THINK 2021: IBM công bố loạt tính năng mới của AI, đám mây lai và điện toán lượng tử

Tại sự kiện trực tuyến toàn cầu THINK 2021 diễn ra từ ngày 11-13/5, tập đoàn IBM đã công bố những tính năng vượt trội mới của Trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây lai và điện toán lượng tử, giúp khách hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, trở lại môi trường làm việc thông minh, xây dựng hệ sinh thái chiến lược thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Mở đầu sự kiện, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành, Tập đoàn IBM, ông Arvind Krishna cho biết: “Chúng ta sẽ nhìn lại thời điểm năm ngoái và năm nay chính là cột mốc đánh dấu thế giới bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số một cách toàn diện. Giống như cách chúng ta điện khí hóa các nhà máy và máy móc trong thế kỷ trước, chúng ta sẽ sử dụng đám mây lai để đưa AI vào mọi phần mềm và tất cả hệ thống điện toán trong thế kỷ 21. Và có một điều chắc chắn, tương lai phải được xây dựng trên nền tảng của sự hợp tác toàn diện trong ngành công nghiệp. Không ai hiểu điều này hơn IBM. Đó là một trong những lý do chúng tôi đang đẩy mạnh đầu tư vào hệ sinh thái đối tác của mình. Cũng tại Think 2021, chúng tôi sẽ công bố những đổi mới về đám mây lai và AI mới nhất – chính là những công nghệ đóng vai trò là nền tảng kiến trúc CNTT mới cho mọi doanh nghiệp”.

THINK 2021: IBM công bố loạt tính năng mới của AI, đám mây lai và điện toán lượng tử - Arvind Krishna
Ông Arvind Krishna, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành, Tập đoàn IBM.

IBM cam kết định hướng phát triển đám mây lai và AI vì doanh nghiệp cần một lộ trình rõ ràng và đáng tin cậy để hiện đại hoá hệ thống một cách toàn diện. Theo một nghiên cứu gần đây của IBM về việc áp dụng AI trong kinh doanh, các doanh nghiệp hơn bao giờ hết đề cao vai trò của AI trong quy trình vận hành trong giai đoạn đại dịch. 43% các chuyên gia công nghệ tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ đang từng bước ứng dụng AI trong vận hành và quản trị. Gần một nửa chuyên gia cao cấp trả lời rằng các ứng dụng AI góp phần đáng kể vào để tạo ra các tính năng AI mạnh mẽ và đột phá.

Những tính năng mới kết hợp Dữ liệu và AI được IBM công bố lần này gồm:

1.AI giúp tự động hóa quy trình truy cập, thống nhất và quản lý dữ liệu mọi nơi với Cloud Pak cho Dữ liệu (Cloud Pak for Data): Một khả năng đột phá trong Cloud Pak cho Dữ liệu là sử dụng AI cho tác vụ trả lời tự động đối với các truy vấn đã được phân loại. Đột phá này sẽ nhanh hơn gấp 8 lần so với trước đây và tiết kiệm gần một nửa chi phí vận hành trung tâm dữ liệu. AutoSQL (Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) tự động hóa quy trình truy cập, tích hợp và quản lý dữ liệu mà không cần phải di chuyển dữ liệu, bất kể dữ liệu nằm ở đâu hoặc được lưu trữ như thế nào. AutoSQL giải quyết một trong những điểm khó khăn quan trọng nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt khi vừa phải giảm mức độ phức tạp của việc quản lý dữ liệu cho AI vừa phải cắt giảm chi phí cho việc di chuyển dữ liệu, đồng thời khám phá những thông tin ẩn để đưa ra các dự đoán chính xác hơn dựa trên AI.

Với sự ra mắt của AutoSQL, IBM Cloud Pak cho Dữ liệu hiện bao gồm kho dữ liệu đám mây hiệu suất cao nhất trên thị trường (dựa theo điểm chuẩn so sánh của IBM) và có thể chạy liền mạch trên mọi môi trường đa đám mây lai, bao gồm các đám mây riêng, tại chỗ và bất kỳ đám mây công cộng nào. AutoSQL sẽ là một trong những công nghệ mới kiến tạo nên kết cấu dữ liệu mới trong Cloud Pak cho Dữ liệu. Kết cấu dữ liệu thông minh mới sẽ tự động hóa các nhiệm vụ quản lý dữ liệu phức tạp bằng cách sử dụng AI để khám phá, hiểu, truy cập và bảo vệ dữ liệu phân tán trên nhiều môi trường, đồng thời hợp nhất các nguồn dữ liệu khác nhau trên một nền tảng dữ liệu chung.

2. Watson Orchestrate hỗ trợ quy trình tự động hóa nhằm tăng hiệu suất công việc: Watson Orchestrate là nền tảng tương tác hoàn toàn mới của AI được thiết kế hỗ trợ nâng cao năng suất làm việc của nhân viên trong các lĩnh vực bán hàng, nhân sự, quản trị… Không yêu cầu phải có kỹ năng CNTT để sử dụng, Watson Orchestrate cho phép các nhân viên văn phòng tiến hành công việc một cách tự nhiên, sử dụng các công cụ làm việc như Slack và email bằng giọng nói. Watson Orchestrate cũng kết nối với các ứng dụng kinh doanh phổ biến như Salesforce, SAP và Workday®. Nền tảng này sử dụng một công cụ AI mạnh mẽ tự động lựa chọn và sắp xếp các kỹ năng cần thiết đã được thiết kế sẵn để thực hiện một nhiệm vụ, đồng thời kết nối với các ứng dụng, công cụ, dữ liệu và lịch sử làm việc một cách nhanh chóng. Điều này có thể giúp người lao động thực hiện nhanh hơn các công việc thường ngày, chẳng hạn như lên lịch họp, phê duyệt mua sắm hoặc các nhiệm vụ quan trọng hơn, như chuẩn bị đề án hoặc kế hoạch kinh doanh.

3. Maximo Mobile chuyển đổi công việc của các kỹ thuật viên thực địa: Đây là nền tảng di động dễ triển khai với giải pháp quản lý tài sản Maximo hàng đầu của IBM làm cốt lõi. Maximo Mobile được thiết kế để chuyển đổi công việc của các kỹ thuật viên thực địa, những người có nhiệm vụ bảo trì các cơ sở hạ tầng cốt lõi như cầu đường, dây chuyền sản xuất, nhà máy điện, nhà máy lọc dầu và hơn thế nữa. Giao diện mới với trực quan sinh động cung cấp cho các kỹ thuật viên dữ liệu tình trạng của cơ sở hạ tầng tại thời gian thực. Ngay cả ở những nơi có địa hình xa xôi nhất, người dùng có thể truy cập Watson AI và kho kiến ​​thức chuyên sâu sẵn có để dễ dàng giải quyết các vấn đề phức tạp. Sự kết hợp mạnh mẽ này của AI và quy trình làm việc thông minh sẽ hỗ trợ con người từ xa, nhân đôi cơ hội giải quyết tình trạng cơ sở hạ tầng, kết hợp giữa kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu không trực tiếp thực địa và các kỹ sư vận hành theo thời gian thực.

Dịp này, IBM Research cũng công bố Project CodeNet, tập dữ liệu dựa trên mã nguồn mở và có quy mô siêu lớn với 14 triệu bản code mẫu, 500 triệu dòng code và 55 ngôn ngữ lập trình, cho phép AI có thể hiểu và dịch các ngôn ngữ của mã hoá. Project CodeNet tự hào là là tập dữ liệu lớn nhất, khác biệt nhất hiện nay trên thị trường, giải quyết ba nhu cầu sử dụng chính trong mã hóa: tìm kiếm mã (tự động dịch mã này sang mã khác, bao gồm các ngôn ngữ kế thừa như COBOL); xác định các mã giống nhau (xác định sự trùng lặp và tương đồng giữa các mã khác nhau); và các ràng buộc về mã (tùy chỉnh các ràng buộc dựa trên nhu cầu và thông số cụ thể của nhà phát triển). IBM tin rằng Project CodeNet sẽ đóng vai trò như một tập dữ liệu chuẩn có giá trị cho việc dịch từ nguồn sang nguồn và chuyển các ngôn ngữ mã hoá cũ sang các ngôn ngữ mã hoá hiện đại, giúp các doanh nghiệp tăng tốc độ ứng dụng AI.

IBM cũng bổ sung tính năng Mono2Micro vào giải pháp WebSphere Hybrid Edition, cho phép các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại khi chuyển sang đám mây. IBM Mono2Micro sử dụng AI do IBM Research phát triển để phân tích các ứng dụng đặc biệt của các doanh nghiệp lớn và đưa ra các đề xuất điều chỉnh tốt nhất khi chuyển sang đám mây. Tính năng này cho phép đơn giản hóa và tăng tốc quá trình phát hiện lỗi, giảm chi phí và tối đa hóa hiệu suất.

Mang điện toán lượng tử tới gần hơn với nhu cầu sử dụng hàng ngày, IBM đồng thời giới thiệu phần mềm Qiskit Runtime cho phép các nhà phát triển cho thể sử dụng phần mềm lượng tử một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Phần mềm này được đóng gói và lưu trữ trên đám mây lai, thay vì chạy hầu hết tác vụ mã hoá trên máy tính của người dùng. Những cải tiến trong cả phần mềm và hiệu suất của bộ xử lý cho phép Qiskit Runtime tăng tốc độ của các mạch lượng tử lên gấp 120 lần so với hiện tại.

Qiskit là nền tảng mã nguồn mở do IBM phát triển dành riêng cho các nghiệp vụ tính toán lượng tử của các nhà phát triển toàn cầu, nhằm mục đích hỗ trợ tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với tính toán lượng tử. Bằng cách giới thiệu Qiskit Runtime, IBM cho phép các hệ thống lượng tử chạy các tính toán phức tạp như mô hình hóa học và phân tích rủi ro tài chính trong vài giờ, thay vì vài tuần. Để cho thấy sức mạnh của phần mềm này, IBM gần đây đã chứng minh cách phân tử lithium hydride (LiH) có thể được mô hình hóa trên một thiết bị lượng tử chỉ trong 9 giờ đồng hồ, thay vì phải mất tới 45 ngày như trước đây. Loại cải tiến này là chìa khóa để mở rộng tính toán lượng tử cho các nhu cầu sử dụng mới. Đọc thêm  tại link này về phầm mềm Qiskit Runtime đẩy nhanh tốc độ tính toán lượng tử lên 120 lần.

Tại sự kiện, IBM công bố loạt các quyền lợi mới dành riêng cho đối tác ở mọi cấp, bao gồm các ưu đãi, các chương trình đào tạo kỹ năng và các lợi ích mới nằm trong gói đầu tư lên đến 1 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ và củng cố hệ sinh thái đối tác.

Những công bố quan trọng trên được IBM đưa ra chỉ vài ngày sau khi IBM công bố công nghệ chip xử lý 2nm đầu tiên trên toàn cầu, nhằm cho phép đẩy nhanh tốc độ xử lý điện toàn từ trung tâm dữ liệu tới điện toán biên. IBM gần đây cũng đã công bố một loạt các phát minh đột phá mới, bao gồm nền tảng Cloud Engine cho phép các nhà phát triển nhanh chóng triển khai các ứng dụng gốc đám mây mà không cần có thêm các kỹ năng mới hoặc cấu hình mã phức tạp; phần mềm lưu trữ và bảo mật dữ liệu Spectrum Fusion được thiết kế nhắm khai phá mọi nguồn dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp; và nền tảng IBM’s alliance with Zscaler on Zero Trust, nơi Dịch vụ Bảo mật của IBM kết hợp giữa công nghệ của Zscaler và kiến thức chuyên môn của IBM để giúp khách hàng áp dụng phương pháp tiếp cận dịch vụ truy cập an toàn đầu cuối (end-to-end secure access service edge – SASE), kết hợp xác thực và cho phép cung cấp các cải tiến về bảo mật và quyền riêng tư. 

Có thể bạn quan tâm
Khẩu trang diệt nCov, công cụ bảo vệ sức khỏe người dân vượt qua đại dịch

Khẩu trang Wakamono do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu sản xuất đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm khắt khe của Hoa Kỳ, châu Âu. Khẩu trang này có khả năng tiêu diệt 99% virus, vi khuẩn, đặc biệt là nCoV đang góp phần trở thành công cụ hiệu quả trong cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu.

Viettel vận hành hệ thống tính toán hiệu suất cao, đạt 20 triệu tỉ phép tính/giây để xử lý AI

Trung tâm Không gian mạng Viettel (một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội) vừa chính thức vận hành Hệ thống tính toán hiệu năng cao tại Trung tâm dữ liệu Viettel. Đây cũng là Trung tâm dữ liệu tính toán lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

LG ra bộ ba: màn hình, laptop và máy chiếu 2021

Theo xu hướng làm việc tại nhà, LG ra mắt bộ giải pháp tin học ITP 2021 gồm: màn hình máy tính, máy tính xách tay và máy chiếu đến ở thị trường Việt Nam.

iPhone 12 màu tím chính hãng đã lên kệ

Từ trưa ngày 10/5/2021, FPT Shop đã bán ra iPhone 12 mini và iPhone 12 màu tím đi kèm chương trình giảm 2,8 triệu đồng, giá còn từ 17,19 triệu, nhân đôi bảo hành, tặng thêm dung lượng iCloud 50GB…

Người dùng mua Apple AirTag ngay dù giá bán lẻ cao hơn giá đặt hàng nhiều

Viện Di Động hiện đang là nhà bán lẻ duy nhất đưa ra thị trường thiết bị định vị Apple AirTag.

Tài khoản WhatsApp không chịu chính sách bảo mật mới của Facebook vẫn an toàn

Trong một tuyên bố mới được đăng trên trang web của mình, WhatsApp cho biết người dùng sẽ không bị xóa tài khoản, ngay cả khi họ không chấp nhận chính sách bảo mật mới sau ngày 15/5 tới.

Trung Quốc có nhiều bằng sáng chế 6G hơn Mỹ?

Hầu hết thế giới vẫn chưa được trải nghiệm rộng rãi những lợi ích của mạng 5G, nhưng cuộc chạy đua thế hệ mạng 6G tiếp theo trong công nghệ viễn thông đang dần nóng lên.

VinSmart dừng sản xuất tivi và điện thoại di động

Ngày 9/5/2021, Tập đoàn Vingroup bất ngờ công bố VinSmart sẽ dừng việc nghiên cứu, sản xuất tivi và điện thoại di động.

Apple bị kiện về vụ nổ pin iPhone 6 gây bỏng nặng cho người dùng

Một người dùng iPhone có tên Robert Franklin ở Texas, Hoa Kỳ đang tìm kiếm một vụ kiện tập thể chống lại gã khổng lồ công nghệ Apple, vì bị cáo buộc bán pin bị lỗi và vi phạm lời hứa bảo hành, sau khi điện thoại thông minh của anh ta phát nổ vào mặt vào năm 2019.

Sonova chính thức sở hữu thương hiệu âm thanh Sennheiser

Theo hợp tác vừa công bố, Sonova Holding AG (Thụy Sĩ) – nhà cung cấp các giải pháp thính lực trong lĩnh vực y khoa sẽ sở hữu toàn bộ mảng sản phẩm Hàng Điện tử Tiêu dùng của Sennheiser.