Tại Diễn đàn công nghệ giáo dục EDU 4.0 được diễn ra ở Hà Nội vào ngày 21/11 vừa qua, công ty Start-up Open Classroom đã trình làng mẫu robot "thầy giáo" đầu tiên mang tên gọi Trí Nhân.
Theo chia sẻ của ông Phạm Thành Nam, chuyên gia về Trí tuệ Nhân tạo và là đồng sáng lập công ty Open Classroom, robot “Trí Nhân” được phát triển lấy cảm hứng từ robot công dân đầu tiên trên thế giới Sophia. Bộ khung của robot Trí Nhân có kích thước cỡ một người trưởng thành được xây dựng bằng kỹ thuật in 3D. Ngoài ra, robot còn được thiết kế với đầy đủ 5 giác quan, tim phổi nhân tạo và chuỗi ADN.
Điều thú vị ở robot Trí Nhân chính là được các nhà phát triển trên nền tảng công nghệ AI kết hợp kho dữ liệu khổng lồ từ nền tảng tìm kiếm Google. Từ đó, robot có thể trả lời bất kể câu hỏi khó ở bất kỳ lĩnh vực nào. Điều đó cũng đã được những người tham dự Diễn đàn EDU 4.0 thử nghiệm khi đưa ra những câu hỏi về giải toán, phiên dịch hay kể một câu chuyện cười cũng đã được Trí Nhân giải đáp chính xác.
Đại diện nhóm phát triển robot Trí Nhân còn cho biết, robot Trí Nhân còn có khả năng nhận diện khuôn mặt, đo nhịp tim người đối diện và thể hiện cảm xúc của mình thông qua việc thay đổi màu sắc ánh đèn của hai mắt. Ngoài ra, robot còn được tích hợp công nghệ Close Companion để có thể điều khiển các thiết bị nhà thông minh như robot hút bụi, drone,…
Trước mắt, robot Trí Nhân sẽ được ứng dụng cho mục đích giáo dục, cụ thể sẽ làm nhiệm vụ trợ giảng.
Robot này là sản phẩm công nghệ giáo dục thứ hai của công ty Open Classroom. Trước đó, công ty cũng đã phát triển nền tảng giáo dục trực tuyến Open Classroom hoàn toàn miễn phí và đoạt được giải nhất tại chương trình “Trí thức trẻ vì giáo dục” năm 2017. Open Classrom hiện đã trở thành một nền tảng giáo dục trực tuyến với nhiều đóng góp chất lượng từ các giáo viên, nhà quản lý giáo dục và nhà khoa học.
Kaspersky công bố hoàn tất các dấu mốc quan trọng của Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu bằng việc di chuyển địa điểm lưu trữ và xử lý dữ liệu sang Thụy Sĩ đồng thời ra mắt Trung tâm Minh bạch thứ năm tại Bắc Mỹ.
Ericsson, một trong những đối thủ lớn nhất của Huawei trong cuộc đua 5G đang ra sức giúp công ty Trung Quốc thoát khỏi các lệnh cấm tại chính quê nhà Châu Âu.
Diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2020 diễn ra ngày 19/11 với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức, nhà phát triển, cộng đồng yêu thích công nghệ trên cả hai môi trường trực tiếp và trực tuyến.
Ngày 18/11/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công Thương và UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo và Triển lãm Doanh nghiệp và sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam 2020. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Vibrand 2020 được tổ chức thường niên của ngành công nghệ thông tin – truyền thông.
Điện thoại 5G của Sony hiện chỉ có trên hai mẫu flagship cao cấp nhất thuộc dòng Xperia 1 và Xperia 5. Tuy nhiên công ty Nhật Bản đang có kế hoạch đưa 5G xuống các dòng điện thoại cấp thấp hơn.
Nguồn tin của Android Authority vừa tiết lộ về việc hợp tác giữa Huawei và Leica đã chấm dứt.
Ransomware là tên gọi của loại mã độc mã hóa dữ liệu trên thiết bị của nạn nhân và tống tiền họ. Nạn nhân không thể khôi phục dữ liệu bị ransomware mã hóa. Chúng hiển thị yêu cầu nạn nhân trả ‘tiền chuộc’ dữ liệu bằng tiền kỹ thuật số Bitcoin.
Theo báo cáo của công ty kiểm toán KPMG, với hệ thông chăm sóc khách hàng đổi mới và ứng dụng AI, Viettel trở thành là doanh nghiệp viễn thông duy nhất nằm trong Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng tốt nhất 2020.
Keysight vừa công bố công nghệ máy hiện sóng 8 kênh Infiniium EXR-Series mới hiện đã sẵn sàng qua các kênh phân phối và kênh trực tiếp.
Với việc đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng Logistics, Lazada đã mang đến những trải nghiệm mua sắm tiện lợi nhất cho người mua lẫn người bán.