Thanh thiếu niên “cú đêm” dễ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng

Hiện nay, trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị khác và điều đó cũng khiến chúng thức khuya nhiều hơn vào ban đêm. Ảnh: @Pixel.

Phát hiện mới cho thấy, thanh thiếu niên thường xuyên thức khuya và thức dậy muộn vào buổi sáng sẽ dễ bị hen suyễn và dị ứng.

Các triệu chứng hen suyễn có liên quan mật thiết đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét mối liên hệ giữa thói quen ngủ của cá nhân, với nguy cơ hen suyễn ở đối tượng là thanh thiếu niên.

Các nhà nghiên cứu cho biết, công trình này củng cố tầm quan trọng của thời gian ngủ đối với thanh thiếu niên, cũng như mở ra một tiền đề nghiên cứu mới về cách giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của thanh thiếu niên.

Phát hiện mới cho thấy, thanh thiếu niên thích thức khuya và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng sẽ dễ bị hen suyễn và dị ứng hơn, so với những người ngủ và thức dậy sớm hơn.
Hiện nay, trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị khác. Điều đó cũng khiến chúng thức khuya nhiều hơn vào ban đêm. Ảnh: @Pixel.

Công trình này được tiến hành bởi Tiến sĩ Subhabrata Moitra đến từ bộ phận Nghiên cứu chăm sóc sức khỏe Phổi tại Đại học Alberta, Canada. Ông nói: “Hen suyễn và các bệnh dị ứng là phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên trên toàn thế giới, và tỷ lệ này ngày càng tăng. Chúng tôi biết một số lý do cho sự gia tăng này, như tiếp xúc với ô nhiễm và khói thuốc lá, nhưng chúng tôi vẫn cần tìm hiểu nhiều hơn nữa”.

“Giấc ngủ và melatonin – một ‘hormone ngủ’ được biết là có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn, vì vậy chúng tôi muốn xem liệu sở thích, thói quen ngủ của thanh thiếu niên như thức khuya hay đi ngủ sớm có thể liên quan đến nguy cơ hen suyễn ở họ hay không”, Tiến sĩ Subhabrata Moitra nói thêm.

Nghiên cứu có sự tham gia của 1.684 thanh thiếu niên sống ở Tây Bengal, Ấn Độ, ở độ tuổi 13 hoặc 14, họ cũng từng tham gia vào nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ và bệnh hen suyễn ở trẻ vị thành niên (PERFORMANCE).

Mỗi người tham gia được hỏi về tình trạng thở khò khè, hen suyễn hoặc các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, chẳng hạn như sổ mũi và hắt hơi.

Phát hiện mới cho thấy, thanh thiếu niên thích thức khuya và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng sẽ dễ bị hen suyễn và dị ứng hơn, so với những người ngủ và thức dậy sớm hơn.
Hen suyễn và các bệnh dị ứng là phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới và tỷ lệ này ngày càng tăng. Ảnh: @Humanitas.

Họ được hỏi một loạt các câu hỏi để đánh giá xem các tình trạng trên diễn ra thường xuyên vào buổi tối, buổi sáng hay nửa đêm, xu hướng mệt mỏi của họ thế nào, khi nào họ sẽ thức dậy, cảm giác thế nào vào lúc thức dậy đầu tiên vào buổi sáng?

Các chuyên gia sau đó đã so sánh các triệu chứng của thanh thiếu niên với sở thích ngủ của họ, có tính đến các yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn và dị ứng, chẳng hạn như nơi những người tham gia sống và liệu các thành viên trong gia đình có hút thuốc hay không.

Kết quả cho thấy, người thức khuya dậy muộn có 23,6% nguy cơ mắc hen suyễn, so với 6,2% nguy cơ này có ở những người ngủ sớm, dậy sớm. Nghĩa là nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn khoảng hơn ba lần ở thanh thiếu niên thích thức khuya, ngủ muộn, dậy muộn, so với những người thích ngủ sớm hơn.

Họ cũng nhận thấy nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao gấp đôi ở những người ngủ muộn so với những người ngủ sớm.

Tiến sĩ Moitra cho biết thêm: “Kết quả của chúng tôi cho thấy có mối liên hệ giữa thời gian ngủ với bệnh hen suyễn, dị ứng ở thanh thiếu niên. Chúng tôi chưa thể chắc chắn rằng thức khuya là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, nhưng chúng tôi biết rằng, hormone melatonin thường bị chấm dứt hoạt động đồng bộ hóa sinh học sớm ở những người ngủ muộn, và điều đó có thể ảnh hưởng đến phản ứng dị ứng của thanh thiếu niên.

“Chúng tôi cũng biết rằng, trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng tiếp xúc với ánh sáng từ điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị khác và điều đó cũng khiến chúng thức khuya nhiều hơn vào ban đêm. Chúng ta nên khuyến khích thanh thiếu niên đặt thiết bị xuống và đi ngủ sớm hơn một chút sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng. Đó là điều mà chúng ta cần nghiên cứu thêm”, Tiến sĩ Moitra nhận định.

Giai đoạn thứ hai của nghiên cứu này được lên kế hoạch thực hiện vào năm 2028-2029, điều đó có nghĩa là có thể lặp lại nghiên cứu này với một nhóm thanh thiếu niên mới để xem liệu có sự thay đổi nào trong thói quen ngủ của thanh thiếu niên, với sức khỏe hô hấp của họ hay không.

Tiến sĩ Moitra và nhóm của ông cũng hy vọng định lượng được kết quả của họ, bằng cách thực hiện các phép đo khách quan về chức năng phổi và thời gian ngủ của những người tham gia trong tương lai.

Giáo sư Thierry Troosters là Chủ tịch Hiệp hội Hô hấp Châu Âu nói: “Chúng ta cần biết nhiều hơn về lý do tại sao bệnh hen suyễn và dị ứng đang gia tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên”. Ông hy vọng sẽ sớm tìm ra cách để giảm các tình trạng này.

“Đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra vai trò có thể có của các thói quen ngủ khác nhau, đối với nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng của thanh thiếu niên, và nó mở ra một cánh cổng nghiên cứu mới thú vị và quan trọng. Chúng tôi biết rằng, giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, vì vậy chúng ta nên tiếp tục khuyến khích thanh thiếu niên có một giấc ngủ ngon”, Giáo sư Thierry Troosters nói thêm.

Công trình này được thực hiện từ tháng 4/2018, được phép xuất bản vào ngày 27/6 và được công bố chính thức trên Tạp chí ERJ Open Research vào ngày 6/7/2020.

Theo Medicalxpress

Có thể bạn quan tâm
Microsoft tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn các cửa hàng trên toàn cầu

Microsoft gần đây đã tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn tất cả cửa hàng chính thống trên toàn thế giới.

VNPT đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển thứ 6

Đó là tuyến cáp SJC2 (South East Asia – Japan 2 Cable System) kết nối các nước Singapore – Thái Lan – Việt Nam – Trung Quốc – Hàn Quốc – Nhật Bản.

Bộ TT-TT thúc đẩy phát triển 20 ứng dụng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19

Ngày 6/7, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

Việt Nam ghi nhận nhiều ca nhiễm bạch hầu mới

Đến ngày 6/7 Việt Nam có 49 ca nhiễm bạch hầu được ghi nhận ở 4 tỉnh: Kon Tum (23 ca), TP.HCM (1 ca), Gia Lai (10 ca) và Đắk Nông (15 ca). Trong đó, 3 bệnh nhi đã tử vong (Gia Lai: 1, Đắk Nông: 2). Số ca bệnh tăng nhanh trong thời gian cuối tháng 6 đến nay.

Hệ thống chặn cuộc gọi rác Mobifone chính thức hoạt động

Hệ thống chặn cuộc gọi rác của MobiFone hoạt động bằng cách sử dụng các công nghệ như Big Data, AI, Machine Learning để phân tích các thuê bao có hành vi bất thường về cuộc gọi, dự đoán các thuê bao là cuộc gọi rác…

Vinsmart thử nghiệm thành công và sắp ra mắt điện thoại 5G

VinSmart vừa công bố đã phát triển thành công mẫu điện thoại Vsmart Aris 5G và dự kiến sẽ sớm được tung ra thị trường.

Xiaomi Mi 10 Pro là flagship có camera selfie kém nhất

Chiếc flagship của Xiaomi có điểm số thấp nhất về camera selfie so với mặt bằng chung flagship 2020, theo đánh giá của DxOMark.

Phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú và tái phát cao hơn người gầy

Phụ nữ mắc ung thư vú bị thừa cân hoặc béo phì khi điều trị có thể hấp thụ docetaxel (một loại thuốc hóa trị thông thường) ít hơn so với những bệnh nhân gầy.

Việt Nam phát hiện 6 chủng virus corona trên động hoang dã – cảnh báo “đặc sản” chuột và dơi

Một công bố trên tạp chí BioRxiv cho biết, đã tìm thấy 6 chủng virus corona trên động hoang dã tại Việt Nam. Trong đó, những loại động vật như chuột, dơi, các loài gặm nhấm dương tính cao nhất với virus corona.

Sự thật về giác quan thứ sáu phát hiện động đất sớm của động vật

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, giới động vật đã có những hành vi bất thường trước khi một trận động đất xảy ra.