Thương mại hóa nghiên cứu cần có sự chủ động của các chủ sở hữu

Tọa đàm hợp tác thúc đẩy Công nghiệp 4.0 lần thứ ba.

Ngày 19/10, Đại học RMIT và Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (VISTI), trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đồng tổ chức Tọa đàm Việt Nam-Australia về hợp tác thúc đẩy Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực thương mại hóa kỹ thuật số, sở hữu trí tuệ và nghiên cứu.

Đây là sự kiện thường niên được tổ chức bắt đầu từ năm 2020. Chương trình Tọa đàm lần thứ ba này có sự tham gia của đại diện chính phủ Việt Nam và Australia, các trường đại học, cũng như các tập đoàn hàng đầu Việt Nam và toàn cầu như Ericsson và Đất Xanh Services. 

Việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Thủ tướng Chính phủ mới đây vừa ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, tập trung mạnh vào việc nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu và trường đại học, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức trong doanh nghiệp.

Tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hợp tác công-tư nhằm thúc đẩy việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu cũng như đưa nghiên cứu vào ứng dụng. Ông Giang cho rằng thương mại hóa nghiên cứu là con đường ngắn nhất và hiệu quả cao trong việc đưa tri thức từ các trường đại học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu sẽ cho phép Việt Nam đẩy nhanh việc giải quyết các vấn đề quốc gia và toàn cầu, và thu hút các cơ hội đầu tư và phát triển mới. Tuy nhiên, để thương mại hóa nghiên cứu thực hiện chức năng chuyển hóa tài sản vô hình thành tài sản hữu hình và lợi nhuận để tái đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thì điều cần nhất vẫn là vai trò chủ động của các chủ thể có quyền sở hữu. Một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có sáng chế, phải sớm thực hiện các thủ tục xác lập quyền, có như vậy họ mới được độc quyền khai thác và thương mại hóa các tài sản này. Kiến thức cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và việc sử dụng đúng công cụ sở hữu trí tuệ vào đúng thời điểm là nền tảng quan trọng góp phần đem đến thành công cho việc thương mại hóa nghiên cứu – theo Tiến sĩ Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Giáo sư Calum Drummond, quyền Thừa hành Phó Chủ tịch Hội đồng trường (phụ trách Phân viện STEM, và Nghiên cứu và Đổi mới), Phó Giám đốc Đại học RMIT đã chia sẻ kinh nghiệm của trường trong việc hợp tác với doanh nghiệp về thương mại hóa nghiên cứu cũng như hoạt động của Phân viện STEM. Ông cũng đề cập đến những thách thức và bài học kinh nghiệm từ Australia về sở hữu trí tuệ trong thương mại hóa nghiên cứu.

Trong khuôn khổ sự kiện, các bên còn công bố giới thiệu Nền tảng liên kết đổi mới sáng tạo RMIT-VISTI (ICP) nhằm cung cấp các giải pháp kinh doanh trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo và quản trị. RMIT và VISTI sẽ đóng vai trò cung cấp giải pháp và nghiên cứu khoa học dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm
Cách đăng ký tài khoản danh tính điện tử qua VNeID, thay thế cho CCCD gắn chip

Từ hôm nay, người dân đã có thể sử dụng danh tính điện tử đăng ký qua ứng dụng VNeID để chứng minh nhân thân, thay thế cho căn cước công dân gắn chip. Tuy nhiên, việc đăng ký tài khoản hiện đang rất khó dù các bước đăng ký không phức tạp.

FPT khẳng định: Metaverse và Blockchain sẽ kiến tạo thế giới mới

Ngày 19/10/2022, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Blockchain Việt Nam 2022 (Vietnam Blockchain Summit 2022), Tập đoàn FPT đã chia sẻ về vai trò của Metaverse và Blockchain trong chuyển đổi số, đồng thời trình diễn hệ sinh thảo sản phẩm ứng dụng công nghệ blockchain mà Tập đoàn đã triển khai.

Đã bắt 5 người lợi dụng mưa lũ trộm điện thoại tại siêu thị Điện Máy Xanh ở Đà Nẵng

Công an TP. Đà Nẵng hiện đã bắt được 5 đối tượng lợi dung mưa lũ trộm điện thoại tại siêu thị Điện Máy Xanh ở số 118 Tôn Đức Thắng (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu), thu hồi 38 điện thoại trong tổng số 130 điện thoại trị giá 1,2 tỷ đồng bị lấy trộm.

iPad Gen 10 và iPad Pro 2022 chính hãng có giá dự kiến từ 12,99 triệu đồng

Vào tối qua ngày 18/10, Apple chính thức trình làng iPad Gen 10 và iPad Pro 2022 sử dụng chip M2. Dự đoán dòng máy tính bảng mới nhất của nhà ‘Táo Khuyết’ sẽ chính thức bán ra tại Việt Nam khoảng thời gian đầu tháng 11 với giá bán dự kiến tại FPT Shop và F.Studio by FPT chỉ từ 12,99 triệu đồng.

Meta buộc phải bán Giphy – kho lưu trữ trực tuyến ảnh GIF sau lệnh chống độc quyền của Anh

Vụ mua bán này là lần đầu tiên Meta bị các cơ quan quản lý buộc phải bán một phần hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là một dấu hiệu tăng nhiệt của việc tăng cường giám sát chống độc quyền trên toàn thế giới.

Apple chính thức ra mắt iPad Pro và iPad thế hệ mới

Dòng iPad Pro thế hệ thứ 6 không thay đổi về thiết kế nhưng có hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ được trang bị dòng chip SoC M2 sản xuất trên tiến trình 5nm. Trong khi đó, thế hệ thứ 10 của dòng iPad đã được Apple khoác lên mình thiết kế mới, có nhiều màu sắc trẻ trung và đặc biệt là sử dụng cổng kết nối USB Type-C.

VOMF 2022: Nhu cầu khách hàng đang tạo sự thay đổi lớn trong tiếp thị trực tuyến

Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2022, khi sau 2 năm đại dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần phải có chiến lược tiếp thị hoàn toàn mới.

Hơn 5 tỷ điện thoại di động trở thành rác thải trong năm nay

Theo Diễn đàn Rác thải Thiết bị Điện và Điện tử (WEEE), hầu hết điện thoại di động bị tắt nguồn chỉ đơn giản là đang ở trong ngăn kéo, tủ quần áo hoặc bị nhét vào thùng rác để chôn lấp hoặc đốt.

Tổng công ty VMC của Viettel sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng thiết bị công nghệ cao toàn cầu

Ngày 15/10/2022, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Viettel Manufacturing Corporation – VMC), đánh dấu chuyển dịch chiến lược của Viettel tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, hướng đến bảo đảm chủ quyền số quốc gia

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa chính thức ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud, khẳng định vai trò nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam và đảm bảo toàn trình các cấu phần của một hệ sinh thái Cloud.