Thủ tướng chấp thuận sống trong có dịch, một số lĩnh vực hoạt động từ 23/4

Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều 22/4, Thủ tướng đã đồng ý tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, song song với phát triển kinh tế xã hội và nhấn mạnh người dân “vui mừng nhưng cảnh giác”.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhất trí với các kiến nghị, biện pháp mà Ban Chỉ đạo đề xuất, tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng Hà Nội là địa phương có nguy cơ, nhưng một số nơi của Hà Nội có cơ nguy cơ cao như Mê Linh cũng như một số nơi có ca nhiễm chưa qua 14 ngày, chứ chưa áp dụng nhóm nguy cơ cao với toàn Thành phố.

Theo đó, Ban Chỉ đạo đã kiến nghị 12 tỉnh thuộc nhóm nguy cơ cao và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg; 15 tỉnh nguy cơ thì thực hiện như Chỉ thị 15/CT-TTg và có thể tuỳ tình hình thực tế để bổ sung thêm các giải pháp trong Chỉ thị 16/CT-TTg; các tỉnh còn lại thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg.

Nhóm “nguy cơ cao” là các địa phương còn ca mắc tại cộng đồng trong vòng 14 ngày; nhóm “có nguy cơ” là các địa phương có ca mắc tại cộng đồng trong khoảng thời gian từ 15-28 ngày; nhóm “nguy cơ thấp” là các địa phương trên 28 ngày không ghi nhận ca mắc tại cộng đồng. Nhóm nguy cơ cao: Hà Nội. Nhóm nguy cơ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang. Nhóm nguy cơ thấp: gồm các địa phương còn lại.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết dựa trên Chỉ thị của Thủ tướng, quyết định của Bộ Y tế và thực tiễn tại địa phương; quyết định cụ thể việc mở cửa hàng, cửa hiệu hay đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu và các biện pháp phòng chống dịch cần thiết.

Thủ tướng đề nghị cơ quan chức năng phổ cập cho người dân cách xử lý khi xuất hiện ca dương tính COVID-19, “khi đang hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có ca dương tính thì quy trình xử lý thế nào là nhanh nhất, tốt nhất”. Thủ tướng lưu ý, không lơ là, chủ quan, cần bảo đảm an ninh trật tự, nhất là chống tình trạng đua xe, nhậu nhẹt đông người.

Thủ tướng cho biết sẽ sớm ban hành một chỉ thị mới về những nội dung này.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo báo cáo, đề xuất tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Cơ bản đồng ý với báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng yêu cầu Bộ sớm ban hành quy chế, hướng dẫn công tác thi THPT cũng như xét tuyển Đại học, Cao đẳng.

Bộ ra đề thi trên tinh thần không đánh đố, học gì thi nấy, nhưng phải bảo đảm chất lượng. Kỳ thi do Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện, bảo đảm an toàn, trung thực, chất lượng. Cần tăng cường sự thanh tra, giám sát của các cấp, các ngành. Tăng cường sử dụng công nghệ đảm bảo tính trung thực của kỳ thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế cụ thể để áp dụng toàn quốc chặt chẽ, nề nếp, an toàn.

Tính đến 18h chiều ngày 22/4, Việt Nam vẫn chưa có ca mắc Covid-19 mới. Tình hình điều trị của một số ca nặng đang thở máy, lọc máu:

– BN20 đã có tiến triển, Glassgow 15 điểm, tiêu hóa được, không sốt; – BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: không sốt, thở máy, ECMO, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, ngưng lọc máu.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 67.022, trong đó:

– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 358; – Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.263; – Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 48.401.

Quý bạn đọc có thể theo dõi thông tin cập nhật về Covid-19 qua website của Bộ y tế: https://ncov.moh.gov.vn

Theo: www.chinhphu.vn

Ra mắt Messenger Kids: giúp trẻ kết nối bạn bè dưới sự kiểm soát của phụ huynh

Ngày 22/4, Facebook chính thức giới thiệu Messenger Kids tại hơn 70 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Đây là ứng dụng nhắn tin và gọi video giúp trẻ kết nối với bạn bè và gia đình dưới sự kiểm soát của phụ huynh.

Người Mỹ bỏ ra 2,8 triệu đồng cho một lần xét nghiệm Covid-19 tại nhà

Bộ xét nghiệm Covid-19 mang tên “Pixel” được sản xuất bởi công ty LabCorp đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA phê chuẩn cho mục đích sử dụng khẩn cấp.

Ngắm hành tinh xinh đẹp kỷ niệm “50 năm Ngày Trái Đất”

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất (22/4), hãy cùng ngắm và khám phá trái đất xinh đẹp của chúng ta để hiểu thêm, yêu quý và gìn giữ môi trường.

Việt Nam cần làm gì sau dịch?

Dịch Covid-19 tràn tới gây ra rất nhiều hệ lụy, bẻ gãy nhiều cấu trúc mong manh mà trước đây, khi chưa đụng phải những thử thách lớn, vẫn tồn tại. Vậy Việt Nam cần làm gì sau dịch? Câu trả lời rất ngắn gọn “Chuyển đổi”.

Mạng Internet tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Theo số liệu từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố về tốc độ mạng trung bình của nước ta, hầu hết các thông số đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của quốc tế.

Samsung đang nghiên cứu phát triển chip nhớ V-NAND 160 lớp

Dựa trên công nghệ xếp chồng kép Double-stack, Samsung cho biết họ đang nghiên cứu và phát triển dòng chip nhớ V-NAND thế hệ thứ 7 có ít nhất 160 lớp, giúp tạo ra các dòng sản phẩm lưu trữ có sức chứa nhiều hơn nhưng kích thước không thay đổi, thậm chí sẽ nhỏ hơn.

Ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành CNTT-VT TP.HCM

Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành CNTT-VT TP. Hồ Chí Minh vừa chính thức đi vào hoạt động ngày 21/4 là dự án do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ đạo Hội Tin học TP.HCM phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương của doanh nghiệp CNTT-VT trên địa bàn.

Huawei P40 ra mắt thị trường Việt Nam, giá từ 18 triệu đồng

Tối 21/4, một trong những smartphone mạnh và camera đẹp nhất hiện tại, Huawei P40 series đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản tùy chọn cấu hình và không hỗ trợ dịch vụ của Google.

Bộ TT&TT khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác lừa đảo

Thông qua tin nhắn SMS, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cho người lạ qua số điện thoại.

iPhone 12 vẫn giữ nguyên “tai thỏ” thay vì màn hình tràn viền

Các thông tin gần đây đã xác nhận rằng, thế hệ iPhone ra mắt cuối năm nay của Apple sẽ vẫn giữ nguyên phần khuyết trên màn hình, nhưng sẽ nhỏ hơn so với iPhone X hay iPhone 11.