Với chủ đề Scaling Up (tăng tốc), sự kiện Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2019 đã đưa ra những hướng đi mới, cách tiếp nhận mới cho quá trình kết nối và mở rộng thị trường.
Phiên thảo luận Cơ hội thị trường và Xu hướng công nghệ với những dự báo về xu hướng tiêu dùng online-offline, cơ hội thách thức dành cho các Start Up, định hướng các chính sách quản lý trong TMĐT.
Nhân sự phải có khả năng “sửa máy bay trên không”
Bàn về giai đoạn tăng tốc (Scaling Up) trong doanh nghiệp nói chung, lĩnh vực TMĐT nói riêng, bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc điều hành trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) nhấn mạnh đến 4 yếu tố tạo tăng trưởng nóng trong doanh nghiệp khi đã qua giai đoạn Start Up (linh hoạt), bao gồm con người, chiến lược, thực thi và tài chính. Ở giai đoạn Scaling Up, theo bà Phi, con người tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất, nếu chưa xây dựng được một đội ngũ nhân sự giỏi để vận hành thì doanh nghiệp chưa nên tiến tới giai đoạn Scaling Up. Trong thời kỳ mở rộng này, doanh nghiệp cần phải đưa ra những cặp chiến lược để cân nhắc quyết định lựa chọn phù hợp: hợp tác hay đối đầu, phòng thủ hay tấn công. Khi đã có chiến lược tốt, đương nhiên phải có đội ngũ nhân sự giỏi để thực thi. Các nhân sự này phải có khả năng “sửa máy bay trên không”, tức khả năng ứng phó và xử lý được mọi tình huống. Kỳ vọng vào KPI hoặc mong muốn kết quả thu về quá mức sẽ dễ đẩy doanh nghiệp vào vòng thâm hụt dòng tiền vì phải rót nhiều ngân sách.
Đầu tư TMĐT là một cuộc chơi dài hơi và phải có tính liên kết. Bà Phi cũng lưu ý, đối với những doanh nghiệp thường có thói quen hợp tác giao một phần việc mà mình không chuyên cho một đối tác bên ngoài phụ trách sẽ là điều rất nguy hiểm vì phải phụ thuộc nhiều vào đối tác. Tốt nhất theo bà Phi, doanh nghiệp cần phải sở hữu được nguồn lực lõi để có thể phụ trách và chủ động trong mọi công việc ngay cả khi hợp tác với đối tác.
Thị trường TMĐT Việt Nam đang giai đoạn mới nổi, nhiều tiềm năng, lắm thách thức
Số liệu nghiên cứu của Nielsen thông qua hành vi tiêu dùng online và offline cho thấy, thị trường TMĐT Việt Nam đang ở giai đoạn mới nổi, có tiềm năng tăng trưởng rất tốt với mức tăng 30% mỗi năm. Việt Nam đã vượt qua ngưỡng trung bình của khu vực châu Á -Thái Bình Dương và thế giới về tỷ lệ người dùng Internet (53%). Hiện có đến 77% người dùng Internet Việt Nam đã từng mua sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến. Ưu thế dân số trẻ, sử dụng điện thoại, các thiết bị kỹ thuật số nhiều, bên cạnh đó cùng với sự có mặt của những công nghệ mới, dịch vụ mới đang mang lại những trải nghiệm người dùng đã đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích mua sắm tiêu dùng. Tuy nhiên vì đang trong giai đoạn mới nổi, nên đa số người dùng hiện vẫn chọn khuyến mãi (85% mua online để hưởng giảm giá) so sánh giá, và thanh toán khi nhận hàng (93%) khi mua hàng trực tuyến.
Nghiên cứu cũng cho thấy, người Việt Nam sẵn sàng chi tiêu mua sắm cho tất cả các nhãn hàng dù lạ hay quen. Trong TMĐT, nếu rào cản chung trên thế giới là sự kết nối không ổn định và thiếu an toàn bảo mật, thì tại Việt Nam rào cản lớn chính là chất lượng sản phẩm dịch vụ, cách tiếp cận thông tin không dễ dàng, thích tận tay trải nghiệm, đặc biệt là thiếu niềm tin vào việc mua sắm trực tuyến. Sản phẩm có thể bị hư hỏng trên đường khi vận chuyển, và đa phần là than phiền sản phẩm thật không như trên trang mạng. Điều đó dẫn đến tâm lý lo ngại tình trạng gian lận, nên tất cả người dùng đều có nhu cầu muốn xem/kiểm tra sản phẩm khi mua hàng.
Bà Lê Thị Thùy Trang, Giám đốc đối tác bán lẻ Neilsen cho biết, theo kết quả khảo sát, người tiêu dùng có rất nhiều mong muốn khi mua hàng trực tuyến. Như muốn nhà cung cấp phải đảm bảo hoàn tiền đối với sản phẩm không đúng đơn hàng, cung cấp giao hàng miễn phí với những mua sắm trên mức tiêu dùng tối thiểu, giao hàng chính xác phù hợp với lộ trình của người dùng, biết được tiến độ chi tiết và thực tế về tình trạng đơn hàng, gửi tin nhắn SMS/email trong trường hợp không còn hàng đặt… Điều đó đồng nghĩa rằng, các đơn vị bán hàng online cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy trình, chính sách, sự kết nối đa kênh online và offline nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại những tiện lợi cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hoạt động TMĐT, Cục TMĐT-Kinh tế số, Bộ Công Thương
Cụ thể là kế hoạch Sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP; Triển khai Quyết định số 3304/QĐ-BCT về Kế hoạch tăng cường công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2018-2020; Xây dựng và trình Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025.
Máy bán hàng cầm tay nhỏ gọn, đa năng Sapo SM giúp chủ shop in hóa đơn, quét mã vạch sản phẩm và quản lý bán hàng chuyên nghiệp
Hỗ trợ người dân đưa nông sản bán trực tuyến
Tại diễn đàn, VECOM đã chính thức công bố khởi động chương trình “Ngày của làng dừa Bến Tre” – một dự án của Chương trình phát triển TMĐT bền vững do VECOM phối hợp với Lazada thực hiện, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, các hộ kinh doanh các sản phẩm liên quan tới dừa ở tỉnh Bến Tre tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanh trên môi trường trực tuyến, sau đó tiến tới nhân rộng mô hình ra ở các địa phương với nhiều loại nông sản khác.
Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho hay, từ lâu đã nổi tiếng với cây dừa và các sản phẩm từ dừa, Bến Tre cũng xác định dừa là một trong 8 sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Toàn tỉnh hiện đang có trên 72.000 hecta trồng dừa, trong đó có 2.500 hecta dừa hữu cơ, cung cấp hơn 720 triệu trái mỗi năm. Sản phẩm dừa Bến Tre đã xuất khẩu đến 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2018 đạt hơn 215 triệu USD, chiếm 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu như cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, dầu dừa, nước dừa đóng hộp, thạch dừa, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, mỹ phẩm và các sảm phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa.
Theo kế hoạch, ngày 25/4/2019 sẽ là “Ngày của làng dừa Bến Tre” trên sàn thương mại điện tử Lazada. Theo đó, sẽ có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nông thôn như miễn phí mở gian hàng, miễn phí hoa hồng trọn đời, miễn phí các chương trình đào tạo bán hàng online…
Bạch Đông
Ngày 28/3, Signify Việt Nam khánh thành Trung tâm Ứng dụng Chiếu sáng Thông minh và giới thiệu loạt giải pháp chiếu sáng thông minh mới.
Bộ đôi smartphone cao cấp của Huawei là P30 và P30 Pro vừa ra mắt tại Pháp, nhấn mạnh khả năng chụp ảnh đỉnh nhất, cho đặt trước ngay hôm nay. Huawei P30 Lite sản phẩm tầm trung của dòng đã được công bố giá và cho đặt hàng.
Kaspersky Lab vừa phát hiện một chiến dịch APT mới, ảnh hưởng đến lượng lớn người dùng thông qua tấn công chuỗi cung ứng.
Galaxy A20 hội tụ hầu hết tính năng nổi bật của các máy dòng cao của Samsung như màn hình vô cực, camera kép với góc chụp siêu rộng cùng dung lượng pin lớn tích hợp sạc nhanh, cấu hình tốt, trong mức giá rất ổn.
Thiết kế ấn tượng và tích hợp nhiều công nghệ mới, Vivo V15 vừa được ra mắt thị trường Việt Nam là dòng điện thoại phân khúc tầm trung có mức giá tốt (7.990.000 đồng). Không những thế, từ ngày 21-28/3/2019 khi khách hàng đặt mua sản phẩm này, ở mỗi hệ thống bán lẻ lại còn áp dụng các chương trình ưu đãi khác nhau.
“Tài liệu những điều cần biết về nghề CNTT” vừa chính thức được phát hành dưới dạng ebook dành cho học sinh, sinh viên và cả những phụ huynh đang muốn tìm hiểu chi tiết về ngành CNTT vốn rất được ưa chuộng nhưng vẫn luôn bị khát nguồn nhân lực này.
Samsung đã công bố giá bán loạt TV QLED 2019 của mình, trong đó, mẫu QLED 8K Q900R 98inch có giá 2,29 tỷ đồng.
Ngày 20/3, tập đoàn Microchip Technology công bố khung phần mềm hợp nhất với việc phát hành MPLAB® Harmony phiên bản 3.0, lần đầu tiên mở rộng hỗ trợ cho các vi điều khiển SAM để giúp các nhà phát triển đơn giản hóa và mở rộng quy mô thiết kế.
Đại học RMIT Việt Nam sẽ trao tặng 112 suất học bổng trị giá 33 tỉ đồng cho sinh viên trong nước và quốc tế theo chương trình học bổng 2019 của trường.
4/3 vừa qua, Realme đã ra mắt sản phẩm mới Realme 3 với tiêu chí trẻ, đẹp, giá tốt, cấu hình ngon tại thị trường Ấn Độ, chiếc máy ấy sẽ về Việt Nam vào ngày 4/4, khiến thị trường tầm trung của quý 2 trở nên sôi động hơn.