Với việc nhận được khoản đầu tư 28 triệu USD của ứng dụng MoMo gần đây, có thể thấy, thanh toán điện tử (TTĐT) Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn, giàu tiềm năng và là cuộc đua nóng cho các ông lớn theo đuổi và dứt điểm phân chia trong vài năm tới.Thế nhưng, ngoại trừ vài cột mốc về đầu tư từ các quỹ nước ngoài và cấp phép cho nhiều đơn vị từ phía nhà nước thì có vẻ thị trường không nở nhanh như đáng lý phải như thế. Ngạc nhiên hơn, không chỉ có sự e ngại từ người dùng, cả những người nắm lợi thế trong tay vẫn thản nhiên bỏ qua. Hay “bụt nhà không thiêng” đã ứng vào TTĐT Việt?
Hiện nay, có đến 1/3 trong 91 triệu dân Việt sử dụng internet, tỷ lệ người mua sắm online và nhu cầu tìm hiểu sản phẩm trên internet cao hàng đầu Đông Nam Á theo Google cho biết. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Vetica (Bộ Công Thương) vừa công bố, cho biết doanh thu bán hàng trực tuyến tại Việt Nam năm 2015 đạt 4,07 tỉ USD, tăng 37% so với năm 2014. Theo đó, mức doanh thu này chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2015.
Con số đó không thể làm sáng lên con số về TTĐT ngay cả khi đã được sự khuyến khích về hạn chế dùng tiền mặt từ nhà nước. Có đến hơn 90% người dùng chọn phương thức nhận hàng và trao tiền mặt (COD) và chỉ có 10% chấp nhận thanh toán online. Lượng người dùng smartphone tăng cao cùng 84 triệu thẻ ngân hàng được phát hành tính đến tháng 6/2015 cũng không xoay chuyển được tình hình.
Hàng loạt cổng thanh toán và ví điện tử tranh nhau miếng bánh thị phần không chịu trương nở ấy như nganluong.vn, MoMo, VTC Pay, 123Pay, Payoo, Vnmart… Điển hình như MoMo, với hàng loạt cải tiến, nghiên cứu và phát triển đến từ nguồn lực tài chính dồi dào nhờ các quỹ đầu tư, ứng dụng này đã phát triển cả các tiện ích thanh toán nhiều lĩnh vực từ hóa đơn điện nước, đến vé máy bay. Các điểm giao dịch, chuyển tiền vật lý đã đến từng ngóc ngách các địa phương.
Nhưng tiện ích vẫn chưa vươn ra được đến đời sống, thanh toán 24/7 ở mọi dịch vụ thường ngày, trả tiền taxi hay thanh toán một ly nước đều chưa được. Điều này có một phần do ứng dụng chưa có sự tiện ích và đơn giản cần thiết nhưng cũng có vẻ người dùng ngoài sự e ngại về bảo mật vẫn còn xem đây là ứng dụng và cách thức thanh toán dành cho người trẻ, rành rẽ công nghệ, một hình thức “sang chảnh” và không tiện như dùng tiền mặt. Trong khi đó, những “ai oán” về việc mất an ninh, những vụ cướp giật hay trộm cắp tiền mặt vẫn được đưa ra mỗi ngày kèm lời than thở không có cách giải quyết. Sự khước từ tiện ích hiện đang miễn phí này phải chăng là cách từ chối “bụt nhà” của người dùng.
Ở phía khác, như tại thị trường Trung Quốc, Wechat đã chỉ mất 3 năm để chuyển mình từ một ứng dụng chat trở thành một tiện ích với gần 700 triệu người sử dụng thường xuyên, đóng vai trò như một nền tảng thanh toán qua điện thoại di động cho một số dịch vụ ở Trung Quốc. Với nền tảng này người dùng có thể đặt hàng thực phẩm, thanh toán hóa đơn, mua hàng tại các cửa hàng và thậm chí cả đầu tư vào các dịch vụ tài chính. Tất cả vì họ sở hữu số người dùng đông có thể thay đổi tình hình.
Tại Việt Nam, cả 123Pay và Zalo đều thuộc về VNG. 123Pay cho biết đang tập trung xây dựng ví điện tử hoạt động trên các thiết bị di động, với đa dạng chức năng: chuyển tiền, thanh toán các loại hóa đơn, thanh toán mua sắm trực tuyến, Mobile top-up… Zalo là OTT Việt Nam đã đạt mốc 45 triệu người dùng vào tháng 2/2016, trong đó phần lớn là người dùng di động.
Thế nhưng thay vì có một sự kết hợp để chuyển đổi tình hình, thì cả 2 lại hoạt động độc lập và đều loay hoay tìm kiếm nguồn thu và người dùng mới. Sự kết hợp ấy “khó và nhiêu khê lắm” như một người trong cuộc cho biết, VNG đã không có sự thống nhất cần thiết để khiến các dịch vụ riêng của mình kết hợp tạo thành một tổng lực. Viễn cảnh qua Zalo người ta có thể thanh toán tất cả mà không dùng tiền mặt không đủ sức hấp dẫn sao, hay lần nữa câu chuyện “bụt chùa nhà không thiêng” lại khiến TTĐT và cả VNG bỏ qua một cơ hội lớn?
Trần Gia
(Theo Tạp chí Thế Giới Số – số tháng 4/2016)
Microsoft vừa cho biết Windows 10 hiện đang được sử dụng trên 300 triệu thiết bị trên toàn cầu cùng sự tăng trưởng đáng kể ở số người sử dụng các tính năng của Windows 10 như Microsoft Edge, Cortana, game, các ứng dụng và Windows Store …
Uber đã chính thức ra mắt tính năng “Hồ sơ Gia đình” – giúp người dùng Uber chia sẻ những chuyến đi cùng toàn bộ người thân. Tính năng này sẽ cho phép 10 người dùng cùng chia sẻ một phương thức thanh toán cho tất cả những chuyến đi.
Western Digital đã báo cáo tổng doanh thu đạt mức 2,8 tỉ USD, và thu nhập sau thuế đạt 74 triệu USD, tương đương 0,32 USD trên mỗi cổ phiếu trong Quý III năm tài chính của công ty kết thúc vào ngày 01/04/2016. Đi kèm lợi nhuận có vẻ thấp so với năm ngoái này WD cho biết sẽ hoàn thành việc mua SanDisk trong quý tới.
Tập đoàn Reverse Logistics Group (RLG) vừa chính thức giới thiệu dịch vụ thu gom trọn gói các thiết bị điện tử qua sử dụng cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp có khối lớn lượng thiết bị điện tử tại các thành phố lớn, hỗ trợ họ xử lý các thiết bị điện tử bị hỏng hoặc đã qua sử dụng.
Đó là chương trình hội thảo dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế, Marketing, Thương mại điện tử của hơn 20 trường ĐH trên địa bàn Hà Nội do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 7/5/2016.
Triển lãm Digital Emotion 2016 là triển lãm được tổng hợp từ 3 triển lãm về công nghệ (Phát thanh truyền hình, nghe nhìn, Thiết bị chụp ảnh và Thiết bị thông minh) với 200 gian hàng từ 89 đơn vị từ 7 quốc gia, sẽ diễn ra tại SECC, Q.7, TPHCM, từ 9-17h ngày 12-14/5. Nhiều hoạt động sáng tạo nổi bật chưa từng có sẽ được triển khai tại triển lãm.
Cơ chế hoạt động của virus ransomware là tự động gửi các đường link độc hại để lừa người dùng truy cập sau đó mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc.
Tại hội chợ công nghệ lớn hàng đầu châu Á-Computex 2016, sẽ được tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan từ ngày 31/5 đến ngày 4/6 tới đây Colorful sẽ trình diễn loạt sản phẩm bao gồm card đồ họa, bo mạch chủ đỉnh của mình.
Theo Báo cáo tóm tắt Ngành Tên miền mới nhất VeriSign vừa công bố, có khoảng 15 triệu tên miền đã được đăng ký thêm trên Internet trong quý 4/2015, nâng tổng số tên miền đã được đăng ký lên gần 314 triệu tên miền trên toàn thế giới, bao gồm tất cả các tên miền cấp cao (Top-level Domain – TLD) tính đến ngày 31/12/2015.
Theo báo cáo về thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam được Euromonitor International phát hành vào tháng 1/2016, Thế Giới Di Động là công ty chiếm thị phần bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam năm 2015 với 10% thị phần.