, đột quỵ não

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Lancet Psychiatry, các nhà nghiên cứu London, Anh phát hiện rằng, một số bệnh nhân Covid-19 nhập viện có dấu hiệu nhầm lẫn, thay đổi hành vi và mắc phải các biến chứng não khác, bao gồm đột quỵ, rối loạn tâm thần và hội chứng giống chứng mất trí nhớ. Điều này làm tăng mối lo ngại về tác động tiềm tàng của Covid-19 ở một số bệnh nhân.

Facebook cam kết kiểm duyệt nội dung kỹ hơn trước làn sóng tẩy chay

Phát biểu trên Facebook, CEO Mark Zuckerber cho biết mạng xã hội này sắp tới sẽ có chính sách kiểm duyệt “đặc biệt” sau khi một số nhà quảng cáo lớn đồng loạt lên tiếng tẩy chay.

Nhiều hãng lớn tuyên bố “tuyệt giao” quảng cáo với Facebook

Đồng loạt các thương hiệu lớn toàn cầu như Coca-Cola, Unilever, The North Face, Honda,… tuyên bố sẽ không chi tiền chạy quảng cáo trên Facebook, vì nền tảng không kiểm soát nội dung chặt chẽ, dung túng bạo lực và phân biệt chủng tộc.

TMĐT Việt Nam làm gì để tăng tốc sau đại dịch?

Đại dịch Covid-19 làm suy giảm mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia và mọi lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên trong bức tranh ảm đạm đó, thị trường TMĐT Việt Nam lại ghi nhận hai tín hiệu rất tích cực, dự báo lạc quan cho năm 2020 cũng như tới năm 2025.

Google nên dẹp Pixel 4A để tập trung vào Pixel 5

Dù đã ra mắt rất nhiều dự án phần cứng khác nhau nhưng cho đến giờ, Google vẫn không thể thoát khỏi nhận định rằng họ chỉ là một công ty “tay mơ” trong lĩnh vực chế tác thiết bị.

Sao Bắc Đẩu lên tiếng về việc bị World Bank quy tội gian lận

Chiều tối nay (26/6), công ty Sao Bắc Đẩu đã chính thức phát đi thông cáo làm rõ nội dung Ngân hàng Thế giới trừng phạt công ty trong vòng 7 năm vì tội gian lận.