Sự thật ít ai biết đằng sau cuộc chiến tin tức giữa Facebook và Úc

Ảnh: @Pixabay.

Nick Clegg, Phó chủ tịch Phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook mới đây đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị, đáng để quan tâm đằng sau câu chuyện nóng bỏng của Facebook tại Úc. Qua đây ông cũng khẳng định Facebook đã sai lầm về mặt thực thi hơi quá mức.

Tuần trước, trong một động thái căng thẳng và kịch tính đột ngột, Facebook đã thông báo ngừng chia sẻ tin tức trên dịch vụ của mình ở Úc. Điều này hiện đã được giải quyết sau các cuộc thảo luận với Chính phủ Úc – chúng tôi mong muốn hai bên sẽ đạt được các thỏa thuận mới với các nhà xuất bản, và cho phép người Úc chia sẻ các liên kết tin tức trên nền tảng mạng xã hội này một lần nữa. Bộ luật News Media Bargaining Code cũng đã được Thượng viện Úc thông qua ngày 25/2.

Và nhiều người muốn biết là sự thật đằng sau câu chuyện này là gì? Theo quan điểm của Facebook, trọng tâm của sự việc đó là sự hiểu lầm cơ bản về mối quan hệ giữa Facebook và các nhà xuất bản tin tức. Chính các nhà xuất bản sẽ chọn chia sẻ câu chuyện nội dung tin tức của họ trên phương tiện truyền thông xã hội, hoặc cung cấp phương tiện hữu hiệu cho người khác chia sẻ những câu chuyện đó vì họ nhận được nhiều giá trị từ việc làm đó.

Đó là lý do tại sao họ có các nút Like hay chia sẻ Facebook trên nền tảng trang web dưới các bài viết của họ nhằm khuyến khích người đọc chia sẻ chúng. Và nếu bạn nhấp vào một liên kết được chia sẻ trên Facebook, bạn sẽ được chuyển hướng khỏi nền tảng mạng xã hội và đến trang web của nhà xuất bản. Bằng cách này, năm ngoái, Facebook đã tạo ra khoảng 5,1 tỷ lượt giới thiệu miễn phí cho các nhà xuất bản Úc trị giá ước tính 407 triệu đô la Úc cho ngành công nghiệp tin tức.

Vì vậy, vài quan điểm được áp đặt và phổ biến rộng rãi trong những ngày gần đây cho rằng, Facebook ăn cắp hoặc lấy tin bài báo chí gốc để sử dụng vì lợi ích của riêng mình luôn là sai và vẫn là sai. Chúng tôi không chủ động lấy, và chia sẻ những nội dung này nhưng lại bị yêu cầu phải trả một cái giá có thể “cắt cổ”.

Sự thật ít ai biết đằng sau cuộc chiến tin tức giữa Facebook và Úc - facebook 1 3
Ảnh: @Pixabay.

Trên thực tế, các liên kết tin tức chỉ là một phần nhỏ trong trải nghiệm mà hầu hết người dùng có trên Facebook. Chỉ có ít hơn một bài đăng trong mỗi 25 bài đăng trong Bảng tin của bạn sẽ chứa liên kết liên quan đến một câu chuyện tin tức nào đó, bởi thực tế nhiều người dùng cho biết, họ muốn xem ít liên kết tin tức và nội dung chính trị hơn.

Như Tim Berners-Lee, nhà phát minh ra world wide web đã cảnh báo, luật của Úc có thể khiến hệ thống Internet như chúng ta biết sẽ không thể hoạt động tự do thoải mái được. Người này cũng lập luận rằng, luật mới có nguy cơ vi phạm nhiều nguyên tắc cơ bản của web, nếu thực sự áp đặt yêu cầu thanh toán cho việc liên kết giữa một số nội dung trực tuyến.

Tất nhiên, Internet đã gây xáo trộn cho ngành công nghiệp tin tức. Bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu một trang web hoặc viết một bài đăng trên blog; nhưng không phải ai cũng có thể bắt đầu một tờ báo. Khi quảng cáo bắt đầu chuyển từ báo in sang kỹ thuật số, tính kinh tế của tin tức đã thay đổi và ngành công nghiệp này buộc phải thích ứng. Một số đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi sang thế giới trực tuyến, trong khi một số khác phải vật lộn để thích nghi. Có thể hiểu được rằng, một số tập đoàn truyền thông coi Facebook như một nguồn tiền tiềm năng để bù đắp cho khoản lỗ của họ, vậy thì lý do gì Facebook phải trả tiền ngược lại cho họ?

Sự thật ít ai biết đằng sau cuộc chiến tin tức giữa Facebook và Úc - facebook 8
Ảnh: @Pixabay.

Đó là những gì luật pháp Úc đã được đề xuất và họ sẽ phải làm. Facebook sẽ bị buộc phải trả những khoản tiền cho các tập đoàn truyền thông đa quốc gia theo một hệ thống trọng tài cố tình mô tả sai mối quan hệ giữa các nhà xuất bản và Facebook – thậm chí không có sự đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng để trả cho báo chí chứ chưa nói đến việc hỗ trợ các nhà xuất bản nhỏ hơn.

Các sự kiện ở Úc cho thấy sự nguy hiểm của việc ngụy tạo một cuộc đấu thầu thu tiền mặt, đằng sau sự xuyên tạc về cách thức hoạt động của Internet.

Để tuân thủ, Facebook có hai lựa chọn: cung cấp các khoản trợ cấp mở cho các tập đoàn truyền thông đa quốc gia hoặc xóa tin tức khỏi nền tảng của chúng tôi ở Úc. Rất may, sau khi thảo luận thêm, chính phủ Úc đã đồng ý với những thay đổi có nghĩa là các cuộc đàm phán công bằng được khuyến khích, mà không có mối đe dọa áp đặt một chiều và những gì diễn ra sắp tới vẫn không thể đoán trước được.

Chúng tôi hiểu rằng, quyết định ngừng chia sẻ tin tức ở Úc dường như không phải không có lý do bởi thực sự Facebook cho rằng, họ có thể bị ép vào tình thế này cách đây 6 tháng. Chúng tôi đã thảo luận với chính phủ Úc trong 3 năm qua để cố gắng giải thích lý do tại sao luật lại đưa ra đề xuất này, nhưng họ không sửa đổi, còn phía Facebook không thể thực hiện theo được.

Đó không phải là một quyết định được xem nhẹ. Nhưng khi nó xảy ra, chúng tôi phải nhanh chóng hành động vì điều đó là cần thiết về mặt pháp lý, trước khi luật mới có hiệu lực, và vì vậy chúng tôi đã sai lầm về mặt thực thi hơi quá mức. Khi làm như vậy, một số nội dung đã vô tình bị chặn. Rất may, phần lớn sự việc này đã được phục hồi một cách nhanh chóng.

Có một cách tiếp cận thay thế. Facebook sẵn sàng hợp tác với các nhà xuất bản tin tức. Chúng tôi hoàn toàn công nhận chất lượng báo chí là trọng tâm của cách thức hoạt động của các xã hội cởi mở – nó giúp cung cấp thông tin và trao quyền cho công dân cũng như nắm giữ quyền lực vận hành xã hội. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã đầu tư 600 triệu đô la kể từ năm 2018 để hỗ trợ ngành công nghiệp tin tức và lên kế hoạch thêm ít nhất 1 tỷ đô la trong ba năm tới.

Tháng trước, Facebook đã công bố các thỏa thuận với The Guardian, Telegraph Media Group, Financial Times, Daily Mail Group, Sky News và nhiều hơn nữa, bao gồm các nhà xuất bản địa phương, khu vực để trả tiền cho nội dung trong sản phẩm Facebook News của họ ở Anh – một tab thông tin mới nơi bạn có thể tìm thấy các tiêu đề và tin bài bên cạnh tin tức được cá nhân hóa theo sở thích của bạn. Các giao dịch tương tự đã đạt được với các nhà xuất bản ở Mỹ và Facebook đang đàm phán tích cực với những đối tác khác ở Đức và Pháp.

Có những lo ngại chính đáng cần được giải quyết về quy mô và sức mạnh của các công ty công nghệ, cũng như có những vấn đề nghiêm trọng về sự gián đoạn của Internet đã gây ra cho ngành công nghiệp tin tức. Những vấn đề này cần phải được giải quyết theo cách mà các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm và giữ cho nền báo chí phát triển bền vững. Nhưng một sự dàn xếp mới cần phải dựa trên sự thật về giá trị thu được từ tin tức trực tuyến như thế nào, chứ không phải là sự mô tả ngược lại cách tin tức và thông tin lưu chuyển trên internet.

Internet cần những quy tắc mới phù hợp với tất cả mọi người, không chỉ dành cho các tập đoàn truyền thông lớn. Bằng cách cập nhật các quy định về internet, chúng ta có thể bảo tồn những gì tốt nhất về nó – quyền tự do thể hiện bản thân của mọi người và cũng là tiền đề để các doanh nhân để xây dựng những điều mới. Các quy tắc mới chỉ hoạt động nếu chúng mang lại lợi ích cho nhiều người hơn, chứ không bảo vệ lợi ích của một số ít hay riêng vài cá nhân, tập thể nào đó.

Có thể bạn quan tâm
Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ủng hộ những công ty có trách nhiệm với xã hội

47% người tiêu dùng cho biết họ đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức trung bình trên thế giới là 33%.

TMĐT Việt Nam 2021 sẽ phát triển theo 3 xu hướng chính

Đó là gia tăng áp dụng thanh toán kỹ thuật số, các hoạt động cung ứng hậu cần lên ngôi, cùng với sự đổi mới trong chiến lược bán lẻ của các thương hiệu và nhà bán hàng.

TikTok xóa 1% tổng số video tải lên vì vi phạm nguyên tắc

Trong nửa cuối năm 2020 (1 tháng 7 – 31 tháng 12), 89.132.938 video đã bị xóa trên toàn cầu do vi phạm Nguyên tắc cộng đồng hoặc Điều khoản dịch vụ của TikTok, tức là chưa đến 1% tổng số video được tải lên TikTok.

Hạ tầng 5G của Ericsson được Gartner xếp hạng dẫn đầu về tầm nhìn và khả năng thực thi

Ericsson được Gartner vinh danh là Leader (công ty dẫn đầu) trong Magic Quadrant năm 2021 cho hạng mục Cơ sở hạ tầng mạng 5G dành cho các Nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP).

“Thế giới có công nghệ gì, Viettel phát tiên phong và chủ lực công nghệ đó”

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel vừa chia sẻ về chiến lược phát triển các giải pháp số của tập đoàn.

MobiFone xây dựng chiến lược phát triển 2021-2025 để thành tổng công ty nhà nước vững mạnh

MobiFone đã lựa chọn công ty tư vấn EY Việt Nam, để tham gia tư vấn xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2021-2025.

MWC 2021: Huawei tin công nghệ sẽ mở ra cánh cửa sáng sau đại dịch

Tại lễ khai mạc Hội nghị Mobile World Congress Shanghai 2021 MWC 2021), Phó Chủ tịch Huawei Ken Hu dự đoán rằng đến năm 2025, 97% tổng số công ty lớn sẽ sử dụng AI. Các ước tính khác cho năm 2025 bao gồm 55% toàn bộ GDP của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy bởi nền kinh tế số và 60% doanh thu của các nhà mạng toàn cầu sẽ đến từ các khách hàng trong ngành.

LG khai tử smartphone màn hình cuộn, bộ phận di động tiếp tục lao dốc

Dự án điện thoại màn hình cuộn đầy tham vọng của LG đã “chết” từ trong trứng nước.

Siêu thị MM ‘giải cứu’ hàng trăm tấn nông sản tại Hải Dương mỗi tuần

Ngày 22/2, MM Mega Market Việt Nam (MM) công bố và cập nhật kế hoạch “Đồng hành cùng nông dân Hải Dương” nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại Hải Dương do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Samsung hay LG sẽ được chọn phát triển tấm nền cho iPhone màn hình gập lại?

Vài thông tin nội bộ cho thấy, Apple có thể đã ủy quyền cho LG thiết kế và sản xuất một tấm nền OLED có thể gập lại dành cho một nguyên mẫu chiếc iPhone màn hình gập.