Siêu nhện cực độc có thể cắn xuyên thủng móng tay người

'Megaspider': Con nhện mạng phễu khổng lồ này to bằng một con tarantula. Ảnh: @Công viên bò sát Úc/CNN.

Một lần nữa loài côn trùng đáng sợ đến từ Úc lại gây xôn xao giới khoa học quốc tế. Lần này là một con "megaspider" có thể cắn xuyên móng tay của con người.

Công viên Bò sát Úc đã nhận được một thùng quyên góp sinh vật ẩn danh trong tháng này và khiến một số người trong công viên phải hét lên khi họ mở ra. Bên trong là một con nhện mạng phễu lớn nhất từng nhận được trong 40 năm qua của công viên. Họ đặt tên nó là Megaspider vì “kích thước và những chiếc răng nanh khổng lồ”. Thậm chí vết cắn của nhện cái này có thể xuyên thủng cả móng tay con người vốn khá dày và cứng. Câu chuyện đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Sciencealert vào ngày 26/11.

Đại diện công viên cho biết thêm, nhiều khả năng con nhện đã được quyên góp ở đâu đó trong khu vực ven biển Sydney hoặc New South Wales. “Nó nằm trong một thùng chứa Tupperware mà không có bất kỳ nhãn nào để cho biết nó đến từ đâu”.

Megaspider mang kích thước 8cm (khoảng 3inch) và với nanh dài gần 2cm. Kích thước này chỉ ngang bằng một số loài nhện tarantula. Nhưng có điều kỳ lạ là, trong khi nhện tarantula được nhiều người nuôi làm thú cưng thì với loài nhện này kích thước và lực cắn hoàn toàn là chưa đủ, bởi nó còn có nọc độc cực mạnh, nọc độc của loài nhện này chứa một số độc tố thần kinh chặn các kênh natri trong dây thần kinh của chúng ta. Trong trường hợp xấu nhất, một liều lượng đủ lớn có thể gây tử vong.

Siêu nhện cực độc có thể cắn xuyên thủng móng tay người - nhen 1
Với những chiếc nanh dài, nhện mạng phễu cái có thể cắn xuyên móng tay người. Ảnh: @Công viên bò sát Úc/CNN.

Khoảng một chục ca tử vong đã được ghi nhận trong giai đoạn gần đây. Hiện các chuyên viên tại công viên vẫn chưa rõ lý do tại sao nọc độc của loài nhện này lại gây hại cho con người, nhưng họ cho rằng đó là tác dụng phụ của một loại chất giết côn trùng bên trong nọc độc của nhện.

Nhưng thật kỳ lạ, nọc độc dường như không làm phiền các loài động vật có vú khác. Ví dụ, chó và mèo không bị ảnh hưởng xấu bởi vết cắn của con cái, với chỉ có phản ứng nhẹ từ vết cắn của con đực.

Hiện tại, con nhện này sẽ được sở thú chiết xuất nọc độc nhằm chế tạo các loại chất chống độc cần thiết. “Chúng tôi gửi nọc độc đến một công ty dược phẩm ở Melbourne, nơi nó được sản xuất thành chất chống nọc độc. Công viên Bò sát Úc ước tính chương trình chống nọc độc mà công viên đang thực hiện có thể cứu được 300 mạng người mỗi năm; Công ty dược phẩm sẽ lấy nọc độc mà chúng tôi đã cung cấp và họ thực sự sẽ tiêm một lượng rất nhỏ vào một con thỏ. Nếu con thỏ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi nọc độc, điều này có nghĩa là con thỏ thực sự bắt đầu sản xuất từ từ các kháng thể trong cơ thể. Và sau đó, nhóm chuyên gia sẽ lấy một ít máu từ con thỏ và tách ra những kháng thể đó …. và họ sẽ xử lý những kháng thể đó thành một loại thuốc có thể được đưa vào cơ thể con người nếu chẳng may bị cắn bởi nhện mạng phễu”, Michael Tate, Nhân viên tại Công viên Bò sát Úc cho biết trong một tuyên bố.

Siêu nhện cực độc có thể cắn xuyên thủng móng tay người - nhen 1 1
Các chuyên gia cho biết, “kích thước khổng lồ” và “những chiếc răng nanh khổng lồ” của nhện mạng phễu khiến nó trở thành một phát hiện độc đáo. Ảnh: @Công viên bò sát Úc/CNN.

Michael Tate cho biết thêm: “Con nhện to lớn một cách bất thường và nếu chúng ta có thể khuyến khích các cư dân địa phương có thể giao nộp, trao tặng nhiều loài nhện này hơn để dùng cho mục đích nghiên cứu, thì điều này sẽ dẫn đến việc cứu sống được nhiều người hơn do lượng nọc độc khổng lồ mà chúng có thể tạo ra; Công viên hy vọng sẽ xác định được người đã hiến tặng con nhện, để họ có thể xác định nó đến từ đâu. Các quan chức luôn muốn tìm thêm nhiều loài nhện lớn vì chúng tạo ra lượng nọc độc lớn hơn”.

Với số lượng chân dài gấp đôi so với nhiều con nhện khác cùng loài, và những chiếc răng nanh dài đủ mạnh để có thể đâm xuyên qua móng tay, con nhện mạng phễu này là loài lớn nhất mà các chuyên gia công viên từng thấy. “Trong hơn 30 năm làm việc tại công viên, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một con nhện mạng phễu nào lớn như thế này”, Michael Tate nói.

Nhện mạng phễu bao gồm khoảng 40 chi nhỏ, trong đó nổi bật nhất là chi Hadronyche và Atrax – sống ở miền đông Australia, và một số loài cắn độc đến mức có thể giết chết một người trưởng thành trong vòng 15 phút. Tất cả các loài nhện mạng phễu đều có cơ thể bóng. Nhện hoạt động quanh năm và sống trong hang trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ, bao quanh các lỗ đường hầm của chúng bằng một mạng lưới sợi tơ. Theo Bảo tàng Úc, khi một con côn trùng đi qua hoặc động vật khác chạm vào tơ, những rung động sẽ cảnh báo nhện trong hang.

Theo Sciencealert/Cbc

Có thể bạn quan tâm
Apple sẽ làm iPhone trong suốt bằng kính?

Bằng sáng chế mới cho thấy, chiếc iPhone hoàn toàn bằng kính có thể đi kèm với màn hình bao quanh các cạnh.

ABI Research: 2022 sẽ là “kỷ nguyên tiếp theo của sự đổi mới không dây”

2022 sẽ là năm bản lề cho sự đổi mới không dây khi việc triển khai Wi-Fi 6, 6E và băng thông siêu rộng (UWB) tăng tốc ở nhiều thị trường còn lại.

Israel cấm các công ty trong nước bán công nghệ mạng cho 65 quốc gia

Do vụ bê bối của NSO Group, danh sách các quốc gia mà các công ty Israel được phép bán công nghệ của họ đã giảm xuống còn 37.

Huawei muốn hợp tác sâu vào cảng biển và sân bay thông minh của Thái Lan

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã tham dự cuộc gặp trực tuyến với Giám đốc điều hành Nhậm Chính Phi của Huawei Technologies về việc hỗ trợ Thái Lan chuyển đổi số và phục hồi sau đại dịch của Huawei.

50 năm trước, CPU trông như thế nào?

Vào ngày 15/11/1971, Intel đã ra mắt con chip Intel 4004, mở đường cho công nghệ điện toán sử dụng bộ vi xử lý hiện đại. Con chip này được xem là CPU đầu tiên dành cho máy tính.

AI – đòn bẩy cạnh tranh của ngành Ngân hàng tương lai

Ngành Tài Chính – Ngân Hàng đang trải qua những thay đổi lớn bởi sức ép cạnh tranh từ các mô hình tài chính mới như Fintech, hay xu thế ngân hàng di động, và cả từ sự gia tăng của các rủi ro an ninh mạng, kỳ vọng của khách hàng và áp lực nâng cao hiệu quả vận hành.

OPPO A95 ra mắt, nổi bật trong phân khúc giá 7 triệu đồng

Bên cạnh thiết kế trẻ trung, OPPO A95 có phần nổi bật hơn với khả năng mở rộng bộ nhớ RAM lên 13GB, giúp máy có được hiệu năng hoạt động tốt hơn so với các đối thủ trong cùng phân khúc giá.

Samsung cập nhật One UI 4 cho dòng Galaxy Watch

Các phiên bản đồng hồ thông minh Galaxy Watch, Galaxy Watch Active, Galaxy Watch Active2 và Galaxy Watch3 sẽ được Samsung cập nhật bản nâng cấp One UI 4 với nhiều tính năng mới và khả năng cá nhân hóa cao.

Thiếu am hiểu công nghệ có thể gặp nhiều nội dung độc hại trên Facebook

Người dùng Facebook có thể gặp rất nhiều nội dung khác nhau, nhưng với những người không thông thạo các công cụ truyền thông xã hội, họ gặp rất nhiều nội dung đáng lo ngại hơn, từ bạo lực đến tình dục.

Card đồ họa AMD RX 6000 trên đường tăng giá 10%

Bài đăng trên diễn đàn BoardChannels cho biết AMD có thể tăng giá lên 10% đối với dòng GPU RX 6000 cung cấp cho các đối tác bo mạch bổ trợ (AIB) với lý do liên quan đến các vấn đề về chi phí sản xuất.