Do tâm lý lo lắng về dịch bệnh và những biến động kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng cân nhắc và tiết kiệm trong việc mua sắm. Dù người tiêu dùng vẫn tiếp tục duy trì thói quen mua hàng trực tuyến nhưng mức chi tiêu trung bình của mỗi khách hàng đã thấp hơn so với hai năm trước - theo báo cáo do Lazada thực hiện.
Báo cáo cho hay, cứ 10 người thì sẽ có 8 người tiếp tục mua sắm online vì sự thoải mái và tiện lợi. Đặc biệt, khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng dành nhiều công sức và thời gian tìm kiếm các ưu đãi kèm theo tốt nhất để tiết kiệm chi tiêu. Dưới đây là những hành vi tiêu dùng nổi bật được ghi nhận trên Lazada Việt Nam trong quý 3 năm 2022 (tháng 7-8-9) và một số dự đoán xu hướng mua sắm cuối năm.
1.Người tiêu dùng ưa chuộng hàng nội địa Việt Nam: Người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục dành sự ưu tiên nhiều hơn đối với các thương hiệu nội địa. Theo khảo sát hành vi tiêu dùng trực tuyến của người dùng khu vực Đông Nam Á của Lazada và Milieu Insight năm 2022, 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt, đặt lòng tin nơi thương hiệu Việt nhiều hơn.Xu hướng này được cho là tất yếu khi các thương hiệu nội địa Việt Nam ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cùng giá thành phù hợp trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, các thương hiệu nội địa cũng tích cực đổi mới sáng tạo, mang đến các sản phẩm phù hợp và ứng dụng cao cho người Việt.
2.Các ngành hàng ghi nhận sức mua sắm nổi bật trên Lazada: Theo ghi nhận từ Lazada Việt Nam, trong quý 3 năm 2022, ngành hàng Làm Đẹp được người dùng tích cực mua sắm và ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu vượt trội, đặc biệt là trong các Lễ hội mua sắm lớn như 9.9 và 10.10. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc da được mua nhiều nhất như kem chống nắng, kem dưỡng da, dầu gội – sữa tắm, son môi… Ngoài ra, có thể kể đến ngành hàng Điện Tử cũng góp mặt trong top các ngành hàng ghi nhận lượng mua sắm cao, các sản phẩm dành được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng như: tai nghe bluetooth, loa bluetooth, máy ảnh, laptop,… phục vụ cho nhu cầu làm việc, học tập, giải trí hàng ngày; đặc biệt trong thời điểm bắt đầu năm học mới.
3.Người tiêu dùng mong đợi TMĐT mang đến nhiều trải nghiệm hơn một ứng dụng mua sắm thông thường. Bên cạnh việc mua sắm đơn thuần, người tiêu dùng ngày càng mong muốn TMĐT là một điểm đến tích hợp, nơi họ có thể xem livestream, chơi game giải trí, giao lưu với người nổi tiếng… Tại Lazada, kênh livestream LazLive là một trong những kênh mua sắm kết hợp giải trí then chốt dành cho người dùng cũng như hỗ trợ thương hiệu và nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả. Theo đó, Lazada ghi nhận số lượt xem livestream trên LazLive vào quý 3 năm 2022 đã tăng 97% so với cùng kì năm 2021 nhờ vào những nội dung livestream thú vị, đặc sắc cũng như tính năng Nhìn thấy – Mua ngay (See Now Buy Now) ngày càng được tối ưu và cải tiến.
4.Dự đoán xu hướng mua sắm trên TMĐT trong quý 4 năm 2022. Đây là sẽ là giai đoạn mua sắm cao điểm nhất trong năm vì có nhiều lễ hội quan trọng diễn ra. Trong đó, nhu cầu mua các mặt hàng về làm đẹp, thời trang, điện tử, nội thất nhà cửa, thực phẩm được dự đoán sẽ tăng cao. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì mua sắm nhưng với tâm lí cân nhắc và thận trọng. TMĐT được dự đoán là kênh mua sắm được ưa chuộng và đón sóng truy cập cao trong giai đoạn cuối năm vì sự tiện lợi, nhanh chóng, lựa chọn đa dạng, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí. Thời gian này các thương hiệu và nhà bán hàng sẽ tiếp tục xu hướng chuyển đổi số lên TMĐT. Đây là thời điểm các doanh nghiệp cần tận dụng và tối ưu hóa các công cụ hỗ trợ, tính năng trên sàn TMĐT để mở rộng tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng mạnh doanh thu trực tuyến.
Ông Đặng Anh Dũng, Phó Tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết, các Dịch Vụ Tài Trợ Lazada (Lazada Sponsored Solutions) hiện đang thu hút sự tham gia của các thương hiệu và nhà bán hàng, tăng khoảng hơn 107% trong quý 3/2022 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, dịch vụ Tài trợ hiển thị sản phẩm (Sponsored Discovery) có tỉ lệ nhà bán hàng tham gia cao nhất. Hoặc các giải pháp tiếp thị liên kết (Sponsored Affiliate), Tài trợ hiển thị (Sponsored Display) và Tài trợ sản phẩm mới (New product launcher)…
Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới 2022 đã và đang diễn ra ở TPHCM, kết nối hàng ngàn nhà bán hàng Việt Nam và khai phá tiềm năng gia nhập sân chơi quốc tế cho doanh nghiệp Việt.
Các nhà phê bình cảnh báo dưới sự lãnh đạo của Elon Musk, một người theo phong cách chuyên chế về ngôn luận tự do, sẽ mở ra nhiều lời nói căm thù hơn trên nền tảng Twitter.
Rostelecom có kế hoạch phát hành nhiều smartphone và tablet dựa trên nền tảng Aurora OS của Nga vào năm 2030 với kỳ vọng trở thành công ty dẫn đầu thị trường.
Ngày 29/10/2022, Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập với thông điệp Sáng tạo – Liên kết – Đột phá.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ điều tra các tuyên bố của Tesla về công nghệ tự lái Autopilot của công ty xe điện khi chúng liên quan đến một loạt vụ tai nạn gây nghi ngờ về độ an toàn của chương trình vào thời điểm này.
Báo cáo cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.
Trải qua 5 lần tổ chức, chương trình Zalo AI Challenge năm nay nâng tổng giá trị giải thưởng lên 15,000 USD. Trong đó, 3 đội quán quân tương ứng với 3 bảng thi đấu sẽ nhận được phần thưởng 3,.00 USD/giải, 3 đội á quân sẽ giành về 1.500 USD/giải.
Đại dịch đã thúc đẩy việc ứng dụng số ở Đông Nam Á và mang lại cho người dùng những thói quen mới. Còn tội phạm mạng thì tiếp tục lợi dụng bối cảnh này để nhắm vào người dùng nhằm trục lợi.
Với triết lý thiết kế đương đại nhắm đến người dùng doanh nghiệp, bộ đôi laptop ThinkPad Z13 và Z16 mới vừa được Lenovo ra mắt đã có những sự thay đổi lớn trong tư duy về sức mạnh công nghệ, cũng như tác động của công nghệ đối với môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Mức tăng trưởng trong nền kinh tế internet của Đông Nam Á đang chậm lại sau nhiều năm có bước nhảy vượt bậc. Điều đó cho thấy, ngay cả các thị trường kỹ thuật số mới nổi cũng không tránh khỏi những khó khăn kinh tế bủa vây.