Hôm nay 23/6, Society Pass – một công ty công nghệ từ Mỹ chuyên vận hành các nền tảng tiếp thị và mua sắm trực tuyến dựa trên hệ thống dữ liệu người dùng, công bố quyền sở hữu thương hiệu Leflair, đồng thời khẳng định sẽ mang nền tảng này quay trở lại thị trường Việt Nam vào Quý 3 năm 2021.
Society Pass đã mua lại thương hiệu Leflair và các tài sản trí tuệ khác từ một công ty tại Hồng Kông đang sở hữu thương hiệu Leflair. Thương vụ mua bán này được Society Pass thực hiện nhằm thông qua sự nhận biết của người tiêu dùng Việt Nam với thương hiệu Leflair, để lấn sân vào phân khúc tiêu dùng cao cấp với các sản phẩm dịch vụ phong cách sống có giá trị thưởng thức cao cùng cơ hội mở rộng thị trường các sản phẩm cao cấp với giá cả cạnh tranh và sự đảm bảo uy tín, chất lượng.
Ông Ray Liang – Giám đốc vận hành của Society Pass cho biết: “Chúng tôi đã mua lại quyền sở hữu thương hiệu Leflair với sự tin tưởng vào những giá trị cốt lõi mà thương hiệu này đã xây dựng trong 5 năm qua tại Việt Nam và sẽ còn tiếp tục mang theo trong tương lai. Thông qua việc xây dựng một trang TMĐT www.leflair.com mới, chúng tôi sẽ mang lại cho người tiêu dùng cơ hội sở hữu các sản phẩm cao cấp và một địa chỉ mua hàng trực tuyến uy tín, phục vụ các phong cách sống khác nhau”.
Society Pass cũng cho biết sẽ sớm đưa trang Leflair vào hoạt động tại Việt Nam trong Quý 3 năm 2021. Website mới này sẽ được vận hành trên một nền tảng hoàn toàn mới, từ thiết kế giao diện, quy trình vận hành cho đến mô hình quản lý doanh nghiệp, nhằm đảo bảo sự tăng trưởng bền vững và quyền lợi cuối cùng cho nhà cung cấp và khách hàng.
Từ khi được thành lập vào năm 2015, Leflair từng là một thương hiệu có độ nhận biết cao tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, có mức tăng trưởng và khả năng gọi vốn lên đến 12 triệu đô la. Thương hiệu này cũng từng được xem là một trong 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, có doanh số bán hàng cao dựa trên việc triển khai thành công các ý tưởng không đụng hàng cho các chiến dịch Flash Sale, chú trọng vào các thương hiệu trung vào cao cấp đến từ nước ngoài.
Như đã biết, chiến lược của Society Pass là tập trung tiếp nhận quản lý các nền tảng thương mại điện tử và kết nối hàng trăm nghìn khách hàng với hàng ngàn các thương nhân ở khắp Đông Nam Á và Nam Á. Thông qua những thương vụ M&A trong các năm qua, Society Pass nhắm đến xây dựng một mạng lưới kết nối dữ liệu lớn nhất khu vực, phục vụ cho việc xây dựng các công cụ quản lý dữ liệu khách hàng và chương trình khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp.
Các nền tảng của Society Pass tại Việt Nam phải kể đến bao gồm: Sopa (www.sopaasia.com) – nền tảng giao dịch thương mại điện tử khách hàng thân thiết trong lĩnh vực ăn uống – ẩm thực (F&B) và #HOTTAB (www.hottab.net) – nhà cung cấp các giải pháp và kết nối tiếp thị đặc biệt cùng hạ tầng thiết bị hỗ trợ thanh toán trung gian, dịch vụ quản lý dữ liệu khách hàng thân thiết và phân tích hành vi tiêu dùng cũng như chăm sóc khách hàng hậu mãi.
Society Pass là doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, đóng vai trò kết nối người tiêu dùng với các nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á (SEA) và Nam Á, tập trung tạo doanh thu bằng cách môi giới, kết nối các giao dịch thương mại điện tử trong lĩnh vực thực phẩm, ẩm thực và các sản phẩm, dịch vụ phong cách sống trên các nền tảng riêng của mình. Với thế mạnh về quản trị nền tảng, bộ dữ liệu khách hàng phong phú, đa dạng và khả năng phân tích nhu cầu tiêu dùng, giải quyết các khó khăn trong thanh toán online. Từ lúc thành lập đến nay, đã có hơn 5.500 nhà bán hàng và 100.000 khách hàng thực hiện giao dịch trên các nền tảng của Society Pass.
Google vừa chính thức thêm thẻ “Trẻ em” (Kids) giúp các bậc phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ tiếp cận với các ứng dụng vừa học vừa chơi trên chợ ứng dụng Google Play.
Ủy ban châu Âu đang bắt đầu một cuộc điều tra đối với Google để xác định xem, liệu gã khổng lồ tìm kiếm này có vi phạm các quy tắc chống độc quyền của khối, bằng cách ưu tiên cho doanh nghiệp quảng cáo của chính mình trong các cuộc đấu giá quảng cáo trực tuyến hay không.
Apple đang cố gắng hết sức để công ty của mình thân thiện với môi trường hơn, bao gồm giảm lượng khí thải carbon, tích cực sử dụng năng lượng tái tạo và vật liệu tái chế.
Ngay khi nhận được chỉ đạo từ Ban phòng chống dịch về phương án tiêm vaccine cho nhân viên đang làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung, QTSC đã phối hợp cùng Công ty cổ phần ứng dụng PKH cấp tốc xây dựng giải pháp Đăng ký tiêm vaccine Covid-19 hoạt động trên cả 2 nền tảng website và điện thoại thông minh.
Dòng iPhone 12 đã mang lại thành công lớn đối với Apple, nhưng phiên bản mini là một sản phẩm thất bại.
Theo Thông tư 40, các cá nhân chuyển nhượng tên miền Internet quốc gia Việt Nam “.vn” và cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nhưng không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ thực hiện nộp thuế theo từng lần phát sinh từ ngày 1/8.
Hai cơ quan giám sát quyền riêng tư của châu Âu đã bắt tay cùng nhau để kêu gọi cấm sử dụng hoàn toàn công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong không gian công cộng. Điều này đi ngược lại các quy tắc dự thảo của Liên minh châu Âu cho phép sử dụng công nghệ này vì lý do an ninh công cộng.
Mới đây, Xiaomi đã tạo một tài khoản mới trên Weibo để dành riêng cho một bộ phận mới. Đó là xưởng phim rất riêng của họ có tên gọi chính thức là Xiaomi Studios. Một số chuyên gia nhận định, đây có thể là một chiến lược tiếp thị tốt để Xiaomi quảng bá tính năng camera của mình.
Một tin đồn lan truyền, Samsung đang cố gắng thuê các cựu kỹ sư của Apple và AMD cho một dự án kiến trúc chip tùy chỉnh sắp tới của mình.
Ngày 21/6, đồng hành cùng doanh nghiệp Việt hướng tới mục tiêu kinh doanh không gián đoạn, giảm thiểu và chủ động ứng phó trước tác động của đại dịch Covid-19, FPT công bố triển khai chuỗi hành động nhằm tìm kiếm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trên tất cả các khía cạnh, từ kinh doanh, vận hành đến quản trị nhân sự.