Thiếu vắng an ninh mạng sẽ xảy ra thảm họa số

Ông Vitaly Kamluk chia sẻ những kịch bản về một thế giới không có an ninh mạng.

Khi ngành công nghiệp quốc phòng trực tuyến bị loại bỏ khỏi phương trình có thể sẽ xảy ra “Thảm họa số” (Digital Dystopia). Đó là khẳng định của ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của Kaspersky khi đi sâu vào các tình huống thay thế của một thế giới không có các công ty, giải pháp và dịch vụ an ninh mạng.

Ông Kamluk cho biết, chi tiêu cho an ninh mạng toàn cầu được dự đoán sẽ tăng vọt lên 460 tỷ đô la trong những năm tới, gần gấp đôi chi tiêu tích lũy năm 2021 và gần bằng tổng GDP hiện tại của Thái Lan. Bối cảnh mối đe dọa hiện tại có thể đưa dự báo này lên một vài cấp độ nếu chúng ta xem xét tình hình thực tế trên toàn thế giới. Vì vậy, không có gì lạ khi đặt câu hỏi vì sao chúng ta lại đầu tư quá nhiều vào an ninh mạng và liệu có đáng để tiết kiệm hết số tiền dành cho an ninh mạng vào việc khác không.

Mặc dù có thể, nhưng ông Kamluk đã liệt kê những lý do vì sao không ai lại chọn sống trong một thế giới không có an ninh mạng. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc Không mã hóa, không quyền riêng tư, không bí mật; Không kiểm soát truy cập; Không xác thực tính toàn vẹn. Ông Kamluk đặt ra viễn cảnh rằng, việc “đóng cửa” ngành an ninh mạng sẽ mở ra cánh cửa rộng lớn cho tội phạm khai thác dữ liệu của người dùng – từ thông tin tài chính, các vấn đề sức khỏe, đến kế hoạch du lịch, chi tiêu…

Đồng thời, gian lận trong các giao dịch mua bán cũng có khả năng xảy ra khi tất cả mọi người đều có thể dùng danh tính của người khác để mua hàng và thậm chí chuyển tiền. Nếu không có kiểm soát truy cập, các cuộc khảo sát và bỏ phiếu điện tử có thể bị gian lận. Không ai có tài khoản cá nhân trực tuyến và không có gì là riêng tư nữa. Ngoài ra, thiếu đi tính toàn vẹn cũng làm cho tin tức và thông tin trở nên không đáng tin cậy, tin giả và thông tin sai lệch theo đó dự kiến ​​sẽ gia tăng. Về cơ bản, mọi thứ đều có thể bị làm giả trong một thế giới không có an ninh mạng. 

“Tôi nhìn thấy một thế giới không có an ninh mạng giống như một “thảm họa số” – nơi không một ai có thể khai thác đầy đủ các cơ hội từ những công nghệ mới nhất mà chúng ta đang sở hữu. Nếu không có các công ty và giải pháp hoạt động phía sau để bảo vệ dữ liệu, danh tính của chúng ta, tin tức mà chúng ta đọc cũng như các ứng dụng và thiết bị chúng ta sử dụng, chúng ta sẽ phải tự mình vượt qua những rủi ro và tôi chắc chắn rằng sẽ không ai chọn sống trong một thế giới hỗn loạn như thế. Ngày nay, an ninh mạng thường là một phần vô hình trong cuộc sống, là điều mà chúng ta xem là đương nhiên, nhưng dưới góc độ một nền văn minh, chúng ta đang “nợ” nó với những vai trò và đóng góp nó mang lại”, ông Kamluk cho biết thêm.

Khi đề cập đến các rủi ro, ông Kamluk cho biết, chỉ tính riêng từ tháng 7/2021 đến tháng 8/2022, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn hơn 7,2 tỷ cuộc tấn công bởi các đối tượng độc hại bao gồm phần mềm độc hại và nội dung web độc hại trên toàn thế giới. Từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022, APAC là một khu vực dễ bị tấn công khi tỷ lệ đối tượng độc hại được các giải pháp Kaspersky phát hiện trong khu vực là 35%, so với toàn cầu. Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia là 5 quốc gia đứng đầu về nỗ lực lây nhiễm. 

Vào năm 2015, thế giới biết đến một vụ cướp qua mạng chưa từng có, với 1 tỷ đô la bị đánh cắp trong khoảng hai năm từ các tổ chức tài chính trên toàn thế giới bởi nhóm tội phạm mạng Carbanak. Cùng với INTERPOL, Europol và các nhà chức trách từ các quốc gia khác nhau, Kaspersky đã khám phá ra âm mưu tội phạm đằng sau vụ trộm lớn nhất thế kỷ này.

Các công cụ giải mã miễn phí cũng sẽ không được nhiều người ủng hộ nếu không có sáng kiến ​No More Ransom do Kaspersky đồng sáng lập, kể từ đó đã phát triển từ 4 lên 188 đối tác, đóng góp 136 công cụ giải mã và giúp hơn 1,5 triệu người trên toàn thế giới giải mã thiết bị của họ.

Có thể bạn quan tâm
ASUS tung quà tặng đón mùa tựu trường, tư vấn chọn mua máy theo ngành học

ASUS vừa tung bộ quà tặng cực chất dành cho khách hàng khi mua dòng laptop Vivobook Series, đồng thời đưa ra những tư vấn thiết thực giúp các bạn sinh viên lựa chọn đầu tư cho mình một dòng máy phù hợp với đặc thù ngành học.

Apple đăng ký loạt nhãn hiệu “Reality”

Các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu vừa được Bloomberg phát hiện cho thấy Apple có thể kết hợp “Reality” vào tên và thương hiệu tai nghe thực tế hỗn hợp (AR/VR) được đồn đoán từ lâu của hãng.

4 tính năng được đồn đoán sẽ có mặt trên iPhone 14

Dựa trên báo cáo của MacRumors, ít nhất có 4 tính năng thú vị đi kèm với các mẫu iPhone 14 giúp chúng dễ dàng vượt mặt các đối thủ trên thị trường.

Dòng OPPO Reno8 hút người dùng với hơn 30.000 đơn đặt cọc

Đó là tổng số đơn đặt trước dòng Reno8 tại tất cả các hệ thống đại lý bán lẻ trên toàn quốc, tính đến ngày 26/8.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội tới trường Hope School của 200 học sinh mất cha mẹ vì Covid

Ngày 26/8 tại Đà Nẵng, Ngày hội tới trường 2022 – 2023 của 200 học sinh đầu tiên của Trường Tiểu học, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Hy Vọng (Hope School) – ngôi trường nuôi dưỡng và đào tạo các em nhỏ không may mất cha mẹ vì Covid-19 đã diễn ra trong niềm yêu thương, sự sẻ chia của hơn 350 khách mời đến từ mọi miền đất nước.

Microsoft và ByteDance hợp tác trong một dự án AI lớn

Bất chấp sự cạnh tranh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên cũng đang theo đuổi nhiều hình thức hợp tác khác nhau. Microsoft và ByteDance đang hợp tác cùng nhau về một dự án AI là ví dụ.

Moderna kiện Pfizer và BioNTech vi phạm bản quyền vaccine Covid-19

Moderna vừa thông báo rằng họ đang đệ đơn kiện Pfizer và BioNTech do vi phạm bản quyền bằng sáng chế của họ trong việc sản xuất vaccine Covid-19.

Cơ hội lớn dành cho các nhà quảng cáo và phát triển ứng dụng Fintech

Theo Báo cáo Xu hướng Ứng dụng di động 2022 của Adjust, doanh thu của ứng dụng ngân hàng đạt 6,8 tỷ USD vào năm 2021 (tăng 88% so với năm 2020), 52% lượt giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử và việc thanh toán bằng tiền mặt giảm 42% so với năm 2019.

Thế Giới Di Động giao hàng Galaxy Z Fold4/ Z Flip4 sớm nhất, và là Nhà bán lẻ điện thoại gập Samsung số 1 Việt Nam

Sự kiện Chào đón khách hàng sở hữu sớm nhất bộ đôi Samsung Galaxy Z Fold4/ Z Flip4 đã được diễn ra rất hoành tráng tại trung tâm hội nghị Gem Center do Thế Giới Di Động và Samsung đồng tổ chức. Bắt đầu từ 19h ngày 25/8/2022, những khách hàng đầu tiên đã được Thế Giới Di Động giao tận tay những siêu phẩm mới nhất này.

Samsung Galaxy Z 2022 tưng bừng mở bán ở các hệ thống bán lẻ

Sự kiện mở bán sớm bộ đôi smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z 2022 đã được các hệ thống bán lẻ đồng loạt tổ chức hoành tráng và thu hút đông đảo người dùng đến nhận máy sớm.