Kế hoạch của Samsung sẽ thuê đối tác Trung Quốc sản xuất 1/5 lượng smartphone của mình vào năm tới nhằm giúp hãng cạnh tranh với các đối thủ giá rẻ như Huawei và Xiaomi. Nhưng giới phân tích nhận định đây là một chiến lược đầy rủi ro.
Chiến lược sản xuất điện thoại từ nhà thầu Trung Quốc
Sau khi đóng cửa nhà máy smartphone tại Trung Quốc cuối cùng vào tháng 10, Samsung đã chuyển việc sản xuất một số mẫu Galaxy A cho nhà thầu WingTech – vốn ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc. Theo nguồn tin, Samsung có kế hoạch bán ra khoảng 60 triệu điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc bởi nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM) vào năm tới trong tổng số khoảng 300 triệu thiết bị.
WingTech và các nhà sản xuất khác tạo ra điện thoại cho nhiều thương hiệu, bao gồm Huawei, Xiaomi và Oppo, mang lại cho họ tính kinh tế theo quy mô để giảm chi phí và giúp họ có thể nhanh chóng phát triển cũng như sản xuất điện thoại giá rẻ mới.
Những người chỉ trích chiến lược của Samsung nói rằng họ có nguy cơ mất kiểm soát chất lượng và làm suy yếu chuyên môn sản xuất của mình bằng cách thuê đối tác bên ngoài, thậm chí có thể giúp các đối thủ bằng cách giúp các nhà thầu cơ hội giảm chi phí hơn nữa. Cần nhớ, Samsung từng không đủ khả năng xử lý cuộc khủng hoảng Galaxy Note 7 bốc cháy vào năm 2016 khiến họ phải khai tử sản phẩm. Gần đây, công ty cũng đã từng phải trì hoãn liên tục sự ra mắt của Galaxy Fold sau khi lỗi màn hình được xác định.
Vấn đề là, lợi nhuận thấp từ smartphone giá rẻ khiến Samsung không còn nhiều lựa chọn nào khác ngoài việc làm theo các đối thủ Trung Quốc và đặt hàng sản xuất từ ODM Trung Quốc để giảm chi phí. Về cơ bản, đây là “một chiến lược không thể tránh khỏi chứ không phải là một chiến lược tốt”.
Samsung cũng thừa nhận rằng họ đã bắt đầu sản xuất các dòng smartphone hạn chế bên ngoài các nhà máy của mình để mở rộng danh mục đầu tư hiện có và đảm bảo quản lý một cách có hiệu quả trên thị trường. Tuy nhiên họ từ chối cho biết có bao nhiêu điện thoại Samsung được sản xuất bởi các ODM và sản lượng trong tương lai vẫn chưa được xác định.
Được biết, các công ty ODM Trung Quốc có thể mua tất cả các thành phần cần thiết cho smartphone với giá thấp hơn 10%-15% so với các thương hiệu lớn có nhà máy riêng ở Trung Quốc. Thậm chí, một nguồn tin chuỗi cung ứng cho biết WingTech có thể nhận một số bộ phận với giá thấp hơn tới 30% so với những gì mà Samsung Electronics phải trả tại Việt Nam, nơi có ba nhà máy sản xuất smartphone, TV và thiết bị gia dụng.
Trong thực tế, WingTech đã bắt đầu sản xuất máy tính bảng và điện thoại cho Samsung vào năm 2017, chiếm 3% lượng smartphone. Con số này dự kiến đạt 8%, tương đương 24 triệu chiếc, vào năm nay. Theo kế hoạch, Samsung chỉ chọn WingTech với nhiệm vụ thiết kế và sản xuất các sản phẩm Galaxy A tầm trung và thấp hơn. Một trong những sản phẩm này là Galaxy A6s có giá 185 USD tại Trung Quốc.
Nguồn tin cho biết, các điện thoại của WingTech chủ yếu được sản xuất cho thị trường Đông Nam Á và Nam Mỹ. Samsung đang cố gắng giành thị phần của Huawei – vốn đang chịu ảnh hưởng từ lệnh cấm của Mỹ.
Cuộc chiến về giá thành
Mặc dù Samsung lo lắng về khả năng mất thị phần trên thị trường smartphone, nhưng giới phân tích cho rằng điều đó không đáng để họ mạo hiểm vì lợi nhuận trong kinh doanh điện thoại giá rẻ. Nếu Samsung mất đi chuyên môn trong việc sản xuất điện thoại giá rẻ bằng cách thuê bên ngoài, họ sẽ rất khó để lấy lại bí quyết của mình.
Sự thay đổi chiến lược của Samsung báo hiệu sức mạnh sản xuất của công ty đang suy giảm. Mặc dù trước đây Samsung từng là nhà sản xuất thiết bị giá rẻ của châu Á, nhưng giờ họ đã vươn lên tầm cao cấp với các sản phẩm hàng đầu thế giới. Đối thủ đáng gờm của Samsung là Apple tuy cũng thuê Foxconn Technology của Đài Loan giúp sản xuất iPhone, nhưng Apple vẫn thiết kế điện thoại của mình ở Mỹ.
Samsung cho biết họ sẽ tham gia vào việc giám sát thiết kế và phát triển smartphone được sản xuất bởi các công ty ODM. Cụ thể, Samsung sẽ áp dụng các kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng tương tự với tất cả các thiết bị của mình, đồng thời bổ sung cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao. Điều này rất quan trọng bởi các nhà thầu thường tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm một số bước trong quy trình sản xuất, dẫn đến khả năng gây ra các vấn đề về chất lượng thiết bị.
Hiện nay, Samsung đã thiết kế và sản xuất gần như tất cả các điện thoại của mình trong các nhà máy lớn ở Việt Nam và gần đây nhất là Ấn Độ. Việc thuê các ODM sản xuất các điện thoại tầm trung và giá rẻ rõ ràng là cách để Samsung duy trì khả năng cạnh tranh với Huawei và các nhà sản xuất khác của Trung Quốc.
Không chỉ Samsung, mà ngay cả LG Electronics gần đây cũng cho biết họ có kế hoạch mở rộng việc sản xuất smartphone giá rẻ và tầm trung bởi ODM. Với những gì xảy ra, có vẻ smartphone đã đi đến gần cuối đích của một cuộc chiến về giá thành – cuộc chiến sinh tồn để các công ty có thể tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường.
An Nhiên
Xác nhận với Forbes, Google nói rằng có hàng trăm triệu thiết bị di động Android bị ảnh hưởng từ tin tặc. Nhóm tấn công âm thầm khai thác lỗ hổng qua ứng dụng Google Camera.
Thầy Lê Quang Tuấn, Hiệu trưởng Học viện sáng tạo công nghệ TEKY Việt Nam trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh ở hạng mục Edtech Leadership của giải thưởng Edutech ASIA 2019 tổ chức tại Singapore.
Tuần trước, hai thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley và Chris Coons đã gửi thư yêu cầu CEO Facebook Mark Zuckerberg giải trình việc mạng xã hội này thu thập dữ liệu vị trí của người dùng.
Hãng bảo mật CheckPoint vừa phát hiện các lỗ hổng trong chip Qualcomm có thể cho phép hacker đánh cắp dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trong vùng an toàn của thiết bị di động.
Hack Facebook bằng cách dò mật khẩu hoặc lập một trang web giả mạo, có giao diện giống hệt website chính thức của Facebook, rồi dẫn dụ người dùng đăng nhập tài khoản bằng website giả mạo này để đánh cắp thông tin mật khẩu… Đó chính là những thủ thuật cơ bản của các đối tượng dùng để lừa đảo tiền của người sử dụng Facebook.
Australia tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc bằng việc huy động máy bay vận tải C-17A Globemaster III, một trong những loại máy bay vận tải quân sự lớn nhất của Australia và thế giới, để chuyên chở người và thiết bị của Bệnh viện Dã chiến Cấp 2 số 2 sang Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan.
Đó là lời khẳng định của chuyên gia Lance Ulanoff, người đã có 20 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ tại các tạp chí nổi tiếng như PCMag, Mashable.
Lĩnh vực Sản xuất đang dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng trong khối doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, đạt mức 60%. Với doanh nghiệp IT, nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến Trí thông minh nhân tạo (AI) hay Khoa học dữ liệu (Data Science) cũng gia tăng.
Từ đầu thập niên 1990, khái niệm về các CSDL quốc gia đã được Việt Nam đề cập. Tuy vậy, đến cuối thập niên đó, một số CSDL quy mô quốc gia đầu tiên mới được khởi công xây dựng. Vào cuộc, nhiều người tưởng dễ, có thể làm nhanh, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động làm cho quá trình xây dựng bị kéo dài, thậm chí có những CSDL mãi đến ngày nay, sau gần 30 năm vẫn chưa xong.
Sau khi ra mắt Macbook Pro 16 inch, Phil Schiller – Giám đốc Marketing toàn cầu của Apple đã đưa ra quan điểm của hãng về tương lai của iPad và máy tính Mac.