Sapo và Gojet hợp tác triển khai giải pháp đặt đồ ăn trực tuyến đa nền tảng

Sapo vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Gojek, nhằm kết nối Phần mềm quản lý nhà hàng quán cafe Sapo FnB với nền tảng quản lý đơn hàng GoFood của Gojek. Hợp tác này mang đến giải pháp vận hành tối ưu và dễ sử dụng trong ngành FnB, nhà kinh doanh chỉ cần dùng một phần mềm để quản lý đơn hàng từ nhiều nền tảng. Sapo FnB cũng là phần mềm đầu tiên kết nối đồng bộ với đa nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến.

Theo đó, phần mềm Sapo FnB sẽ tích hợp các tính năng quản lý đơn hàng từ Gojek như nhận đơn, theo dõi đơn hàng GoFood, tổng hợp báo cáo doanh thu, đồng bộ thực đơn,… tạo trải nghiệm liền mạch, tối ưu hóa quy trình kinh doanh cho chủ quán. Vì vậy, với việc hợp tác giữa Sapo và Gojek giúp các chủ nhà hàng, quán ăn, quán cafe có thể quản lý vận hành toàn diện trên phần mềm Sapo FnB.

Cụ thể, các chủ quán có được đồng bộ thông tin món ăn, đơn hàng, quy trình thao tác đơn hàng giữa các nền tảng nhanh chóng. Bên cạnh đó còn tăng tính tập trung và ổn định khi tất cả thông tin từ nhiều kênh bán hàng, bao gồm kênh bán hàng qua GoFood của Gojek được tích hợp về một kênh quản lý bán hàng duy nhất Sapo FnB. Nhà hàng, quán ăn giảm thiểu đáng kể các thiết bị theo dõi đơn hàng trên từng nền tảng.

Bà Lê Thị Dung, Giám đốc Tăng trưởng (CGO), Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo chia sẻ: “Nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều nền tảng và chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến trong ngành FnB đang ngày càng lớn. Bằng giải pháp công nghệ của Sapo và Gojek, sự kết hợp giữa Sapo FnB và nền tảng quản lý đơn hàng GoFood sẽ tạo ra một hệ thống quản lý toàn diện, với mục tiêu giúp cho quá trình kinh doanh của chủ nhà hàng trở nên hiệu quả hơn, đồng thời tận dụng mô hình kinh doanh trực tuyến để phát triển và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn”.

“Việc hợp tác với Sapo FnB là một trong những hoạt động của Gojek nhằm mang lại trải nghiệm kinh doanh ẩm thực liền mạch, nâng cao sự thuận tiện trong quản lý bán hàng cho các đối tác nhà hàng đang quản lý việc kinh doanh qua nhiều kênh. Từ các chuỗi nhà hàng đến những quán ăn nhỏ trên GoFood đều có những trải nghiệm tích cực, từ đó tăng sự tập trung phát triển kinh doanh hiệu quả” – bà Tạ Thị Mỹ Hiền, Giám đốc Phát triển Đối tác GoFood của Gojek Việt Nam cho biết thêm.

Từ ngày 11/3/2024, các chủ nhà hàng, quán ăn, quán cafe có thể đăng ký sử dụng tính năng nhận đơn và thực hiện quản lý đơn hàng GoFood ngay trên phần mềm hoặc ứng dụng điện thoại Sapo FnB. Nhằm đánh dấu sự kiện hợp tác giữa Sapo và Gojek, từ ngày 11/03/2024, khách hàng đang sử dụng Sapo FnB và đăng ký mở gian hàng trên GoFood sẽ nhận được mức phí dịch vụ ưu đãi và thời gian xét duyệt hồ sơ đăng ký gian hàng được ưu tiên rút ngắn. Đồng thời, đối tác nhà hàng của GoFood khi mua phần mềm Sapo FnB sẽ được tặng thêm tháng sử dụng và rất nhiều chương trình khuyến mãi hiện hành của Sapo. 

Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế – xã hội. Theo số liệu khảo sát thống kê của Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek, Bain & Company, Việt Nam là quốc gia nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Dự báo doanh thu và sản lượng các giao dịch bán lẻ trực tuyến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, có thể đạt 650 ngàn tỷ đồng vào năm 2024. Theo đó, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến còn nhiều tiềm năng tăng trưởng khi phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, đặc biệt trong bối cảnh thói quen tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng có sự thay đổi nhanh chóng. 

Có ba yếu tố tạo nên sự phát triển của thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam: sự sẵn sàng của người tiêu dùng, nền tảng cơ sở vật chất và công nghệ. Người tiêu dùng Việt Nam bắt kịp xu hướng nhanh và sử dụng thành thạo công nghệ, cởi mở với các nền văn hóa, là động lực để doanh nghiệp đầu tư phát triển các tính năng mới. Ngân hàng số và nền tảng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam cũng có sự phát triển vượt bậc, có thể phục vụ khách hàng nhanh hơn và tiện lợi hơn. Hợp tác chiến lược giữa các công ty hàng đầu về công nghệ và các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến chính là sự bắt nhịp cần thiết với thị trường, tạo ra lợi ích đặc biệt cho người kinh doanh và người tiêu dùng trong ngành FnB. 

Sapo FnB là phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe dễ dùng, đơn giản, ổn định, giải pháp giúp nhân viên và chủ quán gọi món nhanh chóng, tính tiền tự động, quản lý nguyên vật liệu dễ dàng. Ngoài phiên bản máy tính, Sapo FnB còn có app điện thoại để hỗ trợ vận hành trơn tru và hiệu quả. Sapo FnB trở thành phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe đầu tiên trên thị trường kết nối với đa nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm
Smartphone tích hợp ví blockchain có giá chỉ 2,5 triệu đồng

Ngày 11/3, start-up Việt Nam, Ninety Eight thông báo đã hợp tác với Jambo, để ra mắt thế hệ smartphone mới, tích hợp sẵn ví Web3, giá từ 2,5 triệu đồng.

Alibaba.com ra mắt bộ công cụ số Smart Assistant giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bán hàng ra quốc tế

Ngày 11/3 tại TP.HCM, nền tảng trong lĩnh vực thương mại điện tử (B2B) Alibaba.com công bố ra mắt Smart Assistant – bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam ra thị trường quốc tế.

 AI và công nghệ máy học giúp các ứng dụng giữ người dùng

AppMetrica, nền tảng phân tích ứng dụng di động trọn gói của Yandex Ads đã đưa ra cập nhật mới – Dự đoán Giá trị vòng đời người dùng (LTV Prediction) và Dự đoán Tỷ lệ rời bỏ (Churn Prediction) với Ai và máy học.

Mức lương startup sụt giảm, AI chưa thay thế được nhân lực

Glints và quỹ đầu tư Monk’s Hill Ventures (MHV) vừa phát hành báo cáo Nhân tài khởi nghiệp Đông Nam Á năm 2024 ( Southeast Asia Startup Talent Trends Report 2024), cho thấy sự tác động của AI và sự khó của các doanh nghiệp khởi nghiệp

TV360 ra thị trường quốc tế khi bắt tay Globus Access

Vừa qua, tại Hội nghị Di động thế giới (MWC) 2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) và Globus Access – Công ty Công nghệ có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ/thiết bị cho các mạng viễn thông, đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển TV360 ở thị trường quốc tế.

Khung đánh giá giúp giáo viên xác định tính hiệu quả của AI tạo sinh trong việc “làm hộ” bài cho người học

Các nhà nghiên cứu Đại học RMIT Việt Nam đã đưa ra khung đánh giá giúp giáo viên xác định tính hiệu quả của các công cụ AI tạo sinh thông dụng như ChatGPT trong việc “làm hộ” bài tập cho người học.

Vương quốc Anh khởi động học bổng khối ngành STEM dành cho nữ giới

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em gái trong Khoa học, 11 tháng 2, Chính phủ Anh phối hợp với Ban Thư ký ASEAN ra mắt Học bổng khối ngành STEM dành cho nữ giới của chương trình ASEAN – Vương quốc Anh SAGE. Sáng kiến này nhằm giải quyết sự chênh lệch về giới tính trong giáo dục và việc làm khối ngành STEM ở các nước ASEAN và Đông Timor.

Huawei: Thương mại hóa mạng 5.5G dự kiến trong năm 2024, cơ hội mở ra cho toàn ngành

Ngày 29/2 tại Triển lãm MWC 2024, Huawei đã chia sẻ những chiến lược mới của việc thương mại hóa mạng 5.5G, mở ra cơ hội cho toàn ngành hướng tới một thế giới thông minh.

VinBrain ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ AI DrAid™ Lao Phổi cho Quỹ Toàn Cầu, giúp phát hiện bệnh sớm

VinBrain, công ty công nghệ y tế (thuộc Tập đoàn Vingroup) vừa trở thành đối tác duy nhất ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) sàng lọc và phát hiện lao phổi với Quỹ Toàn cầu (Global Fund), giúp rút ngắn thời gian phát hiện bệnh, giảm chi phí sàng lọc và tăng cường phát triển bền vững trong ngành y tế.

OPPO Air Glass 3 ra mắt tại MWC 2024, cách mới để đến với kỷ nguyên AI

Đánh dấu bước đột phá đáng kể trong công nghệ XR, OPPO Air Glass 3 có thể truy cập vào mô hình AndesGPT của OPPO thông qua một ứng dụng điện thoại để triển khai các tính năng AI tạo sinh (generative AI).