Sẽ quản lý phần mềm nhắn tin, thoại qua mạng?

Sự bùng nổ của những ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí thông qua các mạng Wi-Fi hay 3G hiện nay là một bước tiến vượt bậc của ngành công nghệ, giúp cho người dùng có nhiều lựa chọn kết nối bạn bè với chi phí thấp nhất có thể. Tuy nhiên, đây có thể sẽ là sự đe dọa đối với thị trường viễn thông Việt nam. Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn Thông (Bộ TT&TT) cho biết, sắp tới, Cục sẽ tổ chức hội thảo để đưa ra chính sách quản lý phù hợp.

Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT vào ngày 24/12 vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, dịch vụ Over the top content (OTT) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wi-Fi, 3G như Viber, Whatsapp đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng.

Sẽ quản lý phần mềm nhắn tin, thoại qua mạng? - Viber3
Sẽ có biện pháp quản lý những phần mềm điện thoại và nhắn tin miễn phí qua mạng?


Theo thống kê của các doanh nghiệp viễn thông, những dịch vụ cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình di động đang chiếm khoảng 80% doanh thu (con số cụ thể khoảng trên 100.000 tỷ đồng). Vì thế, nếu các ứng dụng như Viber, Whatsapp… được sử dụng mà không đòi hỏi bất kỳ chi phí nào thì sẽ là lưỡi dao sắc khiến những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông của Việt Nam lo ngại. Không chỉ có thế, các ứng dụng này còn được sử dụng để kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. “Các cuộc gọi , nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó sẽ rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình”, ông Hùng nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, nguy cơ các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội dung nước ngoài như Google, Yahoo… chiếm hết doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện) và khiến doanh nghiệp viễn thông giống như những “người làm thuê”, không có lãi đang xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, đòi hỏi các nước phải có chính sách quản lý phù hợp. Dẫn chứng cho luận điểm của mình, ông Hải đã đưa ra một số ví dụ, như các nước Ả rập có chính sách rất cực đoan là cấm hoàn toàn việc sử dụng phần mềm Viber… nhưng Mỹ và một số nước Châu Âu lại ủng hộ việc người dùng sử dụng những phần mềm này. “Thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp”, ông Hải kết luận.

Không chỉ có những doanh nghiệp nước ngoài mới phát hành những ứng dụng gọi điện Internet miễn phí thông qua Wi-Fi hay 3G mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia thị trường này, với các ứng dụng như Zalo (VNG), FPT Chat (FPT). Người dùng chỉ cần vào Appstore hay Google Play để tải phần mềm về, đăng nhập số điện thoại, máy sẽ tự động gửi mã xác thực và tìm kiếm trong danh bạ những bạn bè đã dùng ứng dụng. Sau đó, chỉ với một kết nối Internet đơn giản, người dùng hoàn toàn có thể liên lạc với người thân của mình mà không gặp phải một trở ngại nào.

Đối với những nền tảng hệ điều hành khác nhau, các hãng cũng đã phát triển và tích hợp những phần mềm hỗ trợ kết nối cho người dùng như BlackBerry Messenger của BlackBerry, Facetime dùng để thoại video và iMessenger hỗ trợ tin nhắn đa phương tiện giữa các thiết bị chạy iOS của Apple, hay Samsung với phần mềm ChatOn. Điều này càng làm mở rộng hơn nữa thị trường vốn dĩ rất màu mỡ này. Người dùng dĩ nhiên vẫn sẽ là người được lợi nhiều nhất.

T.B.

5 sự kiện đáng nhớ của Microsoft trong năm 2012

Trong năm 2012, Microsoft đã trình làng Windows 8, công bố một chiếc máy tính bảng đối đầu trực tiếp với các đối tác lâu năm của mình và chứng kiến sự ra đi của một trong những giám đốc điều hành cao cấp chỉ vài tuần sau khi phát hành Windows.

Facebook: ưu tiên game, chuộng di động

Sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng không thành công như mong đợi, Facebook đang tích cực mở mang trên mảng di động đồng thời củng cố lại các mặt lợi thế của mình như mảng trò chơi.

Những kế hoạch lớn của Google cho năm 2013

Gã khổng lồ tìm kiếm đang ấp ủ nhiều dự định tham vọng cho 12 tháng tới, dưới đây là những sản phẩm chủ chốt mà chúng ta có thể kỳ vọng từ Google trong 2013: Từ Nexus cho đến Google Glass.

Apple mất bằng sáng chế zoom hai ngón

Văn phòng quản lý bằng sáng chế và thương hiệu (Mỹ) vừa công bố bằng sáng chế có tên gọi “pinch to zoom” là vô hiệu.

Qualcomm bổ nhiệm Tổng Giám đốc ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia

Ngày 20/12, Qualcomm Incorporated công bố việc bổ nhiệm ông Thiều Phương Nam vào vị trí Tổng Giám đốc khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia, với cấp bậc Giám đốc Cấp cao phụ trách Phát triển Kinh doanh khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

VNG ngừng phát hành game có đường lưỡi bò

Sau sự kiện bản đồ trong game Chinh Đồ khi được phát hành tại thị trường Việt Nam bị phát hiện có phần thể hiện đường lưỡi bò yêu sách của Trung Quốc, VNG đã chính thức ngừng phát hành trò chơi này.

Instagram thanh minh về việc bán ảnh người dùng

Người đồng sáng lập của Instagram Kevin Systrom khẳng định mạng xã hội chia sẻ hình ảnh này không có ý định bán hình ảnh của người dùng để thu lợi.

Nokia sẽ trình làng máy tính bảng chạy Windows RT vào tháng 2 năm sau?

Tin đồn về chiếc máy tính bảng do Nokia sản xuất lại một lần nữa rộ lên trong giới công nghệ. Lần này nguồn tin khẳng định Nokia sẽ ra mắt chiếc máy tính bảng chạy Windows RT của Microsoft tại Hội nghị di động thế giới MWC diễn ra vào tháng 2 năm sau.

Cập nhật Android, khó cho khách hàng

Việc cập nhật cho các thiết bị Android dường như chỉ xoay quanh việc ai sẽ là người may mắn được thưởng thức “món tráng miệng mới” từ Google. Số lượng người cập nhật phiên bản Android mới luôn thấp và nguyên nhân, hậu quả của việc này thì rất dài.

Trung Quốc lại đưa đường lưỡi bò vào game

Trò chơi trực tuyến Chinh Đồ 2.0 của Công ty Giant Interactive (Trung Quốc) do Công ty VNG phân phối duy nhất tại Việt Nam đang bị game thủ phản ứng dữ dội vì để “đường lưỡi bò xuất hiện trên bản đồ biển Đông”.