Ransomware là một loại phần mềm được hacker sử dụng để xâm nhập vào máy tính hoặc hệ thống dữ liệu và mã hóa các tệp tin hoặc khoá toàn bộ hệ thống của nạn nhân. Sau đó, kẻ tấn công sẽ đòi một khoản tiền chuộc để nhận được công cụ mở khoá.
Tối 30/3/2024, Cục An toàn thông tin đã phát đi cảnh báo về việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin sau khi nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước phải chịu tấn công ransomware thời gian gần đây.
Các phương pháp tấn công ransomware phổ biến bao gồm gửi các tệp đính kèm email hay các trang web độc hại, lợi dụng lỗ hổng hệ thống để truy cập vào hệ thống máy tính của nạn nhân. Một khi đã lây nhiễm thành công, nó sẽ mã hóa tệp tin, làm cho chúng không thể truy cập được và hiển thị yêu cầu đòi tiền chuộc. Thông thường, các yêu cầu này sẽ có thời hạn cố định. Nếu không trả tiền đúng hạn có thể dẫn đến nguy cơ xoá dữ liệu đã bị mã hóa hoặc công khai công bố thông tin nạn nhân.
Ransomware gây ảnh hưởng đến các tổ chức tài chính, cơ quan chính phủ, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp… Nó có thể tấn công vào ổ đĩa cục bộ và gây tác động đến tất cả các thiết bị kết nối hoặc thậm chí xoá sạch toàn bộ hệ thống mạng và dữ liệu sao lưu chỉ trong một lần. Mặc dù vẫn có khả năng khôi phục lại dữ liệu, nhưng sẽ tốn thời gian và chi phí nếu nạn nhân chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng. Để ngăn chặn ransomware, các tổ chức nên quản lý cẩn thận việc bảo mật email, bảo mật mạng, cập nhật hệ thống đều đặn và sao lưu thường xuyên các dữ liệu quan trọng.
Cuộc tấn công ransomware đầu tiên đã xảy ra vào năm 1989. Sau hơn 30 năm, ransomware đã trở nên phức tạp, nguy hiểm hơn và mật độ ngày càng gia tăng. Số lượng các vụ tấn công mạng đã tăng 22% tại Châu Á – Thái Bình Dương và 40% trên toàn thế giới trong giai đoạn 2021-2022.
Thường thì các doanh nghiệp sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng để phục hồi sau khi bị ransomware tấn công. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Kaspersky, có đến 71% các doanh nghiệp thậm chí không thể khôi phục được dữ liệu sau khi bị tấn công. Ngay cả khi các tổ chức sẵn lòng trả tiền chuộc, vẫn không chắc chắn sẽ lấy lại được thông tin đã mất. Theo thống kê, có đến 50% tổ chức vẫn bị mất một phần dữ liệu và 13% thậm chí mất hết tất cả dù đã trả tiền chuộc.
Hiện nay, ransomware đã phát triển thành một mô hình kinh doanh sinh lời, dẫn đến các cuộc tấn công ngày càng tinh vi với những mục tiêu cụ thể. Thông thường, ransomware tuân theo các bước từ thu thập thông tin, đến lừa nạn nhân truy cập vào các liên kết độc hại để tận dụng lỗ hổng và xâm nhập. Sau đó, các hacker sẽ liên tục thu thập thông tin, dữ liệu quan trọng và tiến hành mã hóa dữ liệu gốc tại nguồn. Cuối cùng sẽ đến bước đàm phán, tống tiền. Nếu thất bại, thông tin quan trọng của tổ chức sẽ bị tiết lộ hoặc xoá trực tiếp.
Đối mặt với sự gia tăng của ransomware, việc bảo vệ dữ liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Synology cung cấp giải pháp bảo vệ dữ liệu toàn diện, tạo ra một lá chắn vững chắc cho doanh nghiệp, bảo mật dữ liệu đa nền tảng, đảm bảo tính chính xác và sẵn sàng cho bản sao cũng như đơn giản hóa việc quản lý. Trong trường hợp bị ransomware tấn công, dữ liệu vẫn có thể được nhanh chóng phục hồi, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Giải pháp bảo vệ dữ liệu của Synology giúp nhân viên IT triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả, đảm bảo khả năng khôi phục dữ liệu cho tổ chức chống lại các cuộc tấn công ransomware.
Theo một nghiên cứu do Amazon Web Services (AWS) vừa công bố, khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng rộng rãi, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao hơn tới 36% cho người lao động trong khu vực ASEAN có kỹ năng và kinh nghiệm AI, trong đó nhân sự trong lĩnh vực IT (49%) và trong nghiên cứu và phát triển (46%) là những người được trả lương nhiều nhất.
CADDi Vietnam vừa chính thức ra mắt SaaS CADDi Drawer – nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây (SaaS) được phát triển dựa trên công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI), kỳ vọng đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các khó khăn tồn đọng trong quy trình vận hành – quản trị sản xuất.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Tây Bắc (Trung Quốc) vừa công bố một bước tiến đáng kể trong mô hình ngôn ngữ lớn của trí tuệ nhân tạo (AI).
Ngày 26/3, Công ty QTSC và Trung tâm Hỗ trợ & Tư vấn Chuyển đổi Số TPHCM (DXCenter) tổ chức Hội thảo về “Sản Xuất Bền Vững Hướng Đến Tăng Trưởng Xanh”, nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất bền vững và mô hình tăng trưởng xanh, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về việc xây dựng và thực hiện các mô hình sản xuất xanh và phát triển kinh tế bền vững. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 23 năm thành lập Khu Công viên phần mềm Quang Trung (16/3/2001 – 16/3/2024).
Toyota Việt Nam vừa công bố hợp tác với Synology, nhằm nâng cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu lên cấp petabyte hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu ngày càng tăng của doanh nghiệp.
Với thiết bị đầu cuối tích hợp vào hệ thống PCCC hiện có của khách hàng, VNPT iAlert không chỉ gửi và nhận tin cảnh báo một cách nhanh nhất mà còn cung cấp phần mềm trực tuyến để giám sát và quản lý thiết bị trên các nền tảng website và smartphone.
Dell AI Factory (Xí nghiệp sản xuất vận hành bằng AI) kết hợp NVIDIA là giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) toàn diện giúp doanh nghiệp nhanh chóng tận dụng tối đa các khoản đầu tư vào AI.
Sức khỏe của nhiều người có thể sớm nằm trong tay các y tá AI được hỗ trợ bởi Nvidia với khoản phí dịch vụ khá rẻ so với chi phí khám chữa thông thường.
Microsoft và NVIDIA vừa công bố mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu dài bằng những tích hợp mới, tận dụng các công nghệ AI tạo sinh và Omniverse™ mới nhất của NVIDIA trên Microsoft Azure, các dịch vụ AI của Azure, Microsoft Fabric và Microsoft 365.
Tờ Bloomberg đưa tin, Apple và Google đang đàm phán để tích hợp mô hình AI Gemini của Google vào iPhone. Nếu thỏa thuận này thành hiện thực, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào công ty xAI của Elon Musk và OpenAI của Sam Altman.