Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7

Hà Nội tiếp tục phong tỏa nhiều nơi do liên quan đến các ca nhiễm Covid-19. Ảnh: @Hoàng Hiếu/TTXVN.

Tính đến 6 giờ sáng ngày 17/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam có 104.203 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gần 14,7 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm phòng cho người dân.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có tổng cộng 283.696 ca mắc Covid-19, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 171/222 quốc gia và vùng lãnh thổ với bình quân cứ 1 triệu người có 2.886 ca nhiễm.

Còn tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 279.681 ca, trong đó có 104.203 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Về tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19, có 4.473 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 16/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi ở nước ta từ đầu dịch đến nay lên 106.977. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 590 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 22 ca.

Về tình hình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, tổng số liều vaccine Covid-19 đã được tiêm là 14.666.708 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.287.434 liều, tiêm mũi 2 là 1.379.274 liều.

Riêng tại TP.HCM, tính đến 6 giờ sáng ngày 17/8, toàn địa bàn thành phố có tổng cộng 152.627 ca nhiễm Covid-19, 4.912 ca tử vong, cùng 4.567.656 liều vaccine Covid-19 đã được tiêm.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 1 6
Ảnh: @Báo Tuổi Trẻ.

Thêm 1,1 triệu liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam

Ngày 16/8, Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC) bàn giao hơn 1,1 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca cho Viện Pasteur TPHCM theo chỉ đạo của Bộ Y tế, kịp thời chi viện vaccine bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân miền Nam.

Ngày 16/8, sau khi hoàn thành thủ tục kiểm định chất lượng, lô vaccine phòng Covid-19 gồm 1.113.400 liều chính thức được Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC bàn giao cho Bộ Y tế, đại diện tại khu vực phía Nam là Viện Pasteur TPHCM. Đây là lần giao vaccine thứ 8 thuộc Hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều vaccine Covid-19 của VNVC với AstraZeneca từ tháng 11/2020.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 1 14
Bảo quản vaccine AstraZeneca trong kho lạnh của VNVC – Ảnh: @PHONG LAN.

Tính đến thời điểm này, VNVC đã mang về Việt Nam tổng cộng 5.500.500 liều vaccine phòng Covid-19, tương đương gần 20% số lượng vaccine trong Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca.

Toàn bộ số vaccine này được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế khẩn trương triển khai tiêm chủng cho người dân. VNVC cũng cam kết hỗ trợ, tài trợ mọi chi phí phát sinh trong quá trình mua, tiếp nhận, bàn giao vaccine từ AstraZeneca về Việt Nam và giao đến Bộ Y tế trong tất cả các lần giao vaccine theo Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều này.

Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cam kết chuyển giao vaccine cho Bộ Y tế một cách nhanh chóng, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng cao. Toàn bộ mọi chi phí rủi ro, vận chuyển, bảo quản vaccine… do VNVC tự chi trả, ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Sắp tới, hàng chục triệu liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca sẽ tiếp tục được mang về Việt Nam theo Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều của VNVC và chuyển giao cho Bộ Y tế.

TP HCM ra mắt phần mềm điều phối, chuyển viện giữa các tầng điều trị

Ngày 16/8, Sở Y tế TP HCM cho biết đơn vị đã ra mắt bảng điều khiển tình hình thu dung điều trị Covid-19 của các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Theo đó, bảng điều khiển này là sự phối hợp giữa Sở Y tế, Sở Thông tin & Truyền thông và Văn phòng Bộ Y tế hoạt động tại địa chỉ https://bccsdt.moh.gov.vn/.

Bảng điều khiển này là công cụ hữu ích cho công tác điều phối,chuyển viện giữa các tầng điều trị. Công cụ này giúp cho Tổ điều phối chuyển viện của Sở Y tế TP HCM và các bệnh viện dễ dàng tìm được bệnh viện còn giường, hay giường bệnh còn oxy hay không… để liên hệ chuyển viện cho phù hợp.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 4 2
Thông tin chi tiết số giường trống và giường có oxy tại các bệnh viện. Ảnh: @Báo Người Lao Động.

Bên cạnh đó, bảng điều khiển này sử dụng nguồn dữ liệu từ phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19”. Các bệnh viện phải liên tục cập nhật tình hình tiếp nhận người bệnh, số giường còn trống… mỗi ngày vào các khung giờ quy định, cụ thể là 8 giờ, 16 giờ và 20 giờ.

Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện chịu trách nhiệm thực hiện việc nhập dữ liệu vào “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19” một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ theo đúng quy định.

‘Khắc phục ngay tâm lý phân biệt, lựa chọn vaccine’

Ngày 15/8, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc phòng chống Covid-19 trong nước hôm 12/8.

Theo người đứng đầu Chính phủ, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Đặc biệt lúc này, nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, trước mắt chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 để sớm miễn dịch cộng đồng, giúp giảm chuyển bệnh nặng và giảm tử vong, giảm quá tải cho hệ thống y tế.

Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện mục tiêu bảo vệ tính mạng nhân dân, tạo điều kiện sớm chuyển sang “bình thường mới” phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, hàng đầu của các cấp, các ngành, các địa phương.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 2 15
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các loại vaccine. Ảnh: @VGP.

Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp các cơ quan khẩn trương ban hành thông tư về cấp giấy lưu hành thuốc và vaccine sản xuất trong nước. Đơn vị cấp phép thuộc Bộ Y tế phải kịp thời hướng dẫn cụ thể với từng trường hợp, và từng hồ sơ cấp phép để bảo đảm tiến độ cấp phép nhanh nhất có thể.

Sau khi thông tư được ban hành, Bộ Y tế phải khẩn trương xem xét cấp phép ngay khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định về cấp phép/giấy đăng ký lưu hành thuốc và vaccine sản xuất trong nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông được giao đẩy mạnh thông tin về tình hình sản xuất, cung ứng vaccine hiện nay trên thế giới.

Thủ tướng muốn truyền đi thông điệp “vaccine tốt nhất là vaccine đã được cấp phép lưu hành và đến sớm nhất, kịp thời nhất,” vì chúng ta đang rất cần vaccine ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu khắc phục ngay tâm lý phân biệt đối xử với các loại vaccine của các nhà sản xuất, loại bỏ tâm lý lựa chọn, chờ đợi vaccine.

Theo Thủ tướng, việc tiêm vaccine sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nếu đã nhiễm sẽ không bị bệnh nặng, nếu đã có bệnh nặng thì khả năng gây tử vong thấp, kể cả đối với biến thể Delta.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7

Chiều 16/8, Sở Y tế TP.HCM ban hành công văn khẩn yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu tại đơn vị.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu của các cơ sở y tế trên địa bàn luôn mở 24/7. Các cơ sở y tế đảm bảo trực cấp cứu theo đúng quy định, trong đó nhân viên trực cấp cứu luôn mang đầy đủ các phương tiện phòng hộ trong suốt ca trực. Không được yêu cầu người bệnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính hay dương tính mới tiếp nhận.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 2
Bên trong phòng cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng của Trung tâm Hồi sức Tích cực Covid-19 bệnh viện Việt Đức tại Bệnh viện Dã chiến 13 (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: @TTXVN.

Trường hợp người bệnh không mắc Covid-19 hoặc chưa xác định mắc Covid-19 tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến, các bệnh viện (BV) đã chuyển đổi công năng hoàn toàn thành BV điều trị Covid-19 phải bố trí 1 buồng cấp cứu sàng lọc riêng biệt dành cho đối tượng này. Buồng cấp cứu sàng lọc đảm bảo đầy đủ các thuốc cấp cứu, phương tiện và dụng cụ cấp cứu cơ bản. Sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định, cần liên hệ và chuyển người bệnh đến các BV có điều trị cho người không mắc Covid-19.

Trường hợp người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến đã được xác định mắc Covid-19, các BV đã chuyển đổi công năng hoàn toàn thành BV điều trị Covid-19 phải tiếp nhận và cấp cứu. Sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định nếu xác định trường hợp chuyển viện không đúng tuyến theo quy định thì có thể liên hệ để chuyển xuống các BV tầng dưới. Khi cần có thể liên hệ tổ điều phối chuyển viện của Sở Y tế TP.HCM để được trợ giúp.

Đối với các phòng khám đa khoa, cần tiếp tục duy trì buồng khám và cấp cứu sàng lọc. Sau khi sơ cứu, chuyển người bệnh đến các BV điều trị phù hợp.

Theo Sở Y tế TP.HCM, sở dĩ có công văn trên là do xảy ra trường hợp cơ sở y tế đã chuyển đổi công năng thành BV điều trị Covid-19 từ chối cấp cứu người không mắc Covid-19.

Tình hình thế giới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 472.861 trường hợp mắc Covid-19 mới và 7.331 ca tử vong mới. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 208,5 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,38 triệu người không qua khỏi.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 2 4
Ảnh: @Worldometers.info.

Theo số liệu thống kê của trang Worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 208.538.129 ca, trong đó có 4.382.102 người tử vong.

Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại.

Một số nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới, với trên 63,407 trường hợp trong 24 giờ qua.

Riêng ngày 16/8, thế giới có 151 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca Covid-19 mới; 101 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn đứng đầu thế giới khi ghi nhận 37.628.881 ca mắc và 638.146 ca tử vong, tiếp theo là Ấn Độ với 32.249.900 ca mắc, trong đó có 432.112 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với 569.492 ca tử vong trong tổng số 20.378.570 ca mắc. 

Riêng tại Việt Nam, trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 367 ca tử vong mới, xếp vị trí thứ 5 trên toàn cầu.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 3 3
Ảnh: @Worldometers.info.

Tại Mỹ, Giám đốc Viện Y tế quốc gia Francis Collins cảnh báo do sự lây lan của biến thể Delta, số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận hằng ngày có thể vượt 200.000 ca trong vài tuần tới. Theo ông Collins, Mỹ đang lâm vào khủng hoảng khi có tới 90 triệu người vẫn chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 và việc số ca nhiễm mới quay trở lại mốc 200.000 ca/ngày mặc dù là điều không mong đợi, song là hiện thực phải đối mặt. Ông cho rằng “cần làm mọi thứ có thể” ở thời điểm hiện tại để xoay chuyển tình thế.

Tình hình Đông Nam Á

Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 16/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 85.425 ca mắc bệnh Covid-19 mới.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Philippines, Đông Timor và Việt Nam. Đông Nam Á hiện tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tiếp tục tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và ca mắc mới cao nhất châu Á.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị cổng cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn mở 24/7 - Covid 19 3 11
Nhân viên Chữ Thập Đỏ phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 ở Bekasi, Indonesia, ngày 9/8/2021. Ảnh: @AFP/TTXVN.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines tiếp tục chứng kiến xu thế số ca tử vong giảm mạnh, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Trong 1 ngày qua, nước này chỉ ghi nhận 27 ca tử vong.

Malaysia tình hình vẫn rất đáng quan ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì Covid-19 cũng ở mức báo động.

Ngày 16/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 274 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ ba trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua số liệu ca mới và tử vong vì dịch Covid-19 tiếp tục ở mức cao, sau nhiều ngày không công bố số liệu dịch bệnh. Myanmar ngày 16/8 có tới 2.706 ca bệnh mới và 182 ca tử vong.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 16/8 ghi nhận thêm trên 21.150 ca bệnh mới (nhiều thứ 2 khu vực và cao nhất tại nước này kể từ đầu dịch), trong khi số ca tử vong là 182 người.

Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc trên 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.

Campuchia dịch bệnh cũng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 593 bệnh nhân mới và 21 ca tử vong trong một ngày qua. Tuy nhiên, Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh dịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì Covid-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia.

Singapore ngày 16/8 cũng ghi nhận 53 ca Covid-19 mới.

Có thể bạn quan tâm
Nâng cấp máy để làm việc ở nhà chống dịch

Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, người dân Sài Gòn tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 1 tháng. Đương nhiên, nhu cầu sở hữu dàn PC cấu hình mạnh cùng các thiết bị công nghệ khác để hỗ trợ làm việc tại nhà đã tăng cao trong thời gian vừa qua.

TP.HCM tiếp tục áp dụng “ai ở đâu thì ở đó” đến ngày 15/9/2021

Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, UBND TP.HCM đã ra công văn số 2718/UBND-VX nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch.

Facebook sẽ hạn chế theo dõi người dùng để quảng cáo

Facebook có kế hoạch cải tiến cách thức hoạt động từ hệ thống quảng cáo của mình, để đặt nhiều giá trị hơn vào quyền riêng tư của người dùng, và giảm bớt sự chú trọng vào việc thu thập dữ liệu.

Mỹ ra đạo luật thị trường ứng dụng mở: Bảo vệ người dùng, kìm chế sự độc tài của Apple và Google

Bộ ba thượng nghị sĩ đa đảng Mỹ đã giới thiệu một dự luật sẽ kiềm chế các cửa hàng ứng dụng của các công ty, mà họ cho rằng kiểm soát quá nhiều thị trường, bao gồm cả Apple và Google.

TP.HCM thí điểm phát thuốc, chăm sóc dinh dưỡng, tinh thần cho F0 tại nhà

Tính đến 6 giờ sáng ngày 16/8, theo Bộ Y tế, Việt Nam có tổng cộng 275.044 ca mắc Covid-19, trong đó 102.504 ca đã chữa khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 607 trường hợp nặng và nguy kịch.

Bộ Y tế lý giải nguyên nhân F0 tử vong tăng ở TP.HCM

Tính đến 6 giờ sáng nay 14/8, cả nước có 92.738 bệnh nhân Covid-19 đã được chữa khỏi. Trong số các trường hợp đang điều trị có 531 ca nặng và nguy kịch. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết nguyên nhân vì sao F0 tử vong tăng tại TP.HCM.

Từ 1/9, Amazon sẽ trực tiếp bồi thường thiệt hại cho người dùng nếu hàng bị lỗi, gây thương tích

Amazon đang thay đổi quy trình khiếu nại về việc trả lại hàng, và sẽ trả cho khách hàng số tiền lên đến 1.000 đô la cho các sản phẩm lỗi do người bán bên thứ ba cung cấp, gây ra thiệt hại hoặc thương tích cá nhân.

Honor ra mắt smartphone cao cấp Magic3 series, thấp thoáng bóng dáng Huawei Mate40 Pro

Honor vừa công bố loạt Magic3, bao gồm Magic3, Magic3 Pro và Magic3 Pro+. Đây là lần ra mắt smartphone cao cấp đầu tiên của thương hiệu này kể từ khi tách biệt khỏi công ty mẹ Huawei.

Thuê KOLs để công kích vaccine, khiến cuộc chiến chống đại dịch thêm khó khăn

Thời gian gần đây, giới truyền thông quốc tế xôn xao vụ Facebook đã đóng cửa hàng trăm tài khoản liên kết với một công ty quảng cáo của Nga. Công ty này đang nhắm mục tiêu vào những người có ảnh hưởng trên nền tảng mạng xã hội để bôi nhọ vaccine Covid -19.

Tình hình dịch sáng 13/8, cảnh giác với những bài thuốc tự chữa Covid-19 trên mạng

Sáng nay 13/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã chữa khỏi 89.145 bệnh nhân Covid-19, cùng với hơn 12 triệu liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm chủng.