Thế lưỡng nan của Metaverse

Metaverse: Mối quan tâm về bảo mật và quyền riêng tư. Ảnh: @Google.

Những vấn đề về quyền riêng tư nào sẽ ám ảnh thế giới Metaverse (vũ trụ ảo)?

Metaverse (vũ trụ ảo) là một lĩnh vực kỹ thuật số trong đó mọi người kết nối, làm việc và giao lưu với nhau. Vũ trụ ảo trực tuyến này được truy cập thông qua công nghệ như thực tế ảo và thực tế tăng cường.

Nó có thể mang đến một kỷ nguyên mới về giải trí, truyền thông và thương mại. Tuy nhiên, khi metaverse phát triển, mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu cũng tăng theo.

Sức hấp dẫn của Metaverse

Hãy tưởng tượng điều này: Metaverse đóng vai trò như một sân chơi trực tuyến rộng lớn, nơi bạn có quyền tự do trở thành bất kỳ ai mà bạn mong muốn. Bạn có thể tạo ra avatar kỹ thuật số theo cách của mình, rồi đắm mình trong một vũ trụ kỹ thuật số song song.

Tại đây, bạn có thể khám phá cảnh quan ảo, tham dự các sự kiện, tiến hành các cuộc họp kinh doanh, tham gia các trò chơi nhập vai, kết nối với những người khác thông qua ảnh đại diện kỹ thuật số. Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa sự tiện lợi và nét thú vị. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một loạt thách thức, đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Nguy cơ bị theo dõi danh tính, dữ liệu

Mối quan tâm cấp bách trong metaverse là việc bị theo dõi, cũng như số phận của nhiều hồ sơ dữ liệu rộng rãi của người dùng. Để cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa, nền tảng metaverse tích lũy hàng núi dữ liệu về hành động, tương tác và sở thích của người dùng.

Dữ liệu này có khả năng giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, nhưng nó đặt ra câu hỏi về cách dữ liệu được lưu trữ, chia sẻ và có nguy cơ bị sử dụng sai mục đích.

Hãy coi nó giống như việc chơi một trò chơi trong metaverse, trong khi mọi hành động bạn thực hiện, mọi lời bạn nói đều được ghi lại. Điều này có thể dễ hiểu, vì bên công ty sáng tạo đứng sau nền tảng metaverse có thể dùng nó để cải thiện trải nghiệm người dùng, bằng cách hiểu sở thích và hành vi của bạn.

Mặc dù điều này có thể mang lại lợi ích cho người sáng tạo trong việc điều chỉnh trải nghiệm, hoặc thực hiện các cải tiến tổng thể, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bên công ty sáng tạo metaverse có rất nhiều thông tin về bạn. Câu hỏi lớn là ai trong các công ty sáng tạo đó có thể truy cập thông tin này, và nó được sử dụng theo quy trình bảo mật dữ liệu như thế nào?

Ranh giới mỏng manh giữa danh tính công khai và ẩn danh

Trong metaverse, người dùng có thể chọn công khai danh tính, hoặc ẩn danh thông qua việc tạo nhân vật kỹ thuật số. Cơ chế này tưởng chừng tiện lợi, an toàn nhưng nó cũng đặt ra những thách thức. Tính ẩn danh bảo vệ quyền riêng tư, nhưng có thể vô tình hỗ trợ các hoạt động độc hại. Ranh giới mong manh giữa công khai danh tính và tính ẩn danh này là một câu hỏi hóc búa quan trọng cần có giải pháp.

Hãy tưởng tượng metaverse như một bữa tiệc hóa trang. Bạn có thể xuất hiện như đúng danh tính chính mình, hoặc ăn mặc như một người hoàn toàn khác qua avatar kỹ thuật số. Dù thú vị nhưng điều đó đồng nghĩa mọi người có thể không nhận ra con người thật của bạn. Mặc dù tưởng chừng đơn giản, nhưng nó có thể làm tiền đề tạo điều kiện cho các hoạt động lừa đảo phức tạp trong metaverse.

Quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số chưa đảm bảo

Công nghệ chuỗi khối (block chain) đóng một vai trò quan trọng trong một số nền tảng metaverse, cấp cho người dùng quyền sở hữu và khả năng giao dịch tài sản kỹ thuật số trong thế giới ảo.

Đó là một cách an toàn để sở hữu các vật phẩm ảo, như quần áo hoặc đất đai, nhưng nó cũng gây ra những lo ngại về an ninh. Người dùng phải bảo vệ khóa riêng của mình, và luôn cảnh giác với những trò gian lận tiềm ẩn trong thế giới metaverse.

Đây là cách nó hoạt động: Bạn kết nối ví blockchain của mình với nền tảng metaverse, cho phép bạn kiểm soát tài sản của mình dễ hơn bao giờ hết. Nhưng nó đặt ra những câu hỏi như: Địa chỉ ví của bạn có hiển thị, hay rò rỉ với người khác không trong merverse không? Mỗi nền tảng metaverse xử lý và bảo vệ thông tin ví tiền của bạn như thế nào? Đây là những câu hỏi rất quan trọng, vì nếu để mất mật khẩu, khóa riêng tư truy cập ví, mà địa chỉ ví bị rò rỉ, thì hậu quả sẽ khó lường.

Thế lưỡng nan của Metaverse - metaverse
Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trong metaverse. Ảnh: @AFP.

Thực tế của việc kết nối với nhau

Metaverse cố gắng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số, liên kết chúng theo những cách mạnh mẽ. Sự kết nối này có thể thu hẹp khoảng cách địa lý, và giúp tăng cường hợp tác toàn cầu, nhưng nó cũng làm tăng thêm hậu quả nếu xuất hiện các vi phạm an ninh mạng. Vì thế, các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Hãy tưởng tượng metaverse như một cầu nối giữa cuộc sống trực tuyến và ngoại tuyến của bạn. Các hành động trong metaverse có thể gây ra hậu quả trong thế giới thực. Vì vậy, giữ an toàn trực tuyến cũng quan trọng như bảo vệ chính bạn ngoài đời thực. Nền tảng metaverse phải đảm bảo bảo mật mạnh mẽ cho tất cả người dùng, đặc biệt là những người ít hiểu biết về công nghệ.

Rạng Đông – Theo Forbes

Có thể bạn quan tâm
Elon Musk muốn X trở thành siêu ứng dụng tài chính

Tỷ phú Elon Musk muốn mạng xã hội X trở thành trung tâm thế giới tài chính, xử lý mọi việc liên quan đến tiền bạc trong cuộc sống người dùng. Ông ấy hy vọng những tính năng mới sẽ ra mắt vào cuối năm 2024.

Câu lạc bộ AioT thành phố Hồ Chí Minh đầu tiên chính thức ra mắt

Hôm nay 27/10/2023, Câu lạc bộ AioT Thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh City AIoT Club – HAC) đã chính thức tổ chức lễ ra mắt và công bố danh sách Ban điều hành.

Cận cảnh chip 5G của Viettel

Hà Nội, Tại triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) diễn ra từ ngày 28/10 – 1/11/2023, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố nghiên cứu thành công Chip 5G và Trợ lý ảo AI.

TP.HCM cần có cơ chế thử nghiệm và triển khai ứng dụng Wi-Fi HaLow trong IoT

Ngày 26/10 tại Công viên Phần mềm Quang Trung, Tập đoàn Công nghệ TMA phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter), cùng các đối tác tổ chức hội thảo “Ứng dụng Wi-Fi HaLow trong IoT”.

Nhiều tỉnh/thành triển khai Zalo mini app, đẩy mạnh chuyển đổi số

Việc áp dụng những cách làm mới như triển khai Zalo mini app giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mang lại nhiều lợi ích cho cả cấp chính quyền, người dân, doanh nghiệp (DN)

Kaspersky phát hiện chiến dịch tấn công khai thác USB mã hóa của các tổ chức chính phủ

tục xâm phạm vào một loại USB mã hóa (secure USB) được sử dụng để cung cấp mã hóa đảm bảo an toàn cho việc lưu trữ dữ liệu. Hoạt động gián điệp này đang nhắm vào các tổ chức chính phủ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Apple thừa nhận vấn đề sạc iPhone 15 với BMW, Toyota Supra

Apple đã thừa nhận một vấn đề có thể tạm thời vô hiệu hóa khả năng NFC của các thiết bị dòng iPhone 15 khi được sử dụng với hệ thống sạc không dây trên một số mẫu xe BMW và Toyota Supra.

Có nên lo lắng về mối đe dọa của AI đối với nhân loại?

Yann LeCun, nhà khoa học trưởng Bộ phận AI của Meta cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn còn ngu ngốc. Vì vậy, những lo lắng về rủi ro hiện hữu là quá sớm.

Những tính năng người dùng nhận được sau khi cập nhật iOS 17.1

Apple đã phát hành iOS 17.1, bản cập nhật lớn đầu tiên được công ty phát hành kể từ iOS 17 ra mắt vào tháng 9, dành cho người dùng iPhone Xr/Xs trở lên.

Microsoft lẽ ra có thể giúp Windows Phone thành công

CEO Microsoft, Satya Nadella, cho biết với Business Insider trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng ông cảm thấy hối tiếc vì đã không cố gắng giúp cho Windows Phone thành công.