Sự thật về giác quan thứ sáu phát hiện động đất sớm của động vật

Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, giới động vật đã có những hành vi bất thường trước khi một trận động đất xảy ra.

Trong một dự án hợp tác quốc tế, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu hành vi động vật Max Planck ở Konstanz / Radolfzell đã điều tra xem liệu bò, cừu và chó có thực sự phát hiện được các dấu hiệu sớm của các trận động đất trước khi xảy ra hay không.

Sự thật về giác quan thứ sáu phát hiện động đất sớm của động vật
Có những báo cáo phát hiện rằng, động vật hoang dã rời khỏi nơi ngủ và làm tổ khác ở nơi an toàn hơn trước khi trận động đất mạnh xảy ra. Tâm thế của nhiều con vật cũng trở nên bồn chồn bất thường. Ảnh: @Shutterstock.

Để thực hiện, họ gắn cảm biến cho các động vật trong khu vực dễ xảy ra động đất ở miền Bắc Italy, sau đó ghi lại đặc tính di chuyển của chúng trong nhiều tháng.

Dữ liệu hành vi di chuyển cho thấy, các con vật có dấu hiệu bồn chồn bất thường trong vài giờ, trước khi trận động đất xảy ra. Với các động vật càng ở gần tâm chấn của trận động đất sắp xảy ra, chúng càng bắt đầu có hành vi cư xử, đặc tính di chuyển bất thường rõ rệt hơn. Do độ, mức độ bồn chồn, hành vi khác thường khác nhau ở con vật, có thể cung cấp manh mối liên quan đến địa điểm và thời gian của trận động đất sắp xảy ra.

Các chuyên gia chưa thể khẳng định tính chính xác tuyệt đối về khả năng dự báo trận động đất của động vật, nhưng theo họ, giới động vật dường như cảm nhận được những gì nguy hiểm sắp xảy ra trước.

Ví dụ, có những báo cáo phát hiện rằng, động vật hoang dã rời khỏi nơi ngủ và làm tổ khác ở nơi an toàn hơn, trước khi trận động đất mạnh xảy ra, và tâm thế của nhiều con vật trở nên bồn chồn bất thường.

Tuy nhiên, vẫn có thể còn có các yếu tố khác liên quan tới hành vi của động vật trước cơn động đất, mà giới khoa học cần giải mã ở góc độ chuyên sâu hơn.

Để có thể sử dụng các mô hình hoạt động của động vật như một loại hệ thống cảnh báo sớm cho động đất, các động vật sẽ phải thể hiện những thay đổi hành vi rõ rệt, những chỉ số thay đổi đó phải đo lường được.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu hành vi động vật Max Planck ở Konstanz / Radolfzell đã điều tra xem, liệu động vật có thực sự làm được điều này hay không.

Trong một trang trại của Ý ở khu vực dễ bị động đất, họ gắn máy đo gia tốc cảm biến vào vòng cổ của sáu con bò, năm con cừu và hai con chó.

Các nhà nghiên cứu sau đó ghi lại chuyển động của chúng liên tục trong vài tháng. Trong thời gian này, các nhà chức trách báo cáo có khoảng 18.000 trận động đất lớn nhỏ diễn ra trong khu vực, trong đó có 12 trận động đất lớn với cường độ từ 4 độ Richter trở lên.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã chọn các trận động đất mạnh cách xa tới 28 km, cũng như các trận động đất yếu hơn nằm gần với trang trại để thu thập dữ liệu và lập ra mô hình.

Tiếp đến, họ tiếp tục đánh dấu tất cả những thay đổi hành vi của động vật khác thường theo tiêu chí thống kê, khách quan để lập ra một mô hình riêng.

“Theo cách này, chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi sẽ thiết lập các mối tương quan rõ rệt giữa các mô hình, từ đó có thể đưa ra kết luận chính xác hơn”, giáo sư Martin Wikelski, giám đốc của Viện nghiên cứu hành vi động vật Max Planck nói.

Dữ liệu được đo bằng gia tốc cơ thể của từng động vật trong trang trại, chỉ số biểu thị mức độ hoạt động đã được đánh giá, bằng cách sử dụng các mô hình thống kê được rút ra.

“Bởi vì mỗi động vật phản ứng khác nhau về kích thước, tốc độ và theo loài nên dữ liệu thu được không đồng nhất”, đồng tác giả Winfried Pohlmeier, Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Konstanz nhận định.

Bằng cách này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các mô hình thay đổi hành vi bất thường kéo dài đến 20 giờ ở động vật, trước khi một trận động đất xảy ra.

“Các động vật càng ở gần tâm chấn sẽ dễ bị sốc hơn, và chúng càng sớm thay đổi hành vi của mình hơn, so với các động vật ở xa tâm chấn”.

Hiện vẫn chưa rõ làm thế nào động vật có thể cảm nhận được trận động đất sắp xảy ra. Tuy nhiên, động vật có thể cảm nhận được sự ion hóa của không khí gây ra bởi áp lực địa chất lớn trong vùng động đất với bộ lông, da của chúng. Và cũng có thể, động vật ngửi thấy khí thoát ra từ tinh thể thạch anh trước một trận động đất xảy ra.

Dữ liệu thời gian thực được đo bởi các nhà nghiên cứu và được ghi lại từ tháng 12 năm 2019, một con chip trên máy gia tốc đeo cổ gửi dữ liệu chuyển động đến một máy tính trung tâm cứ sau ba phút.

Điều này giúp hệ thống trung tâm dễ dàng kích hoạt tín hiệu cảnh báo, nếu động vật có hành vi bất thường, đột ngột tăng lên đáng kể ít nhất 45 phút trước khi động đất xảy ra.

“Các nhà nghiên cứu đã từng nhận được một cảnh báo như vậy. Ba giờ sau khi nhận được cảnh báo, một trận động đất nhỏ đã làm rung chuyển khu vực,” Wikelski nói.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cần quan sát một số lượng lớn động vật hơn trong thời gian dài hơn, ở các vùng động đất khác nhau trên thế giới.

Công trình này được bắt đầu thực hiện từ tháng 12/2019, sau đó được công bố trên tạp chí Ethology vào ngày 3/7 với tiêu đề “Dự báo các trận động đất ngắn hạn bằng cách theo dõi động vật trang trại”.

(Theo Phys)

Có thể bạn quan tâm
Mạng 5G phát triển bất chấp đại dịch Covid-19 (Phần 2)

Dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp di động nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của mạng 5G và các thiết bị tương thích.

Realme C11: smartphone giá rẻ, dưới 3 triệu đồng

Realme C11, smartphone giá rẻ mới nhất của Realme sẽ chính thức lên kệ vào ngày 17/7 tới đây với giá dưới 3 triệu đồng.

GoViet sẽ đổi tên thành Gojek trong vài tuần tới

Hôm nay 3/7, GoViet – nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu tại Việt Nam công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam.

Tại sao Sony lại thay đổi tên công ty sau hơn 60 năm?

Quyết định bỏ “Corporation” để chuyển sang “Group” cho thấy tập đoàn công nghệ Nhật Bản đang muốn hướng đến những hướng đi mới.

Tức giận vì lỗi, game thủ tại Nhật dọa phóng hỏa trụ sở Konami

Chỉ vì một lỗi trong tựa game PES, một game thủ tại Nhật Bản đã không kiềm chế được cơn bực tức của mình, đưa ra những bình luận mang tính chất khủng bố và đã bị cảnh sát bắt tạm giam.

5 lý do doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thất bại

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong hai năm qua do Trung tâm quản trị của Đại học RMIT và KPMG Việt Nam thực hiện, có 5 nhóm lý do phổ biến dẫn đến những thất bại trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp.

Solve For Tomorrow 2020 đến với học sinh vùng sâu vùng xa

Cuộc thi ứng dụng Robotics Solve For Tomorrow 2020 vừa được Samsung phát động dành cho mọi học sinh THCS và THPT trên toàn quốc.

LG sẽ ra mắt smartphone với màn hình cuộn tròn

LG hiện đang nghiên cứu và phát triển dòng smartphone sở hữu màn hình cuộn tròn và dự kiến sẽ trình làng vào năm 2021.

Bật mí khả năng chống ung thư “siêu đỉnh” của chuột dũi trụi lông

Theo nghiên cứu mới, chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) có thể sống trong một thời gian dài đến khó tin, và có khả năng chống ung thư đặc biệt, nhờ các điều kiện độc nhất trong cơ thể.

Sở TT-TT kiến nghị xử lý hình sự New Life vì độc quyền Internet Phú Mỹ Hưng

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM vừa có kết luận hành vi vi phạm độc quyền mạng viễn thông của công ty New Life (Cuộc Sống Mới) tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7 và kiến nghị xử lý hình sự.