Thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt trên smartphone sẽ tăng mạnh

Thay vì dùng tiền mặt, cà thẻ, quét QR code..., khuôn mặt cũng sẽ trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại các cửa hàng trong vài năm tới. Ảnh: @Pixabay.

Phân tích mới cho thấy, nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ xác thực sinh trắc học khác sẽ ngày càng giúp giữ an toàn cho các khoản thanh toán di động khỏi những kẻ gian lận.

Một vài năm tới sẽ chứng kiến hàng tỷ người dùng thường xuyên sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để đảm bảo các khoản thanh toán được thực hiện thông qua điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc đồng hồ thông minh của họ, theo phân tích mới được thực hiện bởi Juniper Research.

Chủ sở hữu điện thoại thông minh đã quen với việc nhìn chằm chằm vào màn hình để mở khóa thiết bị của họ một cách an toàn, mà không cần phải quay số bằng mã bí mật; giờ đây, nhận dạng khuôn mặt sẽ ngày càng được triển khai để xác minh danh tính của người dùng để thực hiện thanh toán bằng thiết bị cầm tay của họ, cho dù đó là thông qua ứng dụng hay trực tiếp tại cửa hàng ở chế độ thanh toán ví trực tuyến.

Thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt trên smartphone sẽ tăng mạnh - nhan dang khuon mat 2
Ảnh: @Pixabay.

Ngoài các đặc điểm trên khuôn mặt, các nhà phân tích của Juniper Research dự đoán rằng, một loạt các công nghệ sinh trắc học sẽ được sử dụng để xác thực thanh toán di động, bao gồm nhận dạng vân tay, mống mắt và giọng nói. Theo các nhà nghiên cứu, khả năng công nghệ sinh trắc học sẽ phủ sóng tới 95% điện thoại thông minh trên toàn cầu vào năm 2025; vào thời điểm đó, đặc điểm sinh học của người dùng sẽ được dùng để xác thực hơn 3 nghìn tỷ đô la các giao dịch thanh toán – tăng từ 404 tỷ đô la vào năm 2020. 

Thiết bị di động ngày càng được sử dụng nhiều hơn để thay thế thẻ tín dụng, cho phép người dùng để ví ở nhà ngay cả khi đến cửa hàng, đồng thời mang đến vô số cơ hội mới để mua hàng trực tuyến một các an toàn hơn. Từ mua sắm trên Instagram đến cửa hàng Google Play, hay các hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng.

Thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt trên smartphone sẽ tăng mạnh - nhan dang khuon mat 1
Ảnh: @Pixabay.

Nhưng không phải tất cả các công nghệ đều được tạo ra như nhau: Các nhà phân tích của Juniper đã vẽ ra ranh giới giữa các công cụ nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần mềm và phần cứng một cách hiệu quả.

“Tất cả những gì bạn cần để nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần mềm là camera mặt trước trên thiết bị và phần mềm đi kèm”, Nick Maynard, nhà phân tích chính tại Juniper Research nói với ZDNet. “Trong một hệ thống dựa trên phần cứng, sẽ có thêm các lớp phần cứng để bổ sung các mức bảo mật. Việc phân biệt ngày càng quan trọng vì các hệ thống dựa trên phần cứng có hai lớp bảo mật an toàn hơn”.

Ví dụ hàng đầu về công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần cứng là Face ID của Apple, nó có thể được sử dụng để ủy quyền mua hàng từ iTunes Store, App Store và Apple Books và thực hiện thanh toán bằng Apple Pay.

Face ID được kích hoạt bởi một hệ thống camera có tên TrueDepth do Apple xây dựng và phân tích hơn 30.000 điểm trên khuôn mặt của người dùng để tạo ra bản đồ sinh trắc học kết hợp với ảnh chụp hồng ngoại và so sánh với dữ liệu khuôn mặt mà người dùng đã đăng ký trước đó. Công nghệ này cũng đủ chính xác để xác định hành vi giả mạo.

Được thúc đẩy bởi công nghệ của Apple, ngày càng nhiều các nhà cung cấp hiện đang làm việc để kết hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần cứng vào các thiết bị của họ. Nghiên cứu của Maynard cho thấy từ nay đến năm 2025, số lượng thiết bị cầm tay sử dụng hệ thống bảo mật xác minh dựa trên phần cứng sẽ tăng mạnh 376%.

Thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt trên smartphone sẽ tăng mạnh - nhan dang khuon mat 1
Ảnh: @Pixabay.

Maynard nói: “Các hệ thống bảo mật dựa trên phần cứng rõ ràng làm tăng thêm chi phí cho mỗi thiết bị, nhưng lý do khiến nó phát triển tốt thực sự là do Apple đã thúc đẩy nó một cách phổ biến. Họ đã biến công nghệ này trở thành một phần của các thiết bị cao cấp của mình, họ cũng chứng minh cho thấy rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần cứng có thể được thực hiện rất an toàn”.

Nhưng bất chấp sự phổ biến của các hệ thống dựa trên phần cứng, các nhà nghiên cứu của Juniper nhận thấy rằng, nhiều nhà cung cấp trước tiên sẽ lựa chọn một giải pháp thay thế dựa trên phần mềm. Ví dụ, đây sẽ là trường hợp của nhiều điện thoại Android.

Để triển khai hệ thống nhận dạng khuôn mặt dựa trên phần mềm, tất cả những gì nhà cung cấp cần là bộ phát triển phần mềm (SDK) chính xác được cài đặt trên thiết bị, cũng như một camera mặt trước chất lượng tốt. Với những rào cản như vậy, Juniper dự kiến số lượng chủ sở hữu điện thoại thông minh sử dụng công nghệ này để đảm bảo thanh toán sẽ tăng 120% vào năm 2025, đạt 1,4 tỷ thiết bị – tức là chiếm khoảng 27% điện thoại thông minh trên toàn cầu.

Khi những kẻ lừa đảo cải tiến kỹ thuật và các cuộc tấn công ngày càng tinh vi hơn, Maynard hy vọng các công nghệ xác thực dựa trên phần cứng sẽ thu hẹp khoảng cách. Nhà phân tích giải thích, các nhà cung cấp điện thoại thông minh sẽ triển khai tính năng nhận dạng khuôn mặt trên nền tảng phần mềm để bắt đầu, trước khi nâng cấp lên các phương pháp dựa trên phần cứng, khi họ thấy công nghệ này phổ biến và hiệu quả thực sự như thế nào.

Theo Zdnet

Có thể bạn quan tâm
Nhờ lệnh cấm Huawei, nhân viên nhà máy chip Đài Loan giàu lên đua nhau tậu căn hộ triệu USD

Với việc đơn đặt hàng tới tấp chuyển sang TSMC kể từ sau lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người dân Đài Loan.

Việt Nam đưa 10 gram hạt giống thảo mộc lên trồng trên trạm vũ trụ quốc tế

Nằm trong dự án “Chương trình hạt giống du hành vũ trụ” – AhiS, mới đây Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đưa 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu vào không gian.

Bị phạt 2,8 tỷ USD, giá trị cổ phiếu Alibaba bỗng nhiên tăng vọt

Giá trị cổ phiếu của Alibaba tại Hồng Kông đã tăng 8% trong phiên giao dịch đầu ngày 12/4 sau khi công ty này bị Cục Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) phạt 2,78 tỷ USD vì vi phạm chống độc quyền.

Microsoft đàm phán mua Nuance giá 16 tỷ USD để sở hữu công nghệ nhận dạng giọng nói

Một báo cáo từ CNBC hôm 11/4 cho biết, Microsoft được cho là đang trong quá trình đàm phán nhằm mua lại công ty nhận dạng giọng nói Nuance Communications, và thương vụ có thể được công bố trong hôm nay (12/4).

Facebook xóa 16.000 nhóm mua và bán các đánh giá giả mạo về sản phẩm

Facebook đã xóa 16.000 nhóm bán hoặc mua các đánh giá giả mạo về sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng của mình sau khi bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Anh can thiệp lần thứ hai.

Top 10 smartphone bán chạy nhất toàn cầu tháng 1/2021

Counterpoint Research đã chia sẻ số liệu thống kê về những dòng smartphone phổ biến nhất trong tháng 1/2021 được người dùng chọn mua nhiều nhất.

Yêu cầu doanh nghiệp bán độc quyền, Alibaba bị phạt 2,78 tỷ USD

Ngày 10/4, Cục Quản lý Thị trường Nhà nước (Trung Quốc) đã phạt công ty thương mại điện tử Alibaba 18,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,78 tỷ USD) vì các hành vi được cho là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Samsung sẽ bắt tay với một thương hiệu máy ảnh nổi tiếng để nâng cấp camera di động?

Samsung đang đàm phán với nhà sản xuất máy ảnh Nhật Bản Olympus để sản xuất mô-đun máy ảnh cho điện thoại thông minh Samsung trong tương lai.

iPhone 12 vi phạm bằng sáng chế, tòa án triệu tập cùng lúc Apple và Qualcomm

Mới đây có thông tin rằng, Apple và Qualcomm phải trả lời lệnh triệu tập của tòa án. Theo vụ việc, công nghệ 5G cụ thể mà hai công ty sử dụng trên iPhone 12 đã bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế hiệu chuẩn tần số vô tuyến.

Giới thiên văn rối bời trước loài sứa không gian bí ẩn vừa xuất hiện

Các nhà thiên văn học chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy trước đây. Vật thể không gian bí ẩn chúng tôi muốn nhắc tới trong bài viết này có tên khoa học là USS Jellyfish.