Sự phụ thuộc kỹ thuật số của người dùng thời đại dịch là mồi ngon cho tội phạm mạng

Nhóm Bảo mật của IBM vừa mới đưa ra kết quả mới nhất từ khảo sát hành vi người tiêu dùng trong suốt thời gian đại dịch, cũng như sự thay đổi hành vi tiêu dùng về lâu dài để đánh giá sự ảnh hưởng lên an toàn an ninh mạng.

Ông Matthew Glitzer, Phó Chủ tịch, Nhóm Bảo mật, IBM châu Á Thái Bình Dương nhận định: “Cũng giống như nhiều quốc gia và khu vực khác trên thế giới, châu Á Thái Bình Dương cũng chịu ảnh hưởng của đại dịch lên mọi khía cạnh của cuộc sống, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng các giao diện số cho các hành vi tiêu dùng ngày càng gia tăng. Từ các cửa hàng tiện lợi, ngân hàng, các giao tế xã hội thông thường cho tới các dịch vụ đặc biệt như y tế, hành chính công, chúng ta ngày càng chứng kiến nhu cầu chuyển dịch từ trực tiếp sang trực tuyến của người tiêu dùng. Và kết quả là ngày càng nhiều các doanh nghiệp tổ chức phụ thuộc vào các kênh bán hàng hoá và dịch vụ trực tuyến để nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, đồng nghĩa với việc tạo thêm nhiều sơ hở cho các rủi ro tấn công an ninh mạng. Giờ đây, các doanh nghiệp bắt đầu chủ động tìm kiếm các công cụ tân tiến, cũng như ứng dụng AI và phân tích dữ liệu, để hiện đại hoá các nền tảng nhận diện và quản lý truy cập, nhằm mang lại các trải nghiệm trơn tru và bảo mật cho khách hàng. Để tối ưu hoá mức độ bảo mật cao nhất, doanh nghiệp và tổ chức cần nhanh chóng thích nghi và ứng dụng cách tiếp cận Tuyệt đối không tin tưởng (Zero-trust) trên mọi giao diện tiếp xúc với khách hàng, trên mọi thiết bị và trong mọi giao dịch”.  

Báo cáo mới của IBM được thực hiện vào tháng 3/2021 với sự tham gia của 22.000 cá nhân tại 22 thị trường khác nhau trên thế giới. Dưới đây là các ghi nhận nổi bật dành riêng cho khu vực châu Á Thái Bình Dương:

Trung bình mỗi người tạo 17 tài khoản mới và cho biết sẽ tiếp tục sử dụng chúng cho đến khi đại dịch đã được khống chế: Người tiêu dùng khu vực châu Á Thái Bình Dương tham gia khảo sát này cho biết đã tạo trung bình 17 tài khoản trực tuyến mới trong thời gian đại dịch. Với 37% báo cáo rằng họ không có kế hoạch xóa hoặc hủy kích hoạt bất kỳ tài khoản mới nào mà họ đã tạo sau khi xã hội trở lại chuẩn mực trước đại dịch. Ngược lại, những người tiêu dùng này sẽ tiếp tục gia tăng sử dụng các phương tiện và giao diện trực tuyến trong nhiều năm tới.

Quá tải tài khoản dẫn đến mệt mỏi mật khẩu: Sự gia tăng về số lượng các tài khoản kỹ thuật số dẫn đến hành vi sử dụng mật khẩu lỏng lẻo trong số những người được khảo sát, với 86% người tiêu dùng châu Á Thái Bình Dương thừa nhận sử dụng lại thông tin đăng nhập trực tuyến của họ trên các tài khoản đã sử dụng trước đây. Điều này có nghĩa là nhiều tài khoản mới được tạo trong đại dịch có thể dựa vào các kết hợp email và mật khẩu được sử dụng lại, những tài khoản này có thể đã bị lộ do vi phạm dữ liệu trong thập kỷ qua. 

Người tiêu dùng quan tâm tới sự thuận tiện hơn là Bảo mật & Quyền riêng tư: 54% người được hỏi tại châu Á Thái Bình Dương ngày càng thích đặt hàng và thanh toán trực tuyến hơn là đến cửa hàng để mua sắm trực tiếp. Con số này lên tới 60% đối với thệ hệ millennials. Với những người dùng này, nhiều khả năng họ thường bỏ qua các lo ngại về bảo mật để thuận tiện cho việc đặt hàng trực tuyến, khiến cho gánh nặng bảo mật sẽ đặt lên vai các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến để đề phòng gian lận.

Người tiêu dùng cũng đưa ra một số yêu cầu nhằm đảm bảo khả năng dễ dàng truy cập và sử dụng. Theo kết quả báo cáo, 57% người trưởng thành tham gia khảo sát kỳ vọng sẽ chỉ mất khoảng 5 phút cho mỗi lần khởi tạo tài khoản trực tuyến mới. Người tiêu dùng trong khu vực cũng mong muốn chỉ cần 3 đến 4 thao tác để có thể tái tạo tài khoản bao gồm cả bước thay đổi hoặc đặt mới mật khẩu. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi tác vụ thay đổi tài khoản của người sử dụng đều khiến doanh nghiệp phải chịu mức chi phí vì các bước này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới các nguy cơ bảo mật, đặc biệt nếu người sử dụng đồng bộ hoá tài khoản trên nhiều thiết bị. 

47% số người được hỏi tại khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết họ cho phép thiết bị số của mình tự ghi nhớ các thông tin liên quan tới các tài khoản trực tuyến, trong khi đó 34% cho biết họ ghi các thông tin này ra giấy. Bên cạnh đó, do đa số người tiêu dùng sử dụng chung một mật khẩu cho nhiều tài khoản trực tuyến, nên việc bổ sung các bước xác định chủ tài khoản là vô cùng cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp tài khoản. Hơn 2 phần 3 người được hỏi tại khu vực đang sự dụng bảo mật hai lớp hoặc đa lớp để đăng nhập các tài khoản trực tuyến. 

Các kênh trực tuyến vẫn tiếp tục lên ngôi trong ngành y tế, câu chuyện ở thời điểm hiện tại là các ứng dụng liên quan tới truy vết, tới vắc-xin, và xét nghiệm đang ngày được người tiêu dùng quan tâm và hưởng ứng. Các cơ sở quản lý và cung cấp dịch vụ y tế cũng hiểu điều này, bằng cách ngày càng nhanh chóng ứng dụng CNTT vào tiếp cận trực tuyến với người sử dụng dịch vụ, đặc biệt là những người sử dụng mới. 

Báo cáo cho biết, người có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế đang ngày càng tự tin vào các giao tiếp trực tuyến với các cơ sở y tế. Và họ sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ y tế trực tuyến ngay cả khi đại dịch qua đi. Ở thời điểm này, 69% người được hỏi cho biết họ đang sử dụng một hoặc vài hình thức dịch vụ liên quan tới đại dịch thông qua các kênh online như website, app trên thiết bị di động, email và tin nhắn. 

Khi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực y tế từ xa, các giao thức bảo mật sẽ ngày càng trở nên quan trọng nhằm thích ứng với những thay đổi này, từ việc duy trì tính ổn định của các hệ thống CNTT trực tuyến, đến bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của bệnh nhân. Điều này bao gồm phân loại dữ liệu và thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để người dùng chỉ có thể truy cập vào các hệ thống và dữ liệu cụ thể, hạn chế các tác động của việc tài khoản hoặc thiết bị số của bệnh nhân bị xâm phạm. Để chuẩn bị cho các trường hợp bị tấn công bằng mã độc và phần mềm tống tiền, dữ liệu của bệnh nhân cần được mã hóa, tốt nhất là mọi lúc, và phải có các bản sao lưu đáng tin cậy để hệ thống và dữ liệu có thể nhanh chóng được khôi phục với thời gian gián đoạn tối thiểu.

Khái niệm về thẻ y tế số (digital heath pass), hay còn gọi là hộ chiếu vắc-xin (vaccine passport) đã mang tới cơ hội ứng dụng kỹ thuật số thực tế cho người tiêu dùng, cung cấp phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ để xác minh các khía cạnh cụ thể về danh tính của mỗi cá nhân. Việc nhận dạng cá nhân được số hóa trong và sau đại dịch có thể giúp thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn cũng như hiện đại hoá các hệ thống nhận dạng kỹ thuật số, mang tới khả năng thay thế các dạng thẻ căn cước truyền thống như hộ chiếu và bằng lái xe, trao quyền cung cấp và giới hạn thông tin cần thiết cho người tiêu dùng trong mỗi giao dịch cụ thể. Hộ chiếu vắc xin bên cạnh việc tạo ra tiềm năng ứng dụng các phương pháp nhận dạng kỹ thuật số cho tương lai, các biện pháp bảo mật và quyền riêng tư cũng đồng thời được ứng dụng song song và nhất quán, bao gồm cả việc ứng dụng blockchain để xác minh và cung cấp khả năng cập nhật những thông tin đăng nhập trong trường hợp thông tin cá nhân bị xâm phạm.

Bộ phận Bảo mật của IBM đưa ra các gợi ý cho doanh nghiệp và tổ chức nhằm cân nhắc và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài liên quan tới an toàn an ninh mạng cho người sử dụng:

  • Phương pháp tiếp cận Tuyệt đối Không tin tưởng (Zero Trust): Do rủi ro ngày càng tăng, các doanh nghiệp nên xem xét phát triển phương pháp bảo mật “Tuyệt đối Không Tin tưởng”, hoạt động theo giả định rằng danh tính đã được xác thực hoặc hệ thống mạng có thể đã bị xâm phạm và do đó liên tục xác nhận các điều kiện kết nối giữa người dùng, dữ liệu và các nguồn lực để xác định ủy quyền và nhu cầu sử dụng dữ liệu cá nhân. Cách tiếp cận này yêu cầu doanh nghiệp phải thống nhất dữ liệu và chiến lược bảo mật, với mục tiêu bao hàm bối cảnh bảo mật xung quanh tất cả người dùng, tất cả thiết bịtruy cập và tất cả tương tác. 
  • Hiện đại hoá công tác quản lý quyền truy cập và nhận diện người dùng (CIAM): Các doanh nghiệp tiếp tục ứng dụng các kênh kỹ thuật số để tiếp cận người tiêu dùng cần phải đưa ra quy trình nhận diện trơn tru và không phức tạp. Một chính sách đầu tư bài bản cho việc hiện đại hoá công tác quản lý quyền truy cập và nhận diện người dùng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm người dùng trên mọi nền tảng thiết bị số, đồng thời sử dụng các dữ liệu hành vi tiêu dùng để phân tích và hỗ trợ giảm thiểu rủi ro truy cập của khách hàng.
  • Bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư: Có thêm nhiều khách hàng trực tuyến đồng nghĩa với việc có thêm nhiều dữ liệu nhạy cảm cần phải bảo vệ. Các báo cáo đã đưa ra con số thiệt hại lên tới 3,86 tỷ đô la Mỹ hàng năm chỉ cho riêng việc thất thoát dữ liệu cá nhân. Chính bởi vậy, doanh nghiệp và tổ chức càng cần phải đặt yêu cầu kiểm soát bảo mật dữ liệu lên hàng đầu, từ các tác vụ đơn giản như theo dõi đường đi của dữ liệu, cho tới nghi vấn các tác vụ bất thường, mã hoá dữ liệu nhạy cảm… Các doanh nghiệp cũng cần triển khai các chính sách bảo vệ quyền riêng tư của người dùng cả trong thiết bị đặt tại cơ sở (on premise) và trên đám mây để đảm bảo niềm tin cho khách hàng. 
  • Thường xuyên kiểm tra tính khả dụng của các biện pháp bảo mật: Doanh nghiệp cần không ngừng và liên tục kiểm tra các chiến lược cũng như công nghệ bảo mật sẵn có, tái đánh giá hiệu quả của các kế hoạch ứng phó an ninh mạng, thường xuyên kiểm tra các ứng dụng bảo mật và đặt ra các tình huống tấn công giả định.
Có thể bạn quan tâm
Người dùng được khuyến cáo không nên tải phiên bản Windows 11 rò rỉ

Windows 11 – hệ điều hành Windows tiếp theo – bắt nguồn từ những nỗ lực gần đây của Microsoft sau một chuỗi thử nghiệm nội bộ để thoát khỏi Windows 10.

Khối NATO họp bàn đáp trả các cuộc tấn công mạng từ Nga và Trung Quốc

Các nước thành viên NATO lo ngại về hành vi ngày càng gây hấn của Nga và Trung Quốc trong không gian mạng.

Mỹ cảnh báo EU đang chống lại các chính sách công nghệ khi xây dựng đạo luật DMA

Mỹ cảnh báo EU không nên xây dựng và theo đuổi các chính sách công nghệ chỉ để nhắm vào các công ty công nghệ lớn của Mỹ.

YouTube cấm quảng cáo rượu, cá cược, chính trị, nói phóng đại… trên vị trí trang chủ

Bắt đầu từ hôm nay, quảng cáo cho một số chủ đề nhất định sẽ không còn được hiển thị ở vị trí quảng cáo trên trang đầu của nền tảng YouTube.

PC Windows 7 và 8.1 sẽ được cập nhật miễn phí lên Windows 11?

Một bản dựng Windows 11 vừa bị rò rỉ trên internet và nó tiết lộ rất nhiều chi tiết về hệ điều hành sắp tới của Microsoft, bao gồm cả khả năng nâng cấp miễn phí của nó.

Trung bình mỗi ngày thế giới tăng 1 triệu thuê bao 5G mới

Ericsson vừa đưa ra dự đoán, số thuê bao di động 5G sẽ vượt 580 triệu vào cuối năm 2021, trung bình mỗi ngày tăng một triệu thuê bao di động 5G mới.

HMD Global tung bộ đôi điện thoại cục gạch Nokia 4G giá rẻ

Để tiếp tục duy trì vị thế của mình trên thị trường điện thoại cơ bản, HMD Global đã cho ra mắt hai điện thoại Nokia mới mang tên Nokia 110 4G và Nokia 105 4G.

Đã có thể tải về tập tin ISO của Windows 11 Build 21996.1

Tập tin ISO cho bản dựng 21996.1 của Windows 11 – phiên bản hệ điều hành tiếp theo của Microsoft – vừa bị rò rỉ trên web, cho phép người dùng tải về và trải nghiệm.

Ra mắt ví điện tử MobiFone Pay, MobiFone bước vào sân Fintech

MobiFone đã chính thức ra mắt Ví điện tử MobiFone Pay, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán, tài chính di động vào gần “Ngày không tiền mặt” 16/6/2021

Microsoft gợi ý về ngày nghỉ hưu của Windows 10

Đã có những tin đồn về khả năng Windows 10 sắp bị khai tử để nhường chỗ cho Windows 11, và điều này đã được gợi ý bởi chính Microsoft mới đây.