Sự bùng nổ AI tạo sinh đặt ra “cơn khát nước” ngày càng lớn cho Big Tech

AI tạo sinh đang sử dụng lượng nước khổng lồ. Ảnh: Google.

Chúng ta sẽ chứng kiến ​​​​nhiều cuộc xung đột hơn về việc sử dụng tài nguyên nước trong những năm tới, vì vậy rủi ro AI tạo sinh (Generative AI) ngốn nước cần phải được các công ty Big Tech quan tâm.

Trí tuệ nhân tạo đòi hỏi nguồn tài nguyên điện toán khổng lồ, thực hiện các phép tính phức tạp sâu sắc thay mặt cho mọi người trên khắp thế giới. Các hệ thống AI có xu hướng chạy trên đám mây, thay vì trên máy tính của từng cá nhân, nghĩa là các công ty phải vận hành chúng trong các trang trại, trung tâm máy chủ khổng lồ để xử lý các truy vấn của người dùng.

Sau đó, các trang trại máy chủ này cần bơm một lượng nước khổng lồ để làm mát, do nhiệt từ các máy chủ đó tạo ra. Điều này từ lâu đã trở thành mối lo ngại của các nhà môi trường, nhưng chính sự phát triển mạnh mẽ của AI tạo sinh (Generative AI) đã dẫn đến việc sử dụng nước ngày càng nhiều hơn nữa.

Cơn sốt AI tạo sinh toàn cầu đang làm tăng sự giám sát của công chúng về một vấn đề môi trường thường bị bỏ qua nhưng cực kỳ quan trọng, đó chính là nhu cầu cần nước ngày lớn của Big Tech.

Các công ty công nghệ khổng lồ bao gồm cả Microsoft, hay Google thuộc sở hữu của Alphabet gần đây đã báo cáo mức tiêu thụ nước của họ tăng lên đáng kể, và các nhà nghiên cứu cho biết một trong những thủ phạm chính là cuộc chạy đua tận dụng làn sóng AI tạo sinh tiếp theo.

Shaolei Ren, một chuyên gia tại Đại học California đã công bố một nghiên cứu vào tháng 4, nhằm điều tra các nguồn lực cần thiết để chạy các mô hình AI có tính tổng hợp cao, chẳng hạn như ChatGPT của OpenAI.

Ren và các đồng nghiệp của ông phát hiện rằng, ChatGPT ngốn 500 ml nước cho mỗi 10 đến 50 lời nhắc, tùy thuộc vào thời điểm và vị trí triển khai mô hình AI tạo sinh đó. Trong khi đó, có hàng trăm triệu người dùng hàng tháng gửi câu hỏi trên chatbot AI phổ biến này, điều này minh họa mức độ khát nước kinh hoàng của các mô hình AI.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu nhu cầu cần nước ngày càng tăng của các mô hình AI không được giải quyết thỏa đáng, thì vấn đề này có thể trở thành rào cản lớn đối với việc sử dụng AI bền vững, và có trách nhiệm với xã hội trong tương lai.

Shaolei Ren nói với Đài CNBC qua video hội nghị truyền hình: “Nói chung, công chúng ngày càng hiểu biết và nhận thức rõ hơn về vấn đề nước, nếu họ biết rằng các Big Tech đang lấy đi tài nguyên nước của họ khiến họ không có đủ nước, chắc chắn sẽ không ai thích điều đó cả”.

Ông còn nói thêm: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến ​​​​nhiều cuộc xung đột hơn về việc sử dụng tài nguyên nước trong những năm tới, vì vậy loại rủi ro này sẽ phải được các công ty Big Tech quan tâm”.

Trong thực tế, các trung tâm dữ liệu máy chủ là một phần huyết mạch của Big Tech, họ cần rất nhiều nước để giữ cho các máy chủ ngốn điện vận hành luôn mát, hoạt động trơn tru hơn.

Ở Meta, các trung tâm dữ liệu quy mô lớn không chỉ có tỷ lệ sử dụng nước cao nhất, mà còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc sử dụng các nguồn năng lượng để vận hành.

Vào tháng 7, những người biểu tình đã xuống đường ở thủ đô Uruguay để phản đối kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu của Google. Đề xuất này nhằm mục đích tận dụng lượng nước khổng lồ vào thời điểm quốc gia Nam Mỹ này đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 74 năm qua.

Google cho biết, vào thời điểm đó dự án vẫn đang ở giai đoạn thăm dò, và nhấn mạnh rằng tính bền vững vẫn là trọng tâm trong sứ mệnh xây dựng các trung tâm dữ liệu của họ.

Trong báo cáo bền vững môi trường gần nhất của Microsoft, công ty công nghệ Mỹ này tiết lộ rằng, mức tiêu thụ nước toàn cầu của họ đã tăng hơn 1/3 từ năm 2021 đến năm 2022, lên tới gần 1,7 tỷ gallon nước. Điều đó có nghĩa là lượng nước sử dụng hàng năm của Microsoft sẽ đủ để lấp đầy hơn 2.500 bể bơi cỡ Olympic.

Trong khi đó, ở Google, tổng lượng nước tiêu thụ tại các trung tâm dữ liệu và văn phòng của họ là 5,6 tỷ gallon vào năm 2022, tăng 21% so với năm trước đó.

Cả hai công ty đều đang nỗ lực trở thành đối tác tiên phong tiếp cận tài nguyên nước tích cực nhất vào cuối thập kỷ này, nghĩa là họ đặt mục tiêu sẽ bổ sung nhiều nước hơn lượng nước họ lấy sử dụng.

Sự bùng nổ AI tạo sinh đặt ra “cơn khát nước” ngày càng lớn cho Big Tech - 2 3
Cơn khát của AI có thể làm cạn kiệt nguồn cung cấp nước trong nhiều năm tới. Ảnh: Google.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số liệu tiêu thụ nước gần nhất của họ đã được tiết lộ trước khi họ ra mắt các công cụ Chatbot AI đối thủ với ChatGPT. Vì thế, khi sức mạnh tính toán cần thiết để chạy Bing Chat của Microsoft, Google Bard của Google tăng lên, điều này đồng nghĩa với việc mức độ sử dụng nước của họ sẽ cao hơn đáng kể trong những tháng tới.

Somya Joshi, người đứng đầu chương trình nghị sự toàn cầu, khí hậu và hệ thống tại Viện Môi trường Stockholm cho biết: “Với AI, chúng tôi nhận thấy vấn đề kinh điển của công nghệ này là khi bạn đạt được hiệu quả, thì sau đó bạn phải tác động phục hồi trên nhiều nguồn tài nguyên, năng lượng hơn được sử dụng”.

Bà nói thêm: “Vì vậy, một mặt các công ty đang hứa hẹn với khách hàng của họ những mô hình AI hiệu quả hơn, nhưng điều này đi kèm với một chi phí tiềm ẩn liên quan đến năng lượng, carbon và nước”.

Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc với công ty liên doanh của Viettel tại Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc tại Công ty Star Telecom – công ty liên doanh của Viettel tại Lào (với thương hiệu Unitel), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.

iOS 17.2 mang khả năng sạc không dây Qi2 đến iPhone 13 và 14

iPhone 15 là dòng smartphone duy nhất của Apple hỗ trợ tiêu chuẩn sạc không dây Qi2 mới, tuy nhiên điều này sẽ không tồn tại nữa một khi iOS 17.2 xuất hiện.

Bard tích hợp Gemini – một trí tuệ mới

Hôm nay, Google cho ra mắt Gemini, mô hình có tiềm lực nhất với khả năng suy luận đa phương thức phức tạp. Với thiết kế linh hoạt, Gemini được tối ưu hóa với ba kích cỡ khác nhau — Ultra, Pro và Nano — để có thể hoạt động trên mọi thứ, từ trung tâm dữ liệu đến thiết bị di động.

Phát hiện thú vị về cách người dùng mua sắm tại các ngày hội siêu khuyến mãi

Cuộc khảo sát mới trên toàn cầu “Trò chơi siêu giảm giá: ai là người chiến thắng? Nghiên cứu về cách người tiêu dùng mua sắm và thanh toán”, do Arlington Research ủy quyền cho Kaspersky, nhằm khám phá nhận thức và hành vi mua sắm của người tiêu dùng khi đề cập đến các sự kiện bán hàng lớn như Black Friday hoặc Cyber Monday với những phát hiện thú vị.

Klook, trang trải nghiệm dịch vụ du lịch gọi vốn thành công 210 triệu USD

Ngày 7/12, Klook – nền tảng thương mại điện tử hàng đầu châu Á dành cho trải nghiệm và dịch vụ du lịch, công bố đã hoàn tất thành công khoản huy động vốn trị giá 210 triệu USD để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh và tăng cường ổn định tài chính cho công ty.

Payoo được vinh danh Đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất trong thanh toán không tiền mặt năm 2023

Với những thành tích ấn tượng trong việc thực hiện các chương trình tiếp thị, khuyến mãi trong năm 2023, Payoo vừa được Mastercard vinh danh cho hạng mục “Best Affiliate Marketing Partner in Cashless Payment” – Đối tác tiếp thị liên kết tốt nhất trong hoạt động thanh toán không tiền mặt.

Ấn tượng triển lãm ColorPro Award RISE 2023 tại Việt Nam, sân chơi của người mê hình ảnh

Sáng nay 6/12 tại TP.HCM, Tập đoàn ViewSonic, đơn vị toàn cầu tiên phong trong các giải pháp trình chiếu và EdTech, đã tổ chức Triển lãm ColorPro Award RISE 2023, nơi hội tụ những người đam mê và yêu thích nghệ thuật và sẵn sàng cho một hành trình đầy hứng khởi.

Ra mắt Trợ lý Cisco AI cho bảo mật, giúp khách hàng sáng suốt xử lý sự cố

Ngày 6/12, Cisco đã ra mắt Trợ lý Cisco AI cho bảo mật, đánh dấu bước tiến đột phá trong việc đưa trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành một công cụ phổ biến trên bảo mật đám mây, một nền tảng bảo mật đa miền, được điều khiển bởi AI, hợp nhất của Cisco.

Ứng dụng truyền hình TV360 của Viettel độc quyền sở hữu toàn bộ bản quyền Euro 2024

Ngày 6/12, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) công bố đạt thỏa thuận sở hữu bản quyền UEFA EURO 2024 – Giải Vô địch Bóng đá châu Âu. Theo đó, ứng dụng truyền hình TV360 độc quyền khai thác phát sóng và truyền thông giải đấu trên tất cả các hạ tầng truyền hình, mạng xã hội trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Giải pháp EDA của Keysight tăng cường hỗ trợ thiết kế và mô phỏng cho công nghệ quy trình RF

Keysight Technologies đã tăng cường năng lực mô phỏng trong bộ phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử Electronic Design Automation (EDA) của mình bằng cách bổ sung chức năng mô phỏng nhiệt-điện tử cho quy trình khuếch đại công suất (PA) SiGe của Tower Semiconductor.