Sau Huawei, hai ông lớn sản xuất camera giám sát của Trung Quốc vào “tầm ngắm”

Danh sách đen “Entity List” của Bộ thương mại Mỹ có thể tiếp tục được nới rộng khi nước này đang cân nhắc việc đưa hai công ty chuyên cung cấp các giải pháp an ninh và camera giám sát hàng đầu của Trung Quốc vào danh sách cấm giao thương.

Theo nguồn tin thân cận của hãng thông tấn Bloomberg, Chính phủ Mỹ đang xem xét bổ sung 5 công ty Megvii, Meiya Pico, Iflytek, Dahua và Hikvision vào danh sách đen, cấm giao thương với các công ty Mỹ. Các công ty này đều đang hoạt động ở lĩnh vực cung cấp giải pháp an ninh và camera giám sát.

Sau Huawei, hai ông lớn sản xuất camera giám sát của Trung Quốc vào "tầm ngắm" - giam sat an ninh de doa my trung

Trong đó, Dahua và Hikvision là hai công ty cung cấp các giải pháp an ninh và camera giám sát lớn nhất của Trung Quốc. Riêng Hikvision, công ty này còn được biết là một trong những nhà sản xuất thiết bị camera giám sát lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc. Hikvision chiếm khoảng 37,94% thị phần toàn cầu và 7 năm liền nắm giữ ngôi vương trên thị trường camera giám sát thế giới.

Sau khi thông tin sẽ bị đưa vào danh sách đen của Mỹ lan rộng, cổ phiếu của hai công ty Hikvision và Dahua đều sụt giảm mạnh mẽ khiến cho tài sản của chủ sở hữu hai công ty “bốc hơi” gần 8 tỷ USD. Trong đó, Phó Chủ tịch Hikvision Gong Hongjia từng sở hữu 12 tỷ USD đã bị mất đến 50% giá trị, chỉ còn 6 tỷ USD sau khi cổ phiếu công ty sụt giảm đến 10%. Tài sản của Chủ tịch Dahua Fu Liquan còn bị mất gần 2/3, từ 4,3 tỷ USD tháng 3/2018 xuống 1,9 tỷ USD.

Sau Huawei, hai ông lớn sản xuất camera giám sát của Trung Quốc vào "tầm ngắm" - Camera Hikvision DS 2CE10DFT F 3

Dù không ảnh hưởng đến việc sản xuất và kinh doanh theo nhận định của người phụ trách quan hệ đầu tư của Hikvision, thế nhưng, cổ phiếu Hikvision đã sụt giảm rất nhanh kể từ tháng 3/2018.

Để trấn an dư luận, người phụ trách quan hệ đầu tư của Hikvision đã ngay lập tức lên tiếng và cho rằng, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện của Hikvision đều đến từ các công ty nội địa Trung Quốc và ở Đông Nam Á. Đối với Mỹ, công ty này chỉ làm việc với vài nhà cung cấp linh kiện, nên dù bị Mỹ cắt đứt nguồn cung cũng không ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của hãng.

Trong một thông báo mới nhất, thư ký ban giám đốc của Hikvison cũng thể hiện rõ quan điểm – “Chúng tôi hy vọng công ty sẽ được đối xử công bằng, chính trực”.

Được biết, cả Hikvision, Dahua và nhiều hãng chuyên cung cấp các giải pháp an ninh và giám sát đều đang hưởng lợi từ những chính sách giám sát người dân đã và đang được xây dựng tại đất nước 1,4 tỉ dân này. Chỉ tính trong năm 2016, Trung Quốc đã có khoảng 176 triệu camera giám sát theo dõi đường phố, tòa nhà và khu vực công cộng.

Hikvision và Dahua cũng đã từng gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nhóm nhân quyền trên toàn cầu cáo buộc đã giúp Chính phủ Trung Quốc trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Các chính trị gia tại Mỹ cũng đã từng thúc giục Tổng thống Trump có hành động để phản đối vụ đàn áp này.

Hà My

KaiOS đã có mặt trên 100 triệu điện thoại “cục gạch”

Chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện trên thị trường, KaiOS đã có mặt trên 100 triệu điện thoại “cục gạch”. Đây là một thành công vang dội cho nền tảng này, hứa hẹn tạo nên một cuộc cách mạng mới cho thế giới điện thoại phổ thông.

Lệnh cấm Huawei của Mỹ cũng có thể tàn phá đế chế Android

Bất chấp những cân nhắc về mặt chính trị và kinh tế, những ảnh hưởng của lệnh cấm mà Mỹ nhằm vào Huawei sẽ không chỉ gây đau đầu cho nhà sản xuất di động lớn của Trung Quốc mà còn có thể khiến thế giới Android rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Huawei phản đòn, cho rằng các cáo buộc không có căn cứ

Đó là khẳng định của ông Ken Hu, Phó Chủ tịch Huawei tại Hội nghị Potsdam về An ninh mạng quốc gia vừa diễn ra ở Đức ngày 23/5. “Các hạn chế, dựa trên các cáo buộc không có căn cứ đã được áp đặt với Huawei nhằm làm gián đoạn các hoạt động kinh doanh của Huawei là hành động hoàn toàn phi lý” – ông nói.

Viettel nhân đôi băng thông, tăng tốc dịch vụ Internet giá không đổi

Viettel vừa công bố toàn bộ khách hàng sử dụng Internet Viettel sẽ được nâng gấp đôi băng thông hiện tại trong khi giá cước vẫn giữ nguyên không thay đổi, kể từ 1/6.

Tương lai nào cho mạng 5G của Huawei sau lệnh cấm?

Nhậm Chính Phi – Chủ tịch Huawei đã trả lời trên kênh CNN rằng “Họ (Mỹ), không mua của chúng tôi, chúng tôi bán cho người khác!”. Trước sức ép của Hoa Kỳ lên các đồng minh, con đường rộng mở trong kế hoạch triển khai mạng di động 5G của Huawei có thể đang thu hẹp dần.

Kế hoạch “B” của Huawei sẽ thần thánh hơn cả Android của Google?

Nếu những đàm phán giữa Huawei và chính quyền Mỹ tiếp tục trở nên bế tắc, thì HongMeng sẽ là hệ điều hành chủ đạo trên điện thoại Huawei trong thời gian tới.

Tấn công DDoS “sống lại” sau thời gian im ắng

Không chỉ tăng về số lượng lên 84%, thời lượng trung bình của những vụ tấn công DDoS đã tăng vọt lên 487% trong Quý 1/2019 so với quý trước đó.

Samsung gia nhập cuộc chơi camera “siêu zoom”

Camera zoom quang học sẽ là cuộc chơi mới của các nhà sản xuất điện thoại di động toàn cầu khi mới đây, nhà sản xuất Hàn Quốc dần hé lộ về việc trang bị một cụm camera “siêu zoom” trên chiếc điện thoại cao cấp nhất của hãng vào cuối năm nay.

Tác động quá lớn từ việc dừng hợp tác với Huawei, Mỹ bất ngờ gia hạn thêm thời gian

Trước tác động quá lớn của việc Google công bố dừng hợp tác kinh doanh với Huawei, Bộ Thương mại Mỹ đã có ngay động thái “can thiệp”, gia hạn thêm 3 tháng để xoa dịu tình hình.

Lênh cấm của Mỹ với Huawei có ảnh hưởng đến thị trường di động Việt Nam?

Ở thị trường điện thoại Việt Nam, lệnh cấm của Mỹ trước mắt vẫn chưa có một ảnh hưởng rõ rệt nào kể cả với Huawei, các cửa hàng hiện vẫn khẳng định không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm và người dùng cuối vẫn sử dụng điện các điện thoại của Huawei bình thường.