Dòng S và Note của Samsung là những điện thoại Android duy nhất đạt được mức độ gần như phổ biến của iPhone. Thương hiệu Galaxy tiếp tục cải tiến và mở rộng sang hình thức mới với dòng Galaxy Z gập lại, đồng thời mở rộng sang khu vực tầm trung với nhiều tính năng ngang ngửa cao cấp bằng dòng Galaxy A.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều này, vẫn có những rắc rối nhất định đối với sản phẩm. Trong khi Samsung nổi tiếng với thương hiệu Galaxy S nói chung thì dòng sản phẩm này đang có những dấu hiệu “kiệt sức”. Kể từ sau Galaxy S10, doanh số bán điện thoại Galaxy S của Samsung đã giảm đến mức công ty được cho là đang phải xem xét kiểm toán nội bộ.
Mặc dù sự chậm lại của Galaxy S21 có thể khiến Samsung lo ngại một chút nhưng điều đó không có nghĩa là điện thoại công ty không bán chạy. Khi dòng Galaxy S21 được bán ra rất nhiều vào đầu năm, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng điều này khó có thể kéo dài.
Nhà phân tích Maurice Klaehne của Counterpoint cho biết “Chúng tôi kỳ vọng doanh số bán hàng của các thiết bị Galaxy A-series, đặc biệt là A01, A11 và A22, sẽ tăng lên lấy đi thị phần phân khúc cao cấp của Samsung. Các điện thoại tầm trung và giá rẻ trước đây của công ty khá kém và Samsung có thể là nạn nhân của sự thành công từ chính mình khi sản xuất ra một loạt các điện thoại rẻ tiền nhưng không quá tệ. Người dùng không cần phải mua Galaxy S21 hoặc Note20 Ultra chỉ để có 5G hoặc hệ thống đa màn hình, bởi khách hàng Galaxy A cũng có thể có điều đó”.
Chính sự sa sút dần của dòng Galaxy S là lý do tại sao Samsung đang tập trung vào thiết bị gập lại như là một dòng máy chủ đạo mới và rất quan trọng đối với tham vọng trong tương lai của họ. Có thể Samsung tin rằng nếu họ lặp lại chiến thắng tương tự với thiết bị gập lại, họ có thể thiết lập tiêu chuẩn về những gì họ nghĩ sẽ là tương lai của smartphone. Sẽ là một sự thay đổi thú vị nếu công ty buộc điều đó trở thành hiện thực.
lược theo Digitaltrends
Lenovo vừa chính thức công bố Lenovo Go, một thương hiệu con của Lenovo chuyên về các phụ kiện PC hỗ trợ gia tăng hiệu suất làm việc di động, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái cộng tác hiệu quả cho người dùng hiện đại.
Google và Facebook cùng thông báo rằng họ sẽ tham gia vào việc phát triển một hệ thống cáp ngầm dưới biển mới vào năm 2024 để cải thiện kết nối Internet ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Intel vừa thông báo rằng công ty sẽ tham gia vào không gian đồ họa rời, với việc sản xuất GPU chuyên dụng cho cả máy tính để bàn và máy tính xách tay bắt đầu từ năm 2022.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 17/8, Bộ Y tế cho biết Việt Nam có 104.203 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gần 14,7 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm phòng cho người dân.
Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, người dân Sài Gòn tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 1 tháng. Đương nhiên, nhu cầu sở hữu dàn PC cấu hình mạnh cùng các thiết bị công nghệ khác để hỗ trợ làm việc tại nhà đã tăng cao trong thời gian vừa qua.
Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, UBND TP.HCM đã ra công văn số 2718/UBND-VX nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch.
Facebook có kế hoạch cải tiến cách thức hoạt động từ hệ thống quảng cáo của mình, để đặt nhiều giá trị hơn vào quyền riêng tư của người dùng, và giảm bớt sự chú trọng vào việc thu thập dữ liệu.
Bộ ba thượng nghị sĩ đa đảng Mỹ đã giới thiệu một dự luật sẽ kiềm chế các cửa hàng ứng dụng của các công ty, mà họ cho rằng kiểm soát quá nhiều thị trường, bao gồm cả Apple và Google.
Tính đến 6 giờ sáng ngày 16/8, theo Bộ Y tế, Việt Nam có tổng cộng 275.044 ca mắc Covid-19, trong đó 102.504 ca đã chữa khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 607 trường hợp nặng và nguy kịch.
Tính đến 6 giờ sáng nay 14/8, cả nước có 92.738 bệnh nhân Covid-19 đã được chữa khỏi. Trong số các trường hợp đang điều trị có 531 ca nặng và nguy kịch. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết nguyên nhân vì sao F0 tử vong tăng tại TP.HCM.