Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19 Việt Nam và thế giới

Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện đa khoa Đức Giang. Ảnh: @TTXVN.

Tính đến 6 giờ sáng ngày 28/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 410.366 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 198.614 trường hợp đã khỏi bệnh, cùng tổng cộng 18.843.004 liều vaccine đã được tiêm chủng cho người dân.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có tổng cộng 410.366 ca mắc Covid-19, đứng thứ 63/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 166/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, với bình quân cứ 1 triệu người có 4.174 ca nhiễm.

Còn nếu tính riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 406.233 ca, trong đó có 195.840 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Về tình hình điều trị, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 27/8 là 10.126 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi đạt 198.614 ca. Cũng theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.146 ca, trong đó:

– Thở oxy qua mặt nạ: 3.939 ca.

– Thở oxy dòng cao HFNC: 1.222 ca.

– Thở máy không xâm lấn: 93 ca.

– Thở máy xâm lấn: 866 ca.

– ECMO: 26 ca.

Ngoài ra, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.053 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc.

Về tình hình tiêm chủng, trong ngày 27/8 có thêm 298.212 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 18.843.004 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.607.991 liều, tiêm mũi 2 là 2.235.013 liều.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 1 14
Ảnh: @Báo Tuổi Trẻ.

Riêng tại TP HCM, tính đến 6 giờ sáng ngày 28/8, toàn địa bàn thành phố có tổng cộng 199.483 ca nhiễm, 8.097 ca tử vong, cùng 5.852.559 liều vaccine đã được tiêm chủng cho người dân.           

Bộ Y tế tiếp nhận 403.000 liều vaccine từ Chính phủ Australia

Chiều 27/8, tại TP HCM, Bộ Y tế đã tiếp nhận 403.000 liều vaccine phòng Covid-19 AstraZeneca do Chính phủ Australia trao tặng. Đây là lô vaccine đầu tiên trong cam kết của Australia hỗ trợ 1,5 triệu liều AstraZeneca cho Việt Nam trong năm nay để chống dịch Covid-19.

Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie hoan nghênh những liều vaccine đầu tiên từ Australia.

Đại sứ Mudie chia sẻ: “Chúng ta cùng nhau đoàn kết trong cuộc chiến chống Covid-19. Sự hỗ trợ của Australia đối với chương trình triển khai tiêm chủng quốc gia của Việt Nam sẽ giúp cứu sống nhiều người và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Với tư cách là đối tác và bạn bè thân thiết, chúng ta sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này, trở nên mạnh mẽ hơn và quyết tâm hơn để đối mặt với những thách thức trong tương lai”.

Những liều vaccine này tới đúng thời điểm quan trọng khi Việt Nam đang nỗ lực kiểm soát sự lây lan của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 1 24
Bộ Y tế đã tiếp nhận 403.000 liều vaccine phòng Covid-19 AstraZeneca do Chính phủ Australia tặng Việt Nam. Ảnh: @PV/Vietnam+.

Bà Julianne Cowley, Tổng Lãnh sự Australia cho hay lô vaccine này góp phần đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng của Việt Nam trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 vẫn còn gia tăng.

Bà nhấn mạnh Australia luôn quan tâm sâu sắc đến cuộc chiến chống đại dịch ở Việt Nam và mong rằng Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngày càng nhiều, và sớm khống chế được dịch bệnh và tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngày càng nhiều hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết lô vaccine do Chính phủ Australia trao tặng là sự kiện hết sức ý nghĩa trong thời điểm Việt Nam đang nỗ lực tăng cường bao phủ vaccine, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng phân bổ lô vaccine này một cách nhanh nhất đến các địa phương và đặc biệt đến người dân đang rất cần tiêm chủng.

Ngoài lô vaccine này, Australia còn có gói hỗ trợ liên quan đến vaccine trị giá 40 triệu AUD dành cho Việt Nam. Theo đó, Australia sẽ cung cấp thêm những liều vaccine thông qua Chương trình hợp tác với UNICEF đồng thời tài trợ bơm kim tiêm, thiết bị dây chuyền lạnh, bao gồm 1900 tủ lạnh và 5 xe tải lạnh, đào tạo nhân viên y tế và hỗ trợ triển khai tiêm chủng ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Australia dành cho Việt Nam còn bao gồm gói cam kết 100 triệu AUD cho khu vực Đông Nam Á thông qua Chương trình Hợp tác vaccine của Bộ tứ Kim cương với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.

Với những động thái này, Chính phủ Australia cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và các đối tác khác trong khu vực để ứng phó với đại dịch. Việc tiếp cận vaccine Covid-19 hiệu quả sẽ hỗ trợ sự phục hồi, cũng như sự ổn định và thịnh vượng trong tương lai của khu vực.

Trưa 27/8: Hơn 1,4 triệu liều AstraZeneca về TP HCM; Đã tiêm chủng gần 19 triệu liều vaccine Covid-19

Theo đó, có 2 lô vaccine Covid-19 của AstraZeneca với số lượng hơn 1,4 triệu liều đã về tới TP.HCM, nâng tổng số vaccine cả nước lên trên 27 triệu liều. Đây là đợt giao vaccine thứ 10 và 11 trong hợp đồng mua 30 triệu liều giữa Bộ Y tế và AstraZeneca thông qua công ty VNVC. Như vậy đến nay, hợp đồng này đã mang về cho Việt Nam gần 8,2 triệu liều vaccine AstraZeneca.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 2 26
Vaccine được đưa vào kho bảo quản lạnh của VNVC. Ảnh: @VNVC.

Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, AstraZeneca Việt Nam và các Thị trường Châu Á mới nổi cho biết, việc tăng tốc cung ứng là cam kết của AstraZeneca trong việc hỗ trợ Việt Nam đẩy lùi đại dịch.

Tính đến sáng 27/8, Việt Nam tiếp nhận khoảng trên 27 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ các nguồn mua trực tiếp, viện trợ Covax và quà tặng.

Trong đó vaccine AstraZeneca đang chiếm gần 17 triệu liều, kế đó Moderna hơn 5 triệu, Pfizer có trên 2,8 triệu liều, Sinopharm có hơn 2,7 triều và 12.000 liều vaccine Sputnik V. Hiện tại, cả nước đã tiêm được gần 19 triệu liều vaccine phòng Covid-19, trong đó có hơn 2,1 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.

Khoảng 20% công nhân khu chế xuất-khu công nghiệp ở TP HCM chưa được tiêm ngừa Covid-19

Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quan tâm và kịp thời tiêm vaccine cho 3 đối tượng công nhân tại 18 khu chế xuất – khu công nghiệp (KCX-KCN) và Khu Công nghệ Cao TP HCM.

Cụ thể, HBA kiến nghị sớm tiêm mũi 2 cho khoảng 60.000 công nhân đang thực hiện “3 tại chỗ” đã tiêm mũi 1 cách nay hơn 8 tuần, chủ yếu là vaccine AstraZeneca. Ngoài ra, kiến nghị tiêm vét mũi 1 cho khoảng 20% trong tổng số công nhân chưa tiêm mũi 1 vì nhiều lý do.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 3 18
Nguyện vọng của các doanh nghiệp và người lao động là mong muốn được tiêm phòng mũi thứ 2 kịp thời hạn. Ảnh: @Vneconomy.

Đối với số công nhân trước đây đã tiêm mũi 1 nhưng đang ở nhà hoặc nhà trọ (chưa đi làm lại), HBA kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch sắp xếp cho tiêm mũi 2. Riêng các công nhân đã tiêm mũi 1 nhưng đã về quê, HBA sẽ trình danh sách họ tên số công nhân này (theo danh sách do doanh nghiệp cung cấp) để Ban quản lý các KCX-CN TP HCM (HEPZA), Ban Quản lý Khu công nghệ Cao TP HCM (SHTP) đề xuất Ban Chỉ đạo của TP thông báo đến UBND các tỉnh/thành để cơ quan y tế tại địa phương tiếp tục tiêm mũi 2 kịp thời hạn.

“Việc này nhằm giúp công nhân trở lại làm việc được thuận lợi, an toàn. Thực trạng hiện nay, công nhân các KCX-KCN và Khu công nghệ cao – nhất là công nhân “3 tại chỗ” – không có tên trong danh sách tiêm chủng ngừa dịch Covid-19 tại phường/xã, địa phương. Do vậy, kiến nghị Ban Chỉ đạo giao cho HEPZA, SHTP được lập danh sách cho 18 KCX-KCN, và kết hợp với Sở Y tế thực hiện tiêm ngừa” – ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch HBA, trình bày tại văn bản.

Điều kiện đặc biệt phải cam kết khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết, hiện tại Sở Y tế TP HCM đã nhận được 16.000 liều, tương đương với 320.000 viên Molnupiravir và căn cứ vào số lượng F0, chuyển về y tế cơ sở để cấp phát sử dụng.

Đại diện Sở Y tế lưu ý, đây là một loại thuốc sử dụng có điều kiện và được kiểm soát đặc biệt. Người đồng ý sử dụng phải có cam kết và tuân thủ một số điều kiện nhất định theo quy định của Bộ Y tế. Nếu là phụ nữ phải cam kết rằng không có thai ít nhất 100 ngày sau khi sử dụng viên thuốc cuối cùng, hoặc chỉ cho con bú sau 15 ngày sử dụng viên thuốc cuối cùng. Với nam giới cũng có những yêu cầu như kiêng quan hệ tình dục trong thời gian uống thuốc.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 4 11
Thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir được vận chuyển cấp phát cho F0. Ảnh:@NGỌC LÂM.

Ông Hưng nhấn mạnh các cơ sở y tế cần phải giải thích cho bệnh nhân rất rõ và phải quản lý chặt chẽ thuốc này, vì lí do nào đó không sử dụng thì phải hoàn trả.

Chia sẻ thêm về loại thuốc này tại chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời”, ông Nguyễn Hoài Nam – đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, thuốc kháng virus này được phối hợp giữa Việt Nam và Ấn Độ, đã được Bộ Y tế triển khai. Qua nghiên cứu, bệnh nhân uống 2 ngày thì nồng độ virus đã giảm đáng kể.

Thuốc kháng virus là nguồn Bộ Y tế cung cấp hoàn toàn, không có bán trên thị trường. Khi có F0 điều trị tại nhà, người dân cần báo với 403 trạm y tế lưu động để được cung ứng túi thuốc an sinh này.

Ông Nam cho biết thêm, Sở Y tế TPHCM đã chuẩn bị sẵn 100.000 túi y tế an sinh, mỗi túi bao gồm có 3 gói thuốc sẽ cấp trực tiếp đến bệnh nhân F0 chăm sóc tại nhà: thuốc túi A dùng trong 7 ngày, thuốc túi B dùng trong 3 ngày, thuốc túi C dùng trong 5 ngày. “Những thuốc này cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không sẽ có tác dụng phụ.

Bệnh nhân lưu ý chỉ khi có triệu chứng mới uống thuốc túi B đồng thời liên lạc với trạm y tế để bác sĩ tư vấn nên uống thuốc gì, và theo dõi các dấu hiệu nguy cơ như thế nào để đánh giá, đưa ra phương pháp điều trị là tiếp tục uống thuốc tại nhà hay đến bệnh viện”, ông Nam bày tỏ.

Tình hình thế giới

Tính tới 6 giờ sáng ngày 28/8, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 690.227 trường hợp mắc Covid-19 mới và thêm 9.711 ca tử vong mới. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu vượt 216 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,49 triệu người không qua khỏi.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 2 10
Ảnh: @Worldometers.info.

Theo số liệu thống kê của trang Worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 28/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 216.142.674 ca, trong đó có 4.497.489 người tử vong.

Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu. Hàng loạt nước tại châu Á mấy ngày qua đã quyết định kéo dài hoặc tái phong tỏa nghiêm ngặt để đối phó với làn sóng dịch mới.

Nhiều nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.

Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh với trên 39.523.343 ca nhiễm, trong đó 653.314 ca tử vong. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cho biết số ca mắc Covid-19 ở nước này trong ngày 27/8 đã đạt tới 173.312 ca, mức cao nhất trong 8 tháng qua, trong bối cảnh biến thể siêu lây nhiễm Delta lan nhanh. Ca tử vong một ngày qua ở Mỹ đạt 1.231 trường hợp.

Đứng thứ 2 là Ấn Độ với hơn 32.649.130 ca bệnh, trong đó có 437.403 ca tử vong, sau khi có thêm 46.805 ca mắc mới và 514 ca tử vong mới. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, số ca mắc mới ở quốc gia châu Á này cao hơn 40.000 trường hợp. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến xấu trở lại, Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền các bang Kerala và Maharashtra cân nhắc ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm ở các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 3 10
Ảnh: @Worldometers.info.

Cũng trong 24 giờ qua, Mỹ đứng đầu thế giới với 1.231 ca tử vong mới, đứng thứ 2 là Mexico với 835 ca, kế đến là Nga với 798 ca. Ở hạng mục này, Việt Nam đứng thứ 8 với 386 ca tử vong mới.

Tình hình Đông Nam Á

Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 84.405 ca mắc bệnh Covid-19, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 216.500 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp túc dấu hiệu chững lại, khi số ca mắc và tử vong đều đi ngang hoặc không tăng mạnh.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 113 trường hợp.

Sáng 28/8: Bản tin dịch Covid-19  Việt Nam và thế giới - Covid 19 5 6
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm Covid-19 trước khi vào nhà máy ở Dhaka, Bangladesh, ngày 23/8/2021. Ảnh: @News.cn.

Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới trong ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì Covid-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia. Ngày 27/8, Malaysia ghi nhận ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.

Ngày 27/8, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 339 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Cũng theo trang web Worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình Covid-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 27/8 ghi nhận thêm trên 18.702 ca bệnh mới (nhiều thứ ba khu vực), trong khi số ca tử vong là 273 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.

Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc gần 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.

Campuchia dịch bệnh đang bớt nghiêm trọng lại khi nước này chỉ có 411 bệnh nhân mới và 17 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh dịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì Covid-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Còn Singapore ngày 27/8 cũng ghi nhận tới 120 ca Covid-19 mới, song không có ca tử vong.

Có thể bạn quan tâm
Người dùng iPhone không phải là fan cuồng của Apple

Nếu sở hữu một chiếc iPhone không có nghĩa là mọi người dùng đều lao theo các thiết bị khác của Apple, ít nhất đối với một số lượng nhỏ người tiêu dùng Mỹ.

iPhone 13 đứng trước nguy cơ bị tăng giá

TSMC đã thông báo với các đối tác rằng họ sẽ tăng giá chip trong năm nay, bao gồm cả khách hàng lớn nhất của họ là Apple. Điều này có thể khiến iPhone 13 trở thành sản phẩm đầu tiên bị tăng giá.

Nếu đàm phán thuận lợi, mỗi tuần TP.HCM sẽ nhận 500.000 liều vaccine từ Mỹ vào đầu tháng 9

Tính đến 6 giờ sáng ngày 27/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 392.938 ca mắc Covid-19, trong đó có 188.488 bệnh nhân đã khỏi, cùng hơn 18 triệu liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm chủng cho người dân.

Cảnh báo lừa đảo “đi chợ hộ”, bán thực phẩm qua hội nhóm Zalo và Facebook

Những ngày gần đây, không ít người dân đã sập bẫy lừa đảo yêu cầu chuyển tiền trước khi mua thực phẩm, đăng ký đi chợ hộ qua các hội nhóm trên Facebook và Zalo.

Viettel Post sẽ giao sách giáo khoa đến tận nhà cho học sinh

Ngay khi có đề xuất đưa sách giáo khoa vào nhóm hàng thiết yếu của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Viettel Post đã chuẩn bị các phương án giao hàng đến tận tay các em học sinh trong điều kiện đáp ứng đầy đủ quy trình phòng chống dịch.

Loạt thách thức nhân sự ngành năng lượng đang gặp phải

Năng lượng là ngành công nghiệp mà Chính phủ đã định hướng trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Vấn đề là làm sao để có nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển bền vững cho ngành công nghiệp này?

Google và Microsoft cam kết đầu tư 30 tỷ USD bảo vệ an ninh mạng Hoa Kỳ

Sau cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden mới đây, Google và Microsoft cam kết đầu tư tổng cộng 30 tỷ USD vào các tiến bộ về an ninh mạng trong 5 năm tới (Google 10 tỷ USD, Microsoft 20 tỷ USD).

Nên mua iPhone bây giờ hay đợi sau khi iPhone 13 ra mắt?

Chỉ còn khoảng gần một tháng nữa Apple sẽ tổ chức sự kiện giới thiệu dòng iPhone 13. Ngay từ lúc này, nhiều người sẽ tự hỏi có nên đợi iPhone 13 hay mua iPhone đang có giá tốt lúc này.

Hàn Quốc ra dự luật về kho ứng dụng – Google, Apple cầu cứu nhờ chính phủ Mỹ can thiệp

Apple và Google nổi tiếng tính phí cao đối với các nhà phát triển khi thực hiện các giao dịch mua hàng với người dùng trong kho ứng dụng. Vì thế, giờ đây các nhà lập pháp ở Seoul muốn buộc các gã khổng lồ công nghệ phải chấn chỉnh ngay lại việc này.

Bản tin tình hình dịch Covid-19 sáng 26/8

Tính đến 6 giờ sáng ngày 26/8, Bộ Y tế ghi nhận Việt Nam có tổng cộng 381.363 ca mắc Covid-19, trong đó có 169.921 ca khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang điều trị có gần 780 ca nặng và rất nặng, cùng hơn 18 triệu liều vaccine đã được tiêm phòng cho người dân.