Tắt sóng 2G và các ảnh hưởng đối với người dùng Việt?

Những điện thoại đình đám một thời này có thể sẽ không còn cột sóng vào 9/2024

Việc tắt sóng 2G không chỉ giúp tối ưu hạ tầng, nguồn lực cho những mạng GSM mới mà còn để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Được “mở sóng” tại Việt Nam lần đầu vào năm 1993, là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ này, đến nay khi mạng 3G, 4G và 5G đã trở nên phổ biến, mạng 2G (GSM) đã hoàn tất sứ mệnh của mình đối với người dùng.

Phát triển mạng di động Việt và những yêu cầu mới

2G (còn viết là 2-G) là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông (hay có thể gọi là công nghệ mạng không dây tế bào – wireless cellular technology) thế hệ thứ hai. Mạng 2G được triển khai thương mại dựa trên chuẩn tiêu chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng Radiolinja (hiện là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj) vào năm 1991.

Các công nghệ 2G cho phép các nhà mạng khác nhau cung cấp các dịch vụ như tin nhắn văn bản, tin nhắn hình ảnh và MMS (tin nhắn đa phương tiện). Tất cả các tin nhắn văn bản được gửi trên 2G đều được mã hóa bằng tín hiệu kỹ thuật số (digital), cho phép truyền dữ liệu theo cách mà chỉ người nhận như dự định mới được nhận và đọc tin nhắn. Với công nghệ 2G, tín hiệu kỹ thuật số truyền nhận tạo ra nguồn năng lượng sóng nhẹ hơn và sử dụng các chip thu phát nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích bên trong thiết bị hơn, giúp cho các nhà phát triển có thể tạo ra những thiết bị di động nhỏ hơn, nhẹ hơn, nhiều công nghệ hơn so với trước đó.

Tại Việt Nam, mạng 2G chính thức được triển khai từ năm 1993, tại thời điểm mà 95-97% mạng viễn thông thế giới vẫn là analog và các hãng vẫn tiếp tục sản xuất các thiết bị này. Việc “đi tắt đón đầu” đã tạo ra không ít khó khăn đối với ngành bưu chính viễn thông Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cũng chính nhờ lựa chọn này, cùng với quyết tâm khắc phục, vượt qua khó khăn của Chính phủ và các doanh nghiệp đã tạo ra những bước nhảy vọt đối với sự phát triển của ngành viễn thông Việt, từng bước đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân dùng mạng di động lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, cùng với những yêu cầu của thời đại, quá trình hội nhập kinh tế thế giới, những thành tựu của khoa học công nghệ đã lần lượt phát triển các công nghệ mạng di động mạnh mẽ hơn, tối ưu hơn, đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là hỗ trợ mạng Internet thông suốt trên các thiết bị thông minh.

Không chỉ áp dụng các thành tựu công nghệ của thế giới trong việc áp dụng sóng 3G, 4G, Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên nghiên cứu, áp dụng thành công mạng 5G trên thế giới. Đây cũng là những mạng di động đang được người dân sử dụng phổ biến hiện nay, đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ, toàn diện tại tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Việc sử dụng những thiết bị 2G đời cũ đã không còn có thể đáp ứng được yêu cầu biến mỗi người dân trở thành những “công dân số” trong thời đại số hóa toàn cầu hiện nay.

Theo nhiều nghiên cứu từ các công ty, nhà mạng trên thế giới, mạng 2G có thủ tục đăng nhập và kết nối đơn giản nên đã được xem là “lỗi thời” và chứa nhiều lỗ hổng vì vậy tội phạm mạng có thể lợi dụng để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn giả mạo… đến thiết bị người dùng qua sóng mạng 2G với các trạm BTS giả mạo gây ra không ít thiệt hại đối với người dùng. Bên cạnh đó, về mặt phát triển công nghệ mạng, việc duy trì sóng 2G đang chiếm “chỗ” băng tần vốn có thể được sử dụng cho việc phát triển sóng mạng 5G, 6G… Vì vậy, yêu cầu tắt sóng mạng 2G ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo quyền lợi cho cả người dân lẫn doanh nghiệp.

Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 15 triệu thuê bao 2G

Việc lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó chương trình đặt mục tiêu phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh (smartphone) đến từng người dân Việt Nam, đây sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu và cơ hội phát triển mới.

Để chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G, Bộ TT&TT cũng đã sớm ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất” chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2021, buộc các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên. Đến ngày 27/9/2022, Bộ cũng đã có công văn về định hướng triển khai lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ 4G. Tháng 9/2024 cũng là thời điểm hết hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép băng tần vô tuyến điện mạng 2G đối với các nhà mạng, đây cũng sẽ là thời điểm chính thức tắt sóng 2G tại Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 15 triệu thuê bao 2G, để thúc đẩy chuyển đổi sang 4G, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ phối hợp với các nhà mạng, chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp cùng với các nhà mạng để hỗ trợ cho người dân thực hiện chuyển đổi. Trong đó, Quỹ Viễn thông công ích sẽ dành kinh phí hỗ trợ cho thuê bao là hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa chuyển đổi thiết bị từ 2G sang 4G với khoảng 400 ngàn máy. Hiện Quỹ đang thực hiện thống kê các hộ dân thuộc diện cần hỗ trợ.

Là doanh nghiệp đi đầu trong áp dụng công nghệ 2G tại Việt Nam từ cách đây hàng chục năm, cũng là doanh nghiệp tiên phong áp dụng thành công công nghệ 5G tại Việt Nam, nâng cấp về công nghệ liên tục trong những năm qua để đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân trong từng giai đoạn.

Từ năm 2015, khi 2G vẫn chiếm khoảng khoảng 60% lưu lượng mạng, VNPT đã xác định chiến lược và xây dựng kế hoạch tắt sóng 2G, triển khai các bài toán 2G kết hợp với triển khai 3G, 4G. Trong 2 năm qua, VNPT đã chủ động tiến hành tắt các trạm riêng lẻ không phát sinh hoặc phát sinh rất ít lưu lượng. Để làm điều này, VNPT đã kết hợp cả hoạt động kỹ thuật cũng như tuyên truyền cho thuê bao trong khu vực và tiến hành tắt sóng khoảng 10% trạm riêng 2G. VNPT đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để đến tháng 9/2024 cam kết thực hiện chuyển đổi tất cả thuê bao, thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G theo chỉ đạo, định hướng của Bộ TT&TT.

VNPT cũng đã sẵn sàng các kịch bản cụ thể để hỗ trợ cho các khách hàng đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới như người già, người sử dụng ở khu vực nông thôn, hải đảo.

Thực hiện theo đúng chủ trương của Bộ TT&TT, VNPT hiện đã sẵn sàng cho việc tắt sóng 2G. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để hỗ trợ người dân, khách hàng thực hiện chuyển đổi lên các thiết bị 4G, 5G một cách tối ưu, để không một người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình thực hiện chuyển đổi số quốc gia”, đại diện VNPT cho biết.

Có thể bạn quan tâm
CES 2024 – Samsung đề ra chiến lược ‘AI cho mọi người’

Samsung đề ra chiến lược sử dụng công nghệ AI để tạo ra trải nghiệm kết nối đa thiết bị một cách an toàn, đa dạng và tiết kiệm năng lượng hơn.

Hệ thống “chấm điểm tín dụng” cho ô tô đã qua sử dụng

Vehicle Facts là một nền tảng công nghệ dùng để “chấm điểm tín dụng” cho ô tô đã qua sử dụng tại Việt Nam, do các bạn trẻ viết nên.

Nền tảng đám mây AWS giúp các nhà khai thác drone toàn cầu gia tăng doanh thu

Aerodyne, nhà cung cấp giải pháp drone (thiết bị bay không người lái) đã vận hành nền tảng phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) DRONOS của mình trên nền tảng đám mây AWS để giúp các nhà khai thác drone trên toàn thế giới phát triển hoạt động kinh doanh.

Để đi từ Chính phủ điện tử đến Chính phủ số, cần sớm có Khung kiến trúc tổng thể

Thực tế cho thấy, mức độ thông minh hóa (máy làm thay người) trong bộ máy chính phủ sẽ tăng dần theo cấp độ trưởng thành số của chính phủ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn con người. Vì thế, cả Chính phủ điện tử (CPĐT) và Chính phủ số (CPS) sẽ cùng tồn tại với xu thế nghiêng dần sang CPS hay “thấm dần tinh thần số” trong một thời gian dài nhiều chục năm nữa.

Trong 9 tháng của 2023, có 12 tỉnh thành xây dựng Zalo mini app

Tháng 3/2023, tỉnh Tây Ninh là tỉnh đầu tiên ra mắt Zalo mini app phục vụ người dân. Chỉ 9 tháng sau đó, đã có 12/63 tỉnh thành trên cả nước lựa chọn Zalo mini app như một công cụ chuyển đổi số trong hành chính và hướng đến người dân.

Kalapa Challenge 2023, ứng dụng AI vào y học và chuyển đổi chữ viết tay

Đề bài của Kalapa Challenge 2023 dành cho thí sinh năm nay là đưa ra các giải pháp mới cho y học nhằm cải thiện quá trình chuẩn đoán, điều trị bệnh đồng thời cung cấp một giải pháp hiệu quả trong việc quản lý và chuyển đổi văn bản viết tay.

Visa Đào tạo Kỹ năng Quản lý Tài chính cho đồng bào dân tộc thiểu số

Visa vừa khép lại Chương trình Đào tạo Kỹ năng Quản lý Tài chính 2023 phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc. Chương trình đánh dấu bước tiến quan trọng trong cam kết của Visa hướng tới nâng cao hiểu biết về tài chính và kinh doanh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh Việt Nam.

AI tạo sinh IBM watsonx tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 21/12, tại Diễn đàn Giám đốc Công nghệ Thông tin IBM – IBM Vietnam CIO Forum 2023 tại Đà Nẵng, IBM đã nhấn mạnh cam kết giúp đỡ chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam khai thác sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây lai và công nghệ bảo mật để thúc đẩy khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao năng suất ở cấp độ doanh nghiệp và quốc gia.

Sau 2 tháng, Zalo mini app “Đồng Nai Smart” có hơn 200.000 người dân sử dụng

Sau 2 tháng triển khai, Zalo mini app “Đồng Nai Smart” đã có hơn 200.000 người dân truy cập sử dụng, trong đó có đến 141.120 người dùng trên 45 tuổi.

Hơn 15.000 cơ quan Nhà nước sử dụng Zalo kết nối với người dân

Theo thống kê của Zalo, tính đến tháng 12/2023, có 15.349 tài khoản Zalo OA được tạo bởi các cơ quan Nhà nước (CQNN), dịch vụ công, tăng 54% so với năm 2022.