Theo luật mới của Ấn Độ, các mạng xã hội sẽ bị siết chặt hơn

Giữa những lo ngại ngày càng tăng xung quanh việc thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình và quyền của người dùng liên quan đến phương tiện kỹ thuật số, sau khi tham khảo ý kiến công chúng và các bên liên quan, Ấn Độ vừa công bố Quy tắc Công nghệ thông tin theo Bộ luật Đạo đức Truyền thông Kỹ thuật số 2021. Ảnh: Istock.

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố Quy tắc Công nghệ thông tin theo Bộ luật Đạo đức Truyền thông Kỹ thuật số 2021, nhằm quản lý các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Họ đòi hỏi các nền tảng mạng xã hội này phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn.

Theo Bộ Công nghệ thông tin & Điện tử Ấn Độ, các nền tảng mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến ở Ấn Độ. Là một trong những ứng dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới, chính phủ Ấn Độ hoan nghênh các nền tảng mạng xã hội này hoạt động kinh doanh, kiếm tiền trong nước. Nhưng họ phải tuân thủ sắc lệnh của Ấn Độ.

Mặc dù các nền tảng mạng xã hội thúc đẩy giao tiếp địa phương về một mặt, nhưng mặt khác chúng cũng có tác động tiêu cực. Điều này bao gồm phát tán tin tức giả mạo, ảnh khỏa thân, ngôn từ thù địch…

WhatsApp, YouTube, Facebook, Instagram và Twitter… nên được xem như một nhà xuất bản?

Hơn nữa, một số công ty, tập thể hay nhiều các nhân lạm dụng các nền tảng có liên quan để cạnh tranh phi đạo đức và cho phép mọi người đăng những lời lăng mạ, phỉ báng, nội dung tục tĩu hoặc thiếu tôn trọng. Ngoài ra, ngày càng có nhiều tội phạm sử dụng các nền tảng xã hội để tuyển dụng nhân lực, kích động bạo lực hoặc gây nguy hiểm cho trật tự công cộng, an ninh xã hội quốc gia tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, điều đáng nói là các nền tảng xã hội này thiếu cơ chế báo cáo hợp lý. Vì vậy, người dùng không có nơi nào để phàn nàn và các nền tảng xã hội thường hạn chế hoặc xóa tài khoản của người dùng một cách khó hiểu. Bộ tin rằng, các nền tảng xã hội hiện tại không còn đóng vai trò trung gian thuần túy nữa. Họ giống các nhà xuất bản hơn và nên được cho áp dụng theo các quy định của Ấn Độ về báo in hoặc truyền hình.

Theo luật mới của Ấn Độ, các mạng xã hội sẽ bị siết chặt hơn - An Do 1
Ảnh: Istock.

Ấn Độ kiểm soát các nền tảng mạng xã hội như thế nào?

Luật mới yêu cầu phương tiện truyền thông xã hội thiết lập ba vai trò trong khu vực địa phương, bao gồm phải có người giám sát tuân thủ để đảm bảo tuân thủ luật pháp địa phương tại Ấn Độ, người giám sát chịu trách nhiệm xử lý khiếu nại của người dùng trên nền tảng đó và phải có một kênh liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật địa phương trong 24 giờ ở chế độ chờ. Các công ty này nên xuất bản báo cáo hàng tháng để công bố các khiếu nại của người dùng và các phương pháp xử lý trình lên cho cơ quan địa phương tại Ấn Độ.

Thậm chí, Ấn Độ cũng yêu cầu các nền tảng xã hội gỡ bỏ nội dung vi phạm theo quy định trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu phải gỡ xuống.

Theo thống kê từ MeitY, hiện nền tảng xã hội phổ biến nhất ở Ấn Độ là WhatsApp, với 530 triệu người dùng địa phương, YouTube với 448 triệu người dùng, Facebook với 410 triệu người dùng và Instagram với 210 triệu người dùng. Con số của Twitter là nhỏ nhất, chỉ 17,5 triệu người sử dụng.

Tuy nhiên, chính Twitter gần đây cũng đã gặp “trục trặc” với chính phủ Ấn Độ. Vào đầu năm nay, nhiều nông dân đã sử dụng Twitter để phản đối kế hoạch cải cách nông nghiệp của chính phủ Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ cho rằng nhãn, hay bài viết mà những người nông dân này sử dụng là vô căn cứ và không có khả năng gây tác động mạnh mẽ.

Ấn Độ thời điểm đó liên tiếp yêu cầu Twitter chặn ít nhất hàng trăm tài khoản liên quan tới sự việc này và buộc Twitter phải thông báo công khai động thái này của Ấn Độ.

Tất cả các hành động liên quan đã được thực hiện theo yêu cầu của chính phủ Ấn Độ. Nhưng Twitter đã không chấp nhận mọi lệnh, nhất quyết cũng giữ tài khoản của một số phóng viên, nhà hoạt động và chính trị gia.

Theo Gizchina

Có thể bạn quan tâm
Sacombank hợp tác với IBM chuyển đổi Trung tâm điều hành an ninh mạng, củng cố bảo mật ngân hàng

Thành công giai đoạn 1, Sacombank công bố tiếp tục hợp tác với IBM giai đoạn 2 trong dự án chuyển đổi Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) nhằm củng cố cơ sở hạ tầng bảo mật công nghệ thông tin của ngân hàng.

TikTok đồng ý trả 92 triệu đô la cho người dùng Mỹ vì đã thu thập dữ liệu riêng tư

Công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc của TikTok đã đồng ý trả 92 triệu USD cho người dùng Hoa Kỳ, những người tham gia vụ kiện tập thể cáo buộc rằng, ứng dụng chia sẻ video này đã thu thập dữ liệu của họ vi phạm luật bảo mật nghiêm ngặt của tiểu bang Illinois.

Sự thật ít ai biết đằng sau cuộc chiến tin tức giữa Facebook và Úc

Nick Clegg, Phó chủ tịch Phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook mới đây đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị, đáng để quan tâm đằng sau câu chuyện nóng bỏng của Facebook tại Úc. Qua đây ông cũng khẳng định Facebook đã sai lầm về mặt thực thi hơi quá mức.

Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ủng hộ những công ty có trách nhiệm với xã hội

47% người tiêu dùng cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình trên thế giới là 33%.

TMĐT Việt Nam 2021 sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính

Đó là gia tăng áp dụng thanh toán kỹ thuật số, các hoạt động cung ứng hậu cần lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu và nhà bán hàng.

TikTok xóa 1% tổng số video tải lên vì vi phạm nguyên tắc

Trong nửa cuối năm 2020 (1 tháng 7 – 31 tháng 12), 89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoặc Điều khoản dịch vụ của TikTok, tức là chưa đến 1% tổng số video được tải lên TikTok.

Hạ tầng 5G của Ericsson được Gartner xếp hạng dẫn đầu về tầm nhìn và khả năng thực thi

Ericsson được Gartner vinh danh là Leader (công ty dẫn đầu) trong Magic Quadrant năm 2021 cho hạng mục Cơ sở hạ tầng mạng 5G dành cho các Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP).

“Thế giới có công nghệ gì, Viettel phát tiên phong và chủ lực công nghệ đó”

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel vừa chia sẻ về chiến lược phát triển các giải pháp số của tập đoàn.

MobiFone xây dựng chiến lược phát triển 2021-2025 để thành tổng công ty nhà nước vững mạnh

MobiFone đã lựa chọn công ty tư vấn EY Việt Nam, để tham gia tư vấn xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2021-2025.

MWC 2021: Huawei tin công nghệ sẽ mở ra cánh cửa sáng sau đại dịch

Tại lễ khai mạc Hội nghị Mobile World Congress Shanghai 2021 MWC 2021), Phó Chủ tịch Huawei Ken Hu dự đoán rằng đến năm 2025, 97% tổng số công ty lớn sẽ sử dụng AI. Các ước tính khác cho năm 2025 bao gồm 55% toàn bộ GDP của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy bởi nền kinh tế số và 60% doanh thu của các nhà mạng toàn cầu sẽ đến từ các khách hàng trong ngành.