TikTok đã lén lút thu thập thông tin từ smartphone Android của người dùng mà không có sự đồng ý của họ, một hành vi vi phạm rõ ràng chính sách cửa hàng ứng dụng của Google - tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 11/8.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho biết, TikTok đã ghi lại địa chỉ MAC (số nhận dạng kỹ thuật số duy nhất được gắn vào tất cả smartphone và không thể thay đổi) của người dùng và cho phép công ty mẹ ByteDance theo dõi mọi người ngay cả khi họ đã thay đổi cài đặt quyền riêng tư để chọn không tham gia một số phương pháp theo dõi quảng cáo nhất định.
Dựa trên phân tích đối với các phiên bản trước đây của TikTok, WSJ cho thấy ứng dụng đã thu thập địa chỉ MAC trong ít nhất 15 tháng trước khi kết thúc hoạt động bằng bản cập nhật vào tháng 11 năm ngoái.
Được biết, Google đã cấm các nhà phát triển ứng dụng thu thập địa chỉ MAC của người dùng vào năm 2015, trong khi Apple cũng đã làm như vậy trước đó hai năm. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật cho biết TikTok đã “phá vỡ chính sách bằng cách khai thác một lỗi và giấu dấu vết hoạt động này bằng một lớp mã hóa bổ sung không điển hình”.
Phản ứng trước báo cáo từ WSJ, phát ngôn viên TikTok cho biết: “Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của cộng đồng TikTok. Chúng tôi liên tục cập nhật ứng dụng của mình để bắt kịp với những thách thức bảo mật đang phát triển và phiên bản hiện tại của TikTok không thu thập địa chỉ MAC. Chúng tôi luôn khuyến khích người dùng tải xuống phiên bản TikTok mới nhất”.
Trong khi đó, phát ngôn viên Google cho biết công ty đang điều tra những tuyên bố từ WSJ đưa ra nhưng từ chối bình luận về lỗ hổng mà TikTok đã khai thác.
Đáng chú ý, báo cáo của WSJ được đưa ra sau khi lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump được ban hành hôm 6/8 nhằm cấm TikTok hoạt động ở Mỹ và cấm các công ty Mỹ kinh doanh với ByteDance. Ông Trump cũng ban hành một lệnh tương tự nhằm vào ứng dụng nhắn tin WeChat thuộc sở hữu của Tencent.
Lệnh của ông Trump nêu lên những lo ngại về quyền sở hữu ứng dụng của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc, đồng thời tuyên bố rằng cả TikTok và WeChat đều phải chịu áp lực từ chính phủ Trung Quốc liên quan đến việc kiểm duyệt, từ đó giúp theo dõi người Mỹ thông qua dữ liệu mà các ứng dụng này thu thập được.
Phát ngôn viên TikTok khẳng định: “Chúng tôi chưa bao giờ cung cấp bất kỳ dữ liệu người dùng Mỹ nào cho chính phủ Trung Quốc và chúng tôi sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu”.
Trong khi đó, phóng viên công nghệ Isobel Asher Hamilton của Business Insider cho rằng TikTok không sử dụng nhiều hoạt động thu thập dữ liệu khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh như Facebook, và CIA cũng cho biết với Nhà Trắng rằng “không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đã truy cập dữ liệu người dùng Mỹ từ TikTok”.
Không chỉ là một “gã mạng xã hội khổng lồ”, giờ đây Facebook còn muốn lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao bằng cách thiết lập một thuật toán công nghệ mới có tên Blue River tích hợp AI.
Hôm thứ Ba 11/8, Facebook công bố đã xóa các bài viết bao gồm nội dung sai lệch, quảng cáo các giải pháp chữa bệnh virus Corona chủng mới (Covid-19) vô căn cứ.
Mặc dù chưa có loại vaccine nào đang được phát triển chứng minh là có hiệu quả tuyệt đối trong các thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên hiện có ít nhất 5,7 tỷ liều đã được đặt hàng trước trên khắp thế giới.
Cả 3 nhà mạng Vinaphone, MobiFone và Viettel đồng loạt tặng 5GB Data cho các thuê bao của mình khi đã cài đặt Bluezone để sử dụng trong 5 ngày.
Google đang bổ sung các công cụ cảnh báo động đất cho người dùng hệ điều hành điện thoại thông minh Android, trước mắt là trên dòng điện thoại Samsung Galaxy.
Thống kê của Google từ 31/7-7/8/2020 cho thấy người dùng Việt tìm kiếm các thông thông tin về COVID-19 chỉ bằng ¼ hồi tháng 1/2020, dù lúc này dịch bệnh khá phức tạp.
Một gợi ý gần đây đến từ CEO Huawei cho thấy Mate 40 rất có thể là dòng smartphone cuối cùng của công ty sử dụng chip tùy chỉnh Kirin do chính công ty phát triển.
Bước tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang cận kề sau khi chính phủ Hoa Kỳ xác nhận một loạt hành động chống lại cái gọi là nhà sản xuất và ứng dụng Trung Quốc “không đáng tin cậy”.
Theo nguồn tin, Huawei đã cạn kiệt nguồn cung cho chip Kirin và không thể sản xuất thêm được nữa do lệnh cấm từ Mỹ.
Bộ đôi OPPO Reno 4 series đã chính thức được mở bán và trong 6 ngày mở đặt hàng đã có được hơn 23.000 đơn cọc mua máy. Trong khi đó, OPPO Watch trong lần đầu ra mắt cũng đã nhận được 800 đơn đặt cọc, vượt xa mong đợi của nhà bán lẻ Thế Giới Di Động.