Tham vọng AI của Trung Quốc vẫn chưa thể thành

Cuộc đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ diễn ra giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google, mà còn giữa các quốc gia đang nỗ lực thúc đẩy và phát triển công nghệ của riêng mình. Ảnh: @AFP.

Sự trỗi dậy của ChatGPT khiến Trung Quốc phải vật lộn để bắt kịp cuộc chạy đua AI. Đây cũng là cuộc đua sẽ quyết định sự giàu có, quyền lực và sức ảnh hưởng trên toàn cầu, nếu một quốc gia nào dành được.

Câu chuyện nóng nhất về công nghệ hiện nay là sự trỗi dậy của ChatGPT, và cuộc đua giữa những công ty công nghệ khồng lồ như Microsoft và Google để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ AI của riêng họ. Nhưng cuộc chạy đua AI không chỉ giới hạn ở Mỹ, các quốc gia khác cũng đang gấp rút chứng tỏ họ là những người chơi lớn.

Không nơi nào điều đó rõ ràng hơn như ở Trung Quốc, quốc gia tự nhận mình là quốc gia dẫn đầu về AI, khi một số công ty hàng đầu của nước này tuyên bố những tiến bộ của họ trong công nghệ kiểu tựa như ChatGPT. Nhưng họ cũng phải đối mặt với một trở ngại lớn: Đó là từ chính phủ của chính họ.

Baidu đang dẫn đầu trong việc thể hiện các ưu điểm chatbot của mình qua công cụ Ernie Bot, đối thủ của ChatGPT. Giám đốc điều hành của Baidu, Robin Li, khoe rằng Ernie đã được đào tạo với hơn 100 tỷ thông số hoặc điểm dữ liệu, và được xây dựng với trọng tâm là phục vụ khách hàng Trung Quốc.

Baidu không phải là công ty công nghệ Trung Quốc duy nhất nói về nỗ lực AI của mình: Tencent, Alibaba, NetEase và JD.com đều cho biết họ đang làm việc trên các dịch vụ theo phong cách ChatGPT, mặc dù không nêu rõ thời gian biểu cụ thể. Và những ứng dụng khác, như ứng dụng giao đồ ăn Meituan, có kế hoạch đầu tư hàng triệu USD vào công nghệ AI (mặc dù người đồng sáng lập Meituan thừa nhận ông biết rất ít về AI).

Nhưng chính Bắc Kinh cũng đang phanh lại. Đằng sau sự miễn cưỡng của Bắc Kinh là nỗi lo lắng rằng chatbot có thể thoát khỏi ranh giới do chính phủ áp đặt, đặc biệt là kiểm duyệt. Tất cả những điều này nhấn mạnh mối lo ngại lớn hơn mà lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đang phải đối mặt.

Bên trong cuộc đua ChatGPT tại Trung Quốc

Trong một bài đăng lan truyền vào tháng 3 trên nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc Xiaohongshu, một người dùng đã đặt ra câu hỏi khó xử đó cho hai chatbot AI: ChatGPT, dịch vụ gây sốt được phát triển bởi OpenAI và Ernie Bot của công ty công nghệ Trung Quốc Baidu: “Phụ nữ ở độ tuổi nào là tốt nhất để kết hôn?”.

ChatGPT đã đóng khung phản ứng của mình bằng một câu trả lời khôn khéo, dung hòa, ít gây tranh cãi hơn. “Câu trả lời cho câu hỏi này thay đổi tùy theo các yếu tố như văn hóa, tôn giáo, khu vực và lý lịch cá nhân. Điều quan trọng là phụ nữ phải suy nghĩ cẩn thận và tham khảo ý kiến ​​của người khác trước khi đưa ra quyết định trọng đại này”.

Còn nền tảng Ernie Bot cho ra câu trả lời thẳng thừng hơn nhiều: “Độ tuổi tốt nhất để kết hôn là từ 20 đến 25. Bởi sau độ tuổi đó, giá trị của người phụ nữ ngày một giảm sút, thân hình cũng xuống dốc”.

Đó chỉ là một trong một loạt các so sánh không mấy hay ho từ chatbot của Trung Quốc. Baidu cho biết, trong những tháng kể từ vụ việc đó, họ đã cải tiến công nghệ làm nền tảng cho Ernie Bot dần dần từng bước hoạt động vượt trội hơn OpenAI khi hoạt động bằng tiếng Trung Quốc.

Vào tháng 7, khi phóng viên này hỏi phiên bản mới nhất của Ernie Bot về độ tuổi kết hôn tốt nhất ở phụ nữ, nền tảng trả lời rằng mặc dù câu trả lời có thể thay đổi tùy theo từng người, nhưng nói chung từ 25–30 là độ tuổi phù hợp nhất với lý do sự trưởng thành về mặt cảm xúc hơn và đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định. 

ChatGPT cho thấy nhiều điều về mối quan hệ Mỹ-Trung

Các công ty Trung Quốc lớn và nhỏ, đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, thành công đột phá của ChatGPT dường như đã khiến các công ty công nghệ Trung Quốc ngạc nhiên, và giờ đây họ đang gấp rút để bắt kịp.

Bởi bất kỳ quốc gia nào giành chiến thắng trong cuộc chạy đua AI đều có thể giành được một phần béo bở trong nền kinh tế toàn cầu, và có được lợi thế trong cuộc cạnh tranh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Kerry Brown, giám đốc Viện Lau China tại Đại học King’s College London, cho biết AI đã trở thành một đại diện trong cuộc chiến giành ưu thế giữa Trung Quốc- Mỹ, và bất kỳ ai đi trước một chút trong hình thức công nghệ này đều nhận được lợi ích về mặt của cải, quyền lực và sức ảnh hưởng toàn cầu.

Và điều đó đặt những công ty công nghệ lớn của Trung Quốc vào tình thế không thoải mái – giữa một Bắc Kinh muốn tạo dựng mạng internet toàn cầu theo hướng có lợi cho mình, và một Washington quyết tâm kìm giữ công nghệ Trung Quốc tụt lại phía sau vài bước.

Cách đây không lâu, Trung Quốc dường như đã sớm đi đầu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo. Bắc Kinh đã chỉ định AI là ưu tiên quốc gia vào năm 2017, giải phóng hàng chục tỷ USD đầu tư của chính phủ.

Trung Quốc sớm sánh ngang, nếu không muốn nói là vượt qua, Mỹ về số lượng tài liệu nghiên cứu AI mà nước này xuất bản, khiến các quan chức an ninh quốc gia Mỹ phải thất vọng. Và các chuyên gia lập luận rằng, nhờ dân số khổng lồ của Trung Quốc, và hàng loạt dữ liệu cá nhân mà những công dân này cung cấp, tất cả đã mang lại cho đất nước tỷ dân này một lợi thế vốn có trong việc đào tạo các mô hình AI mới.

Sau đó, đột nhiên sự ra mắt của ChatGPT đã đảo ngược trật tự AI. Dù OpenAI chưa chính thức cung cấp dịch vụ của mình ở Trung Quốc, nhưng các nhà phát triển Trung Quốc đã tạo ra một số giải pháp thay thế tương tự. Nền tảng chatbot AI Ernie Bot của Baidu, được tiết lộ vào tháng 3 và vẫn đang được thử nghiệm nâng cấp là dịch vụ dễ nhận biết nhất giống như ChatGPT và dịch vụ của Google, Bard. Nền tảng Trung Quốc này có thể trả lời các câu hỏi, tóm tắt tài liệu cũng như tạo ra hình ảnh và biểu đồ…

Baidu từ lâu đã hy vọng rằng, AI sẽ giúp hãng lấy lại vị thế đã mất vào tay các đối thủ như gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent và Alibaba, cả hai đều đã giới thiệu sản phẩm AI của riêng mình. Trong cuộc họp báo cáo thu nhập vào tháng 5 với các nhà phân tích, Giám đốc điều hành Baidu Robin Li đã gọi AI là cơ hội to lớn có thể so sánh với sự xuất hiện của Internet và điện thoại thông minh.

Hiện tại, các cơ quan quản lý của Trung Quốc dường như đang áp dụng chiến lược “chờ xem” đối với AI. Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã công bố các quy tắc về AI tổng hợp vào tháng 7, làm suy yếu một số điều khoản cứng rắn so với đề xuất trước đó. Theo Paul Triolo, phó chủ tịch cấp cao về Trung Quốc và lãnh đạo chính sách công nghệ tại Tập đoàn Albright Stonebridge có trụ sở tại Mỹ, khẳng định có sự khác biệt lớn trong cách Trung Quốc tiếp cận quy định về trí tuệ nhân tạo, đồng thời nói thêm rằng Mỹ có xu hướng tiếp cận AI như một yếu tố bổ sung của quy định đã được quy định trước đó. Còn các quan chức Trung Quốc coi AI là một công nghệ quan trọng cần có khung pháp lý, vừa để kiểm soát các khía cạnh tiêu cực của việc triển khai thuật toán AI, vừa cung cấp cho các công ty công nghệ ý thức rõ ràng về các quy định sẽ được rút ra để khuyến khích đổi mới”.

Paul Triolo cho biết, thông điệp lẫn lộn cho thấy chính phủ Trung Quốc chưa quyết định phải làm gì. Trong khi đó, ông còn nói việc dựa vào các quy tắc chung sẽ khó giải thích và thực thi hơn, vì vậy mà điều đó sẽ khiến các doanh nghiệp Trung Quốc phải thận trọng hơn rất nhiều.

Tham vọng AI của Trung Quốc vẫn chưa thể thành - chatgpt 1
Trung Quốc theo đuổi sự thành công của ChatGPT. Ảnh: @AFP.

Cuộc chiến công nghệ ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang cản trở sự phát triển AI. Anthea Roberts, giáo sư quản trị toàn cầu tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết cả hai quốc gia đang cố gắng thúc đẩy các công ty trong nước của họ, trong khi cũng tìm cách kìm hãm sự đổi mới công nghệ ở quốc gia kia.

Mỹ có lợi thế trong cuộc đua nhờ chất bán dẫn tiên tiến hơn, thành phần chính để đào tạo các mô hình AI. Chính quyền Biden ngày càng mong muốn duy trì và mở rộng vị trí dẫn đầu đó.

Nvidia và Advanced Micro Devices, những công ty dẫn đầu thị trường về các bộ xử lý AI có trụ sở tại Mỹ đã tiết lộ rằng, vào tháng 9 tới, chính phủ liên bang sẽ yêu cầu họ ngừng bán các sản phẩm tiên tiến nhất của mình cho Trung Quốc. Nvidia phản ứng bằng cách cố gắng phát triển một loại chip yếu hơn cho thị trường Trung Quốc, mặc dù Mỹ được cho là đang xem xét các biện pháp kiểm soát tiếp theo nhằm ngăn cản cả việc bán những dòng chip cấp thấp.

Đáp lại, các công ty Trung Quốc như nhà sản xuất điện tử Huawei, vốn có sản phẩm bị cấm ở Mỹ vì lo ngại về an ninh quốc gia, hiện đang cố gắng tự phát triển chip của riêng mình. Boris Van, nhà phân tích internet Trung Quốc của Bernstein Research, cho rằng các công ty AI Trung Quốc vẫn có thể thành công với những con chip kém hơn một chút.

Huỳnh Dũng- Theo Fortune/Nytimes

Có thể bạn quan tâm
Bất chấp thị trường lao động khó khăn, lương CNTT vẫn tăng

Việt Nam đang trở thành thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh về hạ tầng và dịch vụ ứng dụng công nghệ, môi trường thu hút đầu tư cạnh tranh trong khu vực, việc thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT tiêu chuẩn đang là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức cạnh tranh đó nhưng cũng khiến ngành này tăng độ nóng nhu cầu.

Salt Cancer Initiative kết nối bệnh nhân ung thư với các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành ung bướu

“Diễn đàn bệnh nhân ung thư Việt Nam” là sự kiện quy mô lớn do Salt Cancer Initiative (SCI) – Sáng Kiến Ung Thư Muối tổ chức, nhằm kết nối các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành lĩnh vực ung bướu của Việt Nam và trên thế giới về chia sẻ, cập nhật thông tin y khoa tiên tiến nhất, đồng thời giải đáp các thắc mắc cùng bệnh nhân tại Việt Nam.

Vén màn đen tối của AI trong thị trường việc làm

Trong thị trường việc làm, mặc dù không thể phủ nhận Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại lợi ích, nhưng mặt tối của nó cho thấy có nhiều mối quan tâm và vấn đề được đặt ra đối với các doanh nghiệp cũng như cá nhân.

Tiềm năng Trí tuệ nhân tạo: Cân bằng xã hội sâu sắc và đầy cảm hứng

Bài viết này cung cấp một cái nhìn nhân văn hơn về trí tuệ nhân tạo (AI).

iPhone 15 Pro Max đứng trước nguy cơ trì hoãn buổi ra mắt

Apple dự kiến là ra mắt iPhone 15 series vào ngày 12 hoặc 13/9 trước khi phát hành ngày 22/9. Nhưng nếu quan tâm đến iPhone 15 Pro Max, người dùng có thể phải chờ lâu hơn.

Viettel bố trí 15.000 điểm lưu động hỗ trợ khách hàng chuẩn hóa thông tin thuê bao

Tổng Công ty Viễn thông Viettel thông báo triển khai chiến dịch lớn trên toàn quốc để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng hoàn thành việc chuẩn hóa thông tin thuê bao, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Gastech 2023, nghị sự chiến lược về năng lượng, tài chính, và công nghệ

Gastech công bố chương trình nghị sự chiến lược và các diễn giả tham dự năm 2023. Chương trình có sự tham dự của những nhân sự cấp cao đến từ các doanh nghiệp như Baker Hughes, ExxonMobil, GAIL, Shell, SKK Migas, JERA, Petronas and PetroChina International, cùng những nhà lãnh đạo quốc tế của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, và công nghệ.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt không chỉ dừng ở tag ảnh trên mạng xã hội

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã thoát khỏi lĩnh vực khoa học viễn tưởng, và ngày càng phổ cập, ngoài việc giúp mở khóa điện thoại và gắn thẻ ảnh trên mạng xã hội, công nghệ này còn tỏ ra hữu ích trong các ứng dụng thực tế khác.

Robot AI đồng hành: phương thuốc cho đại dịch cô đơn của nhân loại

Robot trí tuệ nhân tạo (AI) đồng hành có khả năng giúp chống lại sự cô đơn của con người. Các nhà khoa học lập luận rằng, những người bạn đồng hành cơ học này có thể hỗ trợ những cá nhân bị cô lập, giảm thiểu những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn khi ở một mình.

Công nghệ giúp người dân chủ động giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Theo dự báo, từ tháng 8 đến hết năm 2023, thiên tai nước ta vẫn còn diễn ra khốc liệt với bão, áp thấp nhiệt đới, sạt lở đất, lũ quét… Trước diễn biến phức tạp, tính chất nguy hiểm, thiệt hại khó lường của thiên tai, sự chủ động phòng ngừa, ứng phó của người dân là yếu tố quan trọng hàng đầu.