Rủi ro AI nghiêm trọng đòi hỏi Trung Quốc và Mỹ phải làm việc cùng nhau

Sự cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang nóng lên, và không có nơi nào khốc liệt hơn như ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Ảnh: @AFP.

Phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mà không có lan can toàn cầu có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người trong những năm tới.

Cơn sốt đào vàng AI đang diễn ra trong khu vực tư nhân sau khi ChatGPT lộ diện, nhưng rủi ro địa chính trị đằng sau nó thậm chí còn lớn hơn thế nữa. Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành vị trí lãnh đạo toàn cầu về trí tuệ nhân tạo, một công nghệ đang chuyển đổi sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự. Mỹ hiện đang dẫn đầu về AI, nhưng Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp và tuyên bố ý định trở thành nước dẫn đầu công nghệ AI toàn cầu vào năm 2030.

Các giám đốc điều hành công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Mỹ có lợi thế trong các hệ thống AI tổng quát có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ nhận thức phức tạp với tốc độ cực nhanh để đáp ứng các lệnh đơn giản.

Nỗ lực của Washington nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc, với những con chip mạnh mẽ cần thiết để đào tạo các mô hình AI mới này đã bóp chết tham vọng của Bắc Kinh từ trong trứng nước. Điều này cho thấy Mỹ sẽ đi bao xa để bảo vệ lợi thế của mình.

Chia sẻ về câu chuyện này, trong bài viết mới nhất, Brian Wong (trợ lý giáo sư triết học tại Đại học Hồng Kông và cũng là người đang giúp triển khai chương trình Thạc sĩ Nghệ thuật mới về AI, Đạo đức và Xã hội) nhận định rằng, những tiến bộ công nghệ nhanh chóng trong những năm gần đây đã cho phép trí tuệ nhân tạo (AI) tham gia vào một loạt các hoạt động chế tạo, phát triển, vận hành mà trước đây được coi chỉ có riêng con người nắm giữ.

Đến hiện nay, cho dù AI có là thành phần sáng tạo của văn bản tinh vi thông qua các mô hình ngôn ngữ lớn và chatbot AI, hay giúp kiểm soát, quản lý cơ sở hạ tầng phức tạp, hoặc phổ biến thông tin dựa trên thuật toán hay giúp chỉ đạo, điều khiển vũ khí tự trị, thì ít nhiều gì AI cũng đã vươn lên dẫn đầu trong ý thức cộng đồng nói chung.

Thật vậy, không thể phóng đại khả năng của AI trong việc gây ra những rủi ro có khả năng dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người, hoặc sự sụp đổ của nền văn minh nào đó trong tương lai.

Mặc dù sự hù dọa và hay bất kỳ cường điệu nào cũng vô ích, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nắm bắt được những hậu quả trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, từ các hình thức trí tuệ nhân tạo nâng cao không phù hợp với các giá trị và lợi ích của con người và xã hội.

Trong thời đại cạnh tranh chiến lược công nghệ thương mại giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng gay gắt, và rủi ro địa chính trị gia tăng trên toàn thế giới, khoảng cách phát triển cũng như rủi ro AI chỉ càng làm tăng thêm sự phức tạp và mức độ nghiêm trọng.

Theo quan điểm của Brian Wong, với tư cách là hai cường quốc hàng đầu, Mỹ và Trung Quốc nên thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ hòa bình, và tham gia hợp tác mang tính xây dựng, cũng như đối thoại thẳng thắn về việc kiểm soát rủi ro hiện hữu do AI gây ra.

Đầu tiên, cả hai quốc gia nên chuẩn bị thiết lập các rào cản, và đồng ý với các hạn chế, cũng như kiểm soát chặt chẽ về hướng nghiên cứu và triển khai AI. Các công ty công nghệ của Mỹ và Trung Quốc đang đào tạo công nghệ AI tổng quát của họ bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu song song của riêng mình. Điều này tạo khoảng cách ngày càng lớn trong việc truy cập dữ liệu để đào tạo các nền tảng AI.

Sau cùng, xu hướng này sẽ dẫn đến khả năng mỗi bên sẽ phát triển AI theo các sở thích riêng và sẽ có hành vi kiểm soát khác nhau.

Do đó, có một vấn đề liên kết kép xảy ra, đó là các nền tảng AI của mỗi bên sẽ không mở rộng áp dụng khi tính đến vấn đề nhân khẩu học. Mặt khác, một điều lo lắng đặc biệt đó là với việc phân đoạn dữ liệu, nền tảng AI ở một trong hai quốc gia có thể phát triển các mục tiêu mới nổi ưu tiên lợi ích của công dân nước này hơn lợi ích của các nước khác. Vì vậy mà phía Bắc Kinh và Washington phải tạo ra các cơ chế an toàn, chắc chắn để chống lại những thành kiến ​​được tạo ra bởi các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang bị cô lập và có xu hướng rời xa nhau.

Trước hết, nên có một hiệp ước AI ràng buộc bao gồm quy trình phát triển, phương pháp đào tạo và khả năng triển khai AI tiềm năng của cả các bên. Nó sẽ là mấu chốt để cả hai bên nắm bắt được lợi ích của sự hợp tác này.

Thứ hai, các cơ quan quản lý ở Trung Quốc và Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở EU, Anh, Israel, Nhật Bản và các cường quốc AI mới nổi khác để tìm kiếm sự đồng nhất trong cách tiếp cận của họ. Sẽ thật điên rồ khi nghĩ rằng, sẽ có bất kỳ quốc gia hay khu vực nào có đủ chuyên môn để độc tôn quản lý toàn diện tất cả các khía cạnh của AI toàn cầu.

Nghị viện Châu Âu vào tháng trước đã thông qua dự thảo khung của Đạo luật Trí tuệ Nhân tạo mới. Nó bao gồm các lệnh cấm rõ ràng đối với hành vi vi phạm các quyền cơ bản hoặc giá trị của EU, chẳng hạn như chính sách dự đoán hoặc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt với nguồn cấp dữ liệu trực tiếp từ camera đường phố.

Có thể thấy, tinh thần tiên phong của EU rất đáng ngưỡng mộ, nhưng khối này cũng phải thừa nhận rằng, các quy định của Châu Âu sẽ không quản lý đầy đủ các rủi ro AI toàn cầu. Quyền lực mềm của Châu Âu từ lâu đã bắt nguồn từ khả năng cân bằng và ngăn chặn được những chia rẽ địa chính trị trong khối.

Ở đây, khối này có vai trò triệu tập một nhóm làm việc toàn cầu về quy định AI. Điều này sẽ có sự góp mặt của các nhà hoạch định chính sách và học giả từ Trung Quốc, Mỹ, Nam bán cầu và tất cả các bên liên quan quan trọng khác. Những hiểu biết sâu sắc từ nhóm làm việc này có thể giúp xoa dịu những luận điệu đối đầu căng thẳng từ cả phía Washington cũng như Bắc Kinh trong các vấn đề về AI.

Rủi ro AI nghiêm trọng đòi hỏi Trung Quốc và Mỹ phải làm việc cùng nhau - AI
AI là điểm sáng tiếp theo trong cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung. Ảnh: @AFP.

Thứ ba, mối quan hệ giữa nhà nước và tư nhân với AI phải được quản lý cẩn thận, đặc biệt là ở Mỹ. Tháng trước, Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc đã ban hành một dự thảo quy định về AI tổng quát, quy định này đã được cập nhật và sẽ có hiệu lực vào tháng tới.

Về mặt này, có lẽ Washington có thể học hỏi từ Bắc Kinh. Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách phải nhìn xa hơn những tuyên bố từ Thung lũng Silicon, khi cho rằng các quy định sẽ nhường lại vị trí dẫn đầu về công nghệ AI cho Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Mỹ cũng cần thay đổi định nghĩa về thành công trong chính sách AI. Thành công trong chính sách AI không chỉ đi trước Trung Quốc. Nó đòi hỏi phải phát triển mối quan hệ với công nghệ mà người Mỹ có thể chung sống và một mối quan hệ làm giảm nguy cơ đối đầu, mâu thuẫn khốc liệt trong các tương tác của Mỹ với Trung Quốc.

Thay vì chỉ đơn giản là tiến lên phía trước càng nhanh càng tốt, chúng ta phải nỗ lực hết sức cần thiết để đạt được sự cân bằng giữa việc thúc đẩy tiến bộ về AI, và quản lý công nghệ này một cách thận trọng theo cách có ý nghĩa đối với người Mỹ và thế giới.

Theo Asia.nikkei/Foreignpolicy

Có thể bạn quan tâm
Meta giấu nhẹm dữ liệu được sử dụng để đào tạo mô hình AI mới của mình

Meta đã phát hành một mô hình AI khổng lồ mới có tên là Llama 2 vào ngày 18/7. Nhưng công ty không tiết lộ nguồn dữ liệu nào được sử dụng để đào tạo cho mô hình này. Điều đó thật bất thường, bởi ngành công nghiệp AI thường chia sẻ nhiều chi tiết về bộ dữ liệu đào tạo AI của mình.

Lazada công bố 10 sản phẩm chăm sóc sắc đẹp đạt giải LazBeauty Awards 2023

Ngày 18/7, Lazada công bố 10 sản phẩm chăm sóc sắc đẹp giành chiến thắng tại Việt Nam trong khuôn khổ giải thưởng LazBeauty Awards 2023.

Người dân vùng bão Talim nếu khó có thể kiếm trợ giúp khẩn cấp qua Zalo

Dự báo mới nhất cho thấy, tuy bão Talim đang suy yếu nhưng ngày và đêm 18/7 vẫn là đỉnh điểm mưa dông, gió giật. Nhằm giúp người dân vùng bão kết nối và nhận được sự trợ giúp kịp thời, Zalo đã khởi động lại tính năng “Tìm kiếm trợ giúp trong bão lũ”.

iPhone 15 sẽ có 6 màu sắc tươi mới

Mỗi thế hệ iPhone mới gần đây đều được Apple mang đến các lựa chọn màu sắc mới. Giờ đây, ba tùy chọn màu mới được cho là sẽ đến với iPhone 15, bổ sung vào ba màu của iPhone 14.

Threads liệu có đủ sức đọ với Twitter?

Threads đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nhiều chuyên gia nhận định nó sẽ phải đối mặt với các thách thức trong việc duy trì người dùng hoạt động hàng ngày.

Nhiều tỉnh thành cho tra cứu điểm thi THPT 2023 trên Zalo

Từ ngày 18-7, thí sinh ở tỉnh Tây Ninh và Bình Định có thể tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2023 qua mini app trên Zalo. Ngoài ra, phụ huynh và thí sinh tại Bến Tre, Kiên Giang, Đà Nẵng, Phú Yên, Hà Giang,… cũng có thể xem điểm trên các trang Zalo Official Account (Zalo OA) của tỉnh.

Tạm biệt phông chữ mặc định Calibri trên Microsoft Office sau 15 năm

Kể từ tuần này, Calibri không còn là phông chữ mặc định của Microsoft sau khi công ty chọn Aptos lấy cảm hứng từ kiểu chữ Thụy Sĩ giữa thế kỷ 20 làm lựa chọn thay thế.

Nhiều công ty công nghệ, ngân hàng lớn ban hành lệnh cấm nhân viên sử dụng ChatGPT

Một số tập đoàn lớn đang hạn chế quyền truy cập của nhân viên vào công cụ chatbot AI ChatGPT của OpenAI. Các công ty như Amazon và Apple đã bày tỏ lo ngại rằng, công cụ này có thể khiến họ có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu. Dưới đây là 8 công ty đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế xung quanh chatbot AI ồn ào này.

Huawei công bố mức phí cấp phép bản quyền các thiết bị cầm tay 4G/5G, Wi-Fi 6 và IoT

Tại sự kiện đổi mới sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Bridging Horizons Of Innovations 2023, Huawei đã công bố mức phí bản quyền đối với chương trình cấp phép bằng sáng chế của các thiết bị cầm tay, Wi-Fi và IoT.

realme 11 Pro series có camera 200MP zoom siêu cận 4x sẽ ra mắt Việt Nam vào cuối tháng này

realme 11 Pro Series gồm realme 11 Pro+ và realme 11 Pro sẽ có camera 200MP, vẻ ngoài sang trọng, màn hình cong tràn viền 120Hz s4 được realme bán ra tại Việt Nam vào 31/ 7 này.