Tác động của công nghệ đang ảnh hưởng đến nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán thế nào?

Navigos Group cùng Hội Kế Toán Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và Học Viện Smart Train đồng hành thực hiện và phát hành “Báo cáo nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán trong bối cảnh mới”, đặc biệt dưới sự tác động mạnh mẽ của công nghệ.

“Báo cáo nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán trong bối cảnh mới” được thực hiện nhằm mang đến một bức tranh tổng thể về nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán trong bối cảnh mới trên các phương diện đào tạo, tác động của thay đổi công nghệ, tuyển dụng và việc làm, khoảng cách giữa yêu cầu thực tế với đào tạo trong nhà trường cũng như một số đặc điểm về giới tính và thế hệ trong cảm nhận về nghề nghiệp.

Báo cáo được công bố trong Tọa đàm “Chuyển đổi số, sự thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo với yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán” do Trường Đại học Mở TPHCM và Hội Kế toán TPHCM tổ chức ngày 10/7 vừa qua.

Báo cáo dựa trên thống kê dữ liệu công khai của 128 trường đại học và 7 chi nhánh có đào tạo nhóm ngành Kế toán, Kiểm toán trên cả nước, với kết quả khảo sát của 471 doanh nghiệp và 833 cá nhân làm việc trong lĩnh vực này, được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8 – 9/2023.

Tác động của công nghệ đến nghề nghiệp được doanh nghiệp và cá nhân người làm công tác Kế toán, Kiểm toán cảm nhận rõ rệt cùng với các cơ hội cũng như thách thức mang lại. Báo cáo cho biết, nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán phát triển nhanh chóng và có vị trí quan trọng trong các trường đại học. Các cơ sở đào tạo Kế toán – Kiểm toán tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và một số tỉnh, thành phố. Trên cả nước có 128 trường đại học mở các ngành này, chiếm 54% tổng số trường đại học tại Việt Nam, với 92.187 sinh viên theo học, chiếm tỷ lệ 4,9% tổng số sinh viên đại học cả nước.

Có 78,2% doanh nghiệp và 83,4% cá nhân người làm công tác Kế toán, Kiểm toán được khảo sát đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ đến nghề nghiệp ở mức độ quan trọng và rất quan trọng. Các xu hướng công nghệ được cho là có ảnh hưởng lớn nhất bao gồm: Số hóa chứng từ, hồ sơ, Dữ liệu lớn và phân tích, Số hóa quy trình làm việc và Tự động hóa công việc.

Nhìn về tương lai, vai trò của các ứng dụng truyền thống như phần mềm kế toán, phần mềm thuế có khuynh hướng giảm bớt trong khi các ứng dụng công nghệ hiện đại như Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phần mềm bảo mật, công cụ phân tích và trình bày dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây sẽ được sử dụng nhiều hơn. 

Dưới góc độ doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán chủ yếu liên quan đến động cơ nội tại như lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu kinh doanh thông qua việc giảm thời gian xử lý công việc, không cần bổ sung nhân sự khi quy mô tăng trưởng ít. Trong khi đó, các thách thức lớn nhất theo họ là chi phí, nguồn nhân lực và vấn đề an toàn, bảo mật. 

Cá nhân người làm Kế toán, Kiểm toán đánh giá cao lợi ích tăng lên do ứng dụng công nghệ như nâng cao hiệu suất, linh hoạt và thuận tiện và giảm bớt công việc nhàm chán. Ứng dụng công nghệ không gây nhiều lo lắng cho người làm công tác Kế toán, Kiểm toán ngoại trừ vấn đề tính phức tạp công việc tăng lên. 

Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán còn khá hạn chế mặc dù có lạc quan hơn từ các doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn. Tuy nhiên sinh viên mới ra trường vẫn rất khó khăn trong tìm việc làm. Thách thức thường gặp nhất của doanh nghiệp trong tuyển dụng là ứng viên không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. Có 44,2% doanh nghiệp được hỏi cho biết chưa có nhu cầu tuyển dụng trong năm tới. Phân tích nhu cầu tuyển dụng theo quy mô doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn có nhu cầu tuyển dụng cao hơn. Cụ thể là 64,1% doanh nghiệp có quy mô từ 100 đến dưới 1.000 lao động có kế hoạch tuyển dụng trong năm tới và con số này ở các doanh nghiệp quy mô trên 1000 lao động là 66,7%. 

Nhu cầu tuyển dụng Kế toán, Kiểm toán của các doanh nghiệp tập trung vào nhân viên và trưởng nhóm/giám sát. Sinh viên mới ra trường không được quan tâm nhiều, chỉ có 7,2% doanh nghiệp được khảo sát cho biết có nhu cầu này. 

Công việc cần tuyển trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán được rải khá đều cho các lĩnh vực. Các doanh nghiệp nhỏ có khuynh hướng tuyển nhiều về kế toán tài chính và kế toán thuế. Trong khi đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn quan tâm đến kế toán quản trị, quản trị rủi ro và Kiểm soát nội bộ. Khá nhiều doanh nghiệp được hỏi cho biết thách thức họ gặp phải là ứng viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn (54,6%). Rất ít doanh nghiệp gặp khó khăn do không đủ ứng viên (7,2%) hoặc cạnh tranh giữa các nhà tuyển dụng (8,7%). 

Sự thay đổi trong môi trường làm việc có tác động mạnh mẽ đến người làm công tác kế toán, Kiểm toán. Họ cũng có xu hướng thay đổi công việc đáng kể. Bên cạnh sự quan tâm thường trực về sự thay đổi các quy định nghề nghiệp với sự đồng ý của 65,8% người được khảo sát, các lo lắng khác của người làm công tác Kế toán, Kiểm toán chủ yếu liên quan đến cuộc sống như vấn đề cắt giảm nhân sự (62,3%) và chi phí cho cuộc sống (57,1%). Sau đại dịch, có vẻ làm việc từ xa đã trở thành xu thế được chấp nhận rộng rãi trong nghề nghiệp. Có 57% cá nhân thích và rất thích làm việc từ xa trong khi 33,7% cá nhân xem điều này là bình thường.

Mặc dù chỉ có 9,6% người được hỏi cho biết họ chắc chắn thay đổi công việc trong thời gian tới nhưng có đến 41,7% trả lời sẽ thay đổi khi có điều kiện và 21,6% có nghĩ đến nhưng cho rằng chưa đến thời điểm thích hợp. Chỉ có 16,7% không có ý định và 10,4% chưa có suy nghĩ về vấn đề thay đổi công việc.

Các lý do không hài lòng với công việc hiện tại khá đa dạng bao gồm khối lượng công việc lớn, yêu cầu trách nhiệm cao, thu nhập thấp và không có khả năng phát triển bản thân… Các lý do giữ chân người làm công tác Kế toán, Kiểm toán với công việc hiện tại cũng rất phong phú; trong đó nổi bật là cân bằng giữa cuộc sống và công việc, cơ hội học hỏi để phát triển năng lực bản thân và sự đam mê nghề nghiệp.

Cả doanh nghiệp và cá nhân đều cảm nhận khoảng cách khá lớn giữa yêu cầu thực tế với đào tạo trong nhà trường. Các giải pháp được đề xuất liên quan đến các nỗ lực từ phía người học, nhà trường và sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Khoảng cách giữa yêu cầu thực tế với đào tạo trong nhà trường được ghi nhận khá lớn ở tất cả phương diện được khảo sát. Cụ thể có đến 60,3% cá nhân và 53% doanh nghiệp cho rằng có khoảng cách đáng kể hoặc rất lớn về kiến thức chuyên môn giữa yêu cầu thực tế và đào tạo trong nhà trường. Con số tương ứng về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin là 60,1% và 53,5%, về kỹ năng mềm là 61% và 56,9%, về các kiến thức, kỹ năng bổ trợ, là 56,2% và 49,9%.

Người làm công tác Kế toán, Kiểm toán mong đợi được bổ sung thêm về kiến thức chuyên môn (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, cơ hội và rủi ro liên quan đến thuế, các quy định về quản lý thuế và các loại thuế …), khả năng áp dụng công nghệ thông tin (các công cụ phân tích và trình bày dữ liệu, cách thức sử dụng phần mềm kế toán, sử dụng ERP), kỹ năng mềm (kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy mở, hợp tác, phối hợp và làm việc nhóm…), các kiến thức, kỹ năng bổ sung (luật pháp và quy định, phân tích báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, quản trị doanh nghiệp).

Các giải pháp thu hẹp khoảng cách tập trung vào việc người học cố gắng trang bị kiến thức và kỹ năng thực tế ngay trong quá trình học tập, nhà trường đổi mới giảng dạy, cũng như gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp và tổ chức nghề nghiệp. Để các giải pháp có hiệu quả, người học cần được định hướng cụ thể về công việc và các kỹ năng để có sự chuẩn bị phù hợp ngay từ trong nhà trường và nhà trường cần đào tạo khả năng tự học hỏi bên cạnh các kiến thức và kỹ năng cơ bản. 

Trong nghề nghiệp, nữ giới có vẻ ít cơ hội thăng tiến hơn nam giới ở các cấp bậc cao trong doanh nghiệp, đặc biệt là cấp chiến lược. Họ có cảm nhận không khác biệt lớn với nam giới về tác động của thay đổi trong môi trường làm việc và công nghệ. Tuy nhiên nữ giới có khuynh hướng rời bỏ công việc hiện tại nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ nữ giới có ý định rời khỏi công việc cao hơn nam giới. Ở mức độ “chắc chắn thay đổi” có đến 11% nữ giới được khảo sát chọn lựa so với 7,2% ở nam giới. Tương tự, mức độ “sẽ thay đổi khi có điều kiện” có 42,2% nữ giới được khảo sát chọn lựa so với 40,6% ở nam giới. Được hỏi về lý do không hài lòng với công việc hiện tại, nữ giới có vẻ ít bị ảnh hưởng hơn so với nam giới về khối lượng công việc, yêu cầu về trách nhiệm cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, phải luôn học tập, cập nhật và ảnh hưởng xấu đến gia đình nhưng lại quan tâm nhiều hơn về thu nhập, khả năng phát triển bản thân và môi trường làm việc. Yếu tố hàng đầu giữ chân nữ giới với công việc hiện tại là cân bằng giữa cuộc sống và công việc trong khi đó ở nam giới là sự đam mê nghề nghiệp.

Sự chuyển giao thế hệ trong nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán ở mức độ vừa phải. Cảm nhận về sự thay đổi trong môi trường làm việc, ảnh hưởng của công nghệ cũng như khoảng cách giữa yêu cầu thực tế và đào tạo có sự khác biệt khá rõ rệt giữa các thế hệ. Các thế hệ lớn tuổi hơn có khuynh hướng rời khỏi công việc hiện tại cao hơn. Mẫu khảo sát cho thấy thế hệ Z (dưới 25 tuổi) phần lớn chỉ ở vai trò nhân viên mới ra trường (70,9%). Thế hệ Y (từ 25 đến dưới 40 tuổi) hầu hết vẫn ở cấp bậc nhân viên có kinh nghiệm (46,9%) và trưởng nhóm (19,7%). Thế hệ X (từ 40 đến 60 tuổi) nắm vai trò lãnh đạo chủ chốt trong nghề nghiệp với 47,7% ở cấp lãnh đạo chuyên môn (Phó trưởng phòng/Trưởng phòng) và 23% ở cấp lãnh đạo chiến lược (23%).

Liên quan đến tác động của công nghệ, thế hệ Z đánh giá thấp hơn về mức độ ảnh hưởng cũng như đánh giá thấp hơn các lợi ích mang lại về nâng cao hiệu suất làm việc, tính linh hoạt và thuận tiện trong công việc và đặc biệt là khả năng tăng cơ hội việc làm so với các thế hệ trước. Ngược lại, thế hệ Z đánh giá cao hơn với hầu hết các thách thức liên quan đến công nghệ như tính phức tạp của công việc, cơ hội việc làm giảm xuống, áp lực từ các bên liên quan. Họ chỉ cảm thấy thoải mái hơn các thế hệ trước đối với việc phải thay đổi thói quen công việc do ảnh hưởng của công nghệ. 

Sau đại dịch và cùng với sự phát triển của công nghệ, làm việc từ xa là một xu hướng được ghi nhận. Tuy nhiên, thế hệ Z không đại diện cho xu hướng này với tỷ lệ thích và rất thích chỉ đạt 46,8%. Trong khi đó, con số này ở thế hệ Y là 56,2% và ở thế hệ X lên đến 62,6%.

Thế hệ Z chỉ có 37,9% có ý định rời khỏi công việc hiện tại ở mức độ chắc chắn hoặc khi có điều kiện. Trong khi đó, con số này ở thế hệ Y lên đến 53,7% và ở thế hệ X là 50%. Lý do không hài lòng với công việc được cả ba thế hệ đồng ý là khối lượng công việc lớn và yêu cầu trách nhiệm cao. Thế hệ Z đặc biệt không hài lòng với thu nhập thấp trong khi thế hệ Y rất quan tâm đến vấn đề khả năng phát triển bản thân.

Bà Chu Thị Ngọc Hạnh – Giám đốc Tài chính của Navigos Group, Cố vấn cho “Báo cáo nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán trong bối cảnh mới” cho biết – “Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực Sản xuất nên nhu cầu nhân lực trong ngành Sản xuất vẫn ổn định và gia tăng. Xu hướng đầu tư nước ngoài sẽ thay thế từ các ngành thâm dụng lao động sang những ngành có hàm lượng kỹ thuật và tự động hóa cao, do vậy đòi hỏi về chất lượng lao động trong các ngành sẽ cao lên. Khi lượng hàng hóa được sản xuất ra nhiều hơn nhờ công nghệ thì yếu tố tiêu thụ hàng hóa là yếu tố then chốt cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, nhu cầu về các vị trí Kinh doanh và Marketing sẽ vẫn giữ được sức nóng. Qua nhiều năm, số lượng đăng tuyển ngành Kế toán- Kiểm toán thường đứng hàng thứ ba sau các ngành Sản xuất, Kinh doanh- Marketing và xu hướng này vẫn có thể sẽ tiếp tục.

Các công việc giản đơn, có xu hướng lặp đi lặp lại hay hành chính ví dụ nhập liệu kế toán, xuất hóa đơn…sẽ được thay thế bởi máy móc và AI nhiều hơn, do vậy, nhóm nhân lực cho các loại hình công việc này sẽ ít cơ hội việc làm hơn, họ sẽ cần phải học hỏi các kỹ năng và chuyên môn mới để đáp ứng với yêu cầu thay đổi của thị trường lao động. Trong tương lai, các doanh nghiệp vẫn tập trung và đầu tư cho công nghệ hóa, tự động hóa, số hóa và data hóa doanh nghiệp của mình và ngành Kế toán- Kiểm toán cũng không thể đứng ngoài xu hướng đó”.

Có thể bạn quan tâm
ASUS tung ưu đãi laptop AI dành cho học sinh – sinh viên suốt mùa tựu trường

Nhằm thêm phần hứng khởi cho năm học mới, ASUS triển khai chương trình ưu đãi “ASUS AI – Học Chất, Chơi Chill” với 100% cơ hội nhận các phần quà có giá trị khi mua các dòng laptop ASUS Vivobook và TUF Gaming.

Ứng dụng giả, điều khiển điện thoại, lấy tiền tài khoản, có thể ngăn bằng “lá chắn bảo vệ điện thoại”

Nhiều người dùng bỗng dưng mất số tiền trong tài khoản ngân hàng sau khi tải ứng dụng ‘lạ’. Chuyên gia chỉ ra cách tạo lớp bảo vệ cho điện thoại, giữ an toàn khi thường chuyển khoản qua di động.

Xiaomi giảm giá đến 50% và quà tặng trên TikTok Shop từ ngày 17-19/7

Với chương trình Super Grand Opening do Xiaomi và TikTok Shop kết hợp cùng tổ chức, đem đến cho người dùng loạt sản phẩm công nghệ thông minh với mức giá giảm đến 50%. Robot hút bụi thông minh Xiaomi Robot Vacuum S20+ cũng sẽ được mở bán độc quyền tại TikTok Shop với mức giá hấp dẫn trong dịp này.

Khách hàng gặp sự cố “liên tục sập nguồn” do bộ xử lý thế hệ mới của Intel

Theo báo cáo dữ liệu mới từ Alderon Games, nhà phát triển Path of Titans, cho thấy bộ xử lý thế hệ thứ 13 và 14 của Intel có vẻ như dễ gặp sự cố và mất ổn định hơn.

10.708 ứng dụng “Made-in-Vietnam” được tải xuống mỗi phút, thị trường trăm triệu USD vẫn còn rộng

Lượng tải ứng dụng tăng vượt bậc, đạt 40% mỗi năm liên tục trong 5 năm qua đưa Việt Nam trở thành “Thị trường phát triển ứng dụng nhanh nhất thế giới”.

Sony World Photography Awards 2024 tại TPHCM, triển lãm của Sony về một thế giới mỹ lệ

Sony mang đến Triển lãm ảnh Sony World Photography Awards 2024 – Hành trình khám phá nghệ thuật nhiếp ảnh đỉnh cao và vinh danh tài năng Việt Nam.

133 tỷ đồng phí vận chuyển đã được miễn phí tại sự kiện 7.7 trên Shopee

Shopee khép lại chương trình “7.7 Lễ Hội Freeship” với hơn 12.000 tấn sản phẩm bán ra và giúp người dùng tiết kiệm số tiền rất lớn là 133 tỷ đồng cho phí vận chuyển.

Thương hiệu Viettel tại Lào là hình mẫu cho hợp tác kinh tế giữa hai nước

Chiều ngày 11/7, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom – công ty liên doanh của Viettel tại Lào (Unitel). Buổi làm việc nằm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước tới Lào.

Botnet được rao bán giá từ 99 đến 10.000 USD trên thị trường dark web

Các chuyên gia tại Kaspersky Digital Footprint đã phân tích hành vi rao bán botnet trên các trang dark web, kênh Telegram ẩn và phát hiện kẻ tấn công có thể mua cả một mạng lưới botnet với giá chỉ từ 99 đô la Mỹ. Bên cạnh đó, tội phạm mạng có thể thuê botnet theo tháng hoặc mua dưới dạng mã nguồn bị rò rỉ. Lợi dụng vai trò tinh vi của Botnet, các tội phạm mạng triển khai dịch vụ tạo Botnet để đẩy mạng tần suất tấn công với quy mô lớn.

FPT Software trao 21 suất học bổng cho sinh viên CNTT tài năng tới Nhật Bản học và thực tập nâng cao

Mới đây, FPT Software đã trao tặng 21 suất học bổng du học đến Nhật Bản với tổng giá trị lên tới 46.000 USD, mở ra nhiều cơ hội công việc với mức lương hấp dẫn sau khi tốt nghiệp tại xứ sở mặt trời mọc.