Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Tập đoàn Viettel

Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết mô hình Viettel sau 30 năm thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển một tập đoàn kinh tế nhà nước.

Ngày 16/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), nhằm kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra cũng như tiếp nhận kế hoạch mới.

Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí  Ủy viên TƯ Đảng : Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước…

Báo cáo tình hình hoạt động của Tập đoàn Viettel

Báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Viettel, Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Viettel đã trở thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu tại VN. Các ngành nghề kinh doanh chính của Viettel hiện nay gồm: Viễn thông; Giải pháp CNTT và dịch vụ số; Nghiên cứu sản xuất công nghệ cao (CNC); Thương mại điện tử & Logistics.

Viettel là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông – CNTT và công nghiệp quốc phòng CNC. Luôn là doanh nghiệp hiệu quả nhất, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của Viettel luôn duy trì trên 40 nghìn tỷ/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%.

Hai năm liên tiếp (2020, 2021), Viettel là doanh nghiệp VN có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo (ĐMST) khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Viettel đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất VN, đứng số 1 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 Châu Á và thứ 18 trong số các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022. Viettel trở thành hình mẫu của một DNNN kinh doanh sáng tạo và có hiệu quả. 

Là doanh nghiệp dẫn đầu về viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) tại VN, Viettel đồng thời cũng là doanh nghiệp tiên phong và hiệu quả trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài với 10 thị trường có tổng dân số 260 triệu dân, tại 3 châu lục. Đến nay 7/10 thị trường kinh doanh đã có lợi nhuận, dòng tiền về nước những năm gần đây ở mức 250-350 triệu USD/ năm. Đến nay, Viettel đã thu về 900,3 triệu USD, tương đương 62% tổng đầu tư. 

Viettel là nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin số 1 tại VN – luôn đón đầu xu thế và làm chủ công nghệ lõi với các sản phẩm dịch vụ Make in Vietnam, phủ rộng hoàn toàn 4/4 nhóm giải pháp, hỗ trợ giám sát và xử lý sự cố hiệu quả, kịp thời 24/7 cho các hạ tầng trọng yếu quốc gia và các doanh nghiệp, tổ chức.

Là doanh nghiệp tiên phong, chủ lực góp phần kiến tạo xã hội số tại VN, những năm qua Viettel đã tập trung nhiều nguồn lực tư vấn chuyển đổi số (CĐS), xây dựng và triển khai hạ tầng số, các nền tảng số, dịch vụ số để đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chương trình CĐS trên cả 03 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ số của Viettel là các sản phẩm chủ lực, đóng góp tích cực vào chiến lược CĐS quốc gia, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu kiến tạo xã hội số, phát triển kinh tế số tại VN. 

Với vai trò hạt nhân xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng CNC của VN, Viettel đã và đang nghiên cứu, sản xuất hơn 50 chủng loại sản phẩm thuộc 10 ngành trang bị kỹ thuật CNC để cung cấp cho Quân đội. Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới. Viettel cũng đã góp phần hình thành nền công nghiệp điện tử viễn thông bằng cách  nghiên cứu, làm chủ các thiết bị hạ tầng mạng viễn thông trên cả 4 lớp mạng. Các thiết bị này đã được triển khai trên mạng lưới của Viettel.

Viettel cũng luôn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của đất nước, trong đó tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế và giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Đến nay, Viettel đã đóng góp khoảng 15 nghìn tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Tập đoàn Viettel - Anh 01 12
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác nghe giới thiệu về các sản phẩm trang bị kĩ thuật công nghệ cao do Viettel đang nghiên cứu, sản xuất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những nhiệm vụ Viettel cần thực hiện hiệu quả hơn

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyến thăm và làm việc với Viettel nhằm kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, chiến lược phát triển KT-XH xã hội 10 năm, chương trình phục hồi và phát triển, chương trình CĐS, phát triển xanh, phát triển năng lượng sạch.

Qua kiểm tra và lắng nghe báo cáo, ý kiến phát triển, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương sự phát triển nhanh và bền vững của Viettel, đã chuyển đổi mô hình rất thành công từ chủ yếu phục vụ quốc phòng sang mô hình lưỡng dụng, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phát triển KT-XH hiệu quả, đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 

Thủ tướng đánh giá Viettel đã nắm chắc tình hình trong và ngoài nước, xu thế và yêu cầu phát triển, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, xác định chiến lược và sứ mệnh một cách phù hợp tình hình, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả; đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước; đóng góp trong nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Tập đoàn cũng có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, nhất là tại những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần và khát vọng vươn lên của cán bộ, chiến sĩ, người lao động ngày càng cao, Viettel là  nơi làm việc hấp dẫn của các nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng kết mô hình Viettel sau 30 năm thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển một tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, bên cạnh những lúc đột phá, sự phát triển của Viettel cũng có lúc chững lại. Không được say sưa, thỏa mãn, phải luôn khiêm tốn, phát huy, kế thừa những thành quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vươn lên. Năm 2022 và những năm tiếp theo, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp; chúng ta phải tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân; xây dựng nền kinh tế VN độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả; phát triển nền công nghiệp hiện đại.

Về công việc cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, Viettel phải quyết tâm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cụ thể, trực tiếp cho Tập đoàn. Trong đó, có việc nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ đắc lực, hiệu quả CĐS quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, là một trong những tập đoàn đóng vai trò dẫn dắt quá trình này, làm trung gian thanh toán chuyển mạch, bù trừ điện tử. Cùng với đó, Viettel cần góp phần xây dựng dữ liệu quốc gia, tăng cường an ninh, an toàn mạng, an toàn viễn thông; phát triển các lĩnh vực viễn thám, logistics và thương mại điện tử.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tổng kết thực tiễn, triển khai đầu tư ra nước ngoài chắc chắn, thận trọng, hiệu quả, đúng quy định của VN và pháp luật nước sở tại; góp phần vào hòa bình, hợp tác, phát triển, xây dựng quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa VN và các nước. 

Cùng với đó, tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, đầu tư cho những nơi khó khăn theo hướng lưỡng dụng vừa phát triển KT-XH, vừa bảo đảm an ninh quốc phòng. Tham gia tích cực vào chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng sạch, phát triển kinh tế xanh, thích ứng biến đổi khí hậu. Góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, đổi mới quản trị quốc gia.

Viettel đề xuất, kiến nghị

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng đã có một số đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng, các bộ ban ngành liên quan về các cơ chế chính để tạo động lực phát triển, giúp Viettel thực hiện thành công chiến lược giai đoạn tới, đồng thời tiếp tục trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước. Cụ thể, Viettel đề xuất Thủ tướng giao cho Viettel một số nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng an ninh, phát huy thế mạnh và thể hiện vai trò tiên phong của DNNN trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng CNC, an toàn, an ninh mạng, xây dựng và triển khai nền tảng CĐS quốc gia, trung gian thanh toán chuyển mạch và bù trừ điện tử. 

Viettel cũng mong muốn được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu; nghiên cứu công nghệ năng lượng xanh, hiện đại hóa các cở sở hạ tầng quan trọng như giao thông vận tải, logistic, đô thị, khoa học công nghệ… Viettel đề xuất Chính phủ tăng tính chủ động cho DNNN trong công tác đầu tư, tiền lương và tổ chức, sắp xếp lại đơn vị nội bộ; bổ sung mới hành lang pháp lý mới cho các DNNN trong đó có đề xuất Thủ tướng nghiên cứu cơ chế để thực hiện đánh giá trên nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư trên tổng thể thay cho việc đánh giá dựa trên các khoản mục, dự án đầu tư riêng lẻ và cơ chế thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm cho hoạt động đầu tư vào khởi nghiệp ĐMST.

Có thể bạn quan tâm
Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM 2022: Tập trung thu hút khách nước ngoài, phục hồi sau 2 năm “ngủ đông” vì dịch

Sáng nay 16/8/2022, sự kiện Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16 năm 2022 (ITE HCMC 2022) được chính thức công bố sẽ diễn ra trong 3 ngày 8-9-10/9/2022 với nhiều hoạt động xúc tiến mới, nhằm hướng đến thu hút lượng khách du lịch quốc tế lớn đến với TP.HCM, Việt Nam nói chung.

Các Big Tech của Trung Quốc lần đầu tiên chia sẻ chi tiết thuật toán với cơ quan quản lý

Cơ quan quản lý Trung Quốc cho biết Alibaba, Tencent đã gửi chi tiết thuật toán ứng dụng, một động thái chưa từng có nhằm hạn chế lạm dụng dữ liệu, nhưng có thể dẫn đến xâm phạm bí mật công ty vốn được bảo vệ chặt chẽ.

Đáng báo động: 82,1% nạn nhân ransomware đã phải trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu

Theo nghiên cứu từ Kaspersky, 67% doanh nghiệp trong khu vực xác nhận họ là nạn nhân của ransomware, đáng chú ý trong đó đến 81,2% đều đã phải trả tiền chuộc.

Xiaomi giới thiệu loạt sản phẩm và công nghệ mới, tham gia sâu vào mọi lĩnh vực

Bên cạnh các dòng smartphone thế hệ mới, Xiaomi còn thể hiện tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh khi ra mắt robot hình người CyberOne và dự án sản xuất ô tô điện với kế hoạch đầu tư 3,3 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng hơn 11.400 tỷ đồng) cho giai đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Tháng 7, số lượng IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma giảm 7,48%

Trong tháng 7, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT, đã ghi nhận 652.221 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma (botnet), giảm 7,48% so với tháng 6.

Ổ cứng SSD không thân thiện với môi trường

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison và Đại học British Columbia, vòng đời của ổ cứng SSD từ khi được sản xuất cho đến quá trình vận hành phát thải CO2 cao hơn gấp đôi so với ổ cứng truyền thống.

TikTok đang thu hút chú ý, nhưng nhiều thanh thiếu niên dành thời gian trên YouTube hơn

Bối cảnh của phương tiện truyền thông xã hội luôn thay đổi, đặc biệt là ở thanh thiếu niên, những người thường ở vị trí hàng đầu của không gian này.

Người dùng mong chờ bộ đôi Galaxy Z Fold4 và Z Flip4

Sức hút của bộ đôi smartphone màn hình gập Fold4 và Flip4 thuộc dòng Galaxy Z của Samsung còn được thể hiện rõ qua lượng người dùng để lại thông tin và đặt cọc mua máy tại các kênh bán lẻ.

Nhà hàng robot đã thành sự thật ở Thượng Hải

Công ty khởi nghiệp ở Thượng Hải nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động nhà hàng, mà không làm mất đi hương vị dưới sự tiếp sức của công nghệ Robot và AI.

Bộ đôi Samsung Galaxy Z 2022 chính thức ra mắt, bền hơn, thêm tùy chọn cá nhân và dung lượng pin nhiều hơn

Bộ đôi smartphone màn hình gập thế hệ thứ tư Galaxy Z Fold4 và Galaxy Z Flip4 đã chính thức được Samsung trình làng tại sự kiện trực tuyến Galaxy Unpacked 2022: Unfold Your World được diễn ra vào lúc 20h00 ngày 10/8 (theo giờ Việt Nam).