Rau bẩn, rau sạch và giải pháp số để dữ liệu của rau lên tiếng!

Trong nhiều chục năm qua, canh tác vô cơ nhằm tạo ra năng suất cao, sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu chống đói của xã hội sau những năm chiến tranh dần dần bộc lộ mặt trái của nó. Đó là các sản phẩm canh tác vô cơ không an toàn đối với sức khỏe của con người. Một phần do quán tính, quá trình sạch hóa thực phẩm diễn ra khá chậm. Vì thế mới gây bức xúc trong xã hội. Bài viết này không có ý mổ xẻ nguyên nhân của chuyện rau bẩn hay sạch mà muốn đóng góp giải pháp để chung tay cùng giải quyết triệt để vấn nạn này.

Bức tranh chung hiện nay về rau ở Việt Nam

Rau bẩn – Rau “bẩn” là từ sử dụng chung để chỉ các loại rau củ quả được sản xuất theo phương pháp canh tác vô cơ. Nghĩa là sử dụng một trong những loại vật tư sau hay là tất cả: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng kích thích trưởng, chất bảo quản bằng hóa chất. Đây là loại rau không chỉ bẩn mà còn cực độc – nguyên nhân gây ra tỷ lệ ung thư rất cao ở cả người tiêu dùng sản phẩm lẫn người sản xuất ra những sản phẩm đó.

Rau “sạch” – Rau “sạch” là từ chung chỉ các loại rau củ quả cũng được sản xuất theo phương pháp canh tác vô cơ, nhưng với liều lượng hóa chất “ở mức cho phép”. Chữ “sạch” ở đây chỉ là tương đối khi so sánh với chữ “bẩn” ở trên vì vẫn sử dụng hóa chất. Người ta cũng hay dùng tính từ “an toàn” để trấn an người tiêu dùng khi sử dụng rau “sạch”. Tuy nhiên, ranh giới được phân định bởi cụm từ “ở mức cho phép” là rất mong manh và thường bị lấn sân, nhất là khi nào và nơi nào só sự hoành hành của thương lái và những nơi liền kề các khu hay cụm công nghiệp. Vì thế, nếu có phương pháp kiểm tra nhanh và chính xác thì gần như rau bán ra thị trường đều không đảm bảo an toàn như được quảng cáo.

Rau hữu cơ – Là các loại rau củ quả được sản xuất theo phương pháp canh tác hữu cơ: hoàn toàn không sử dụng hóa chất trong mọi trường hợp. Đây mới đích thực là rau an toàn dành cho người tiêu dùng. Những người sản xuất rau vô cơ thường lấy lý do chi phí đầu tư cho sản xuất hữu cơ quá cao nên không thể sản xuất hữu cơ đại trà. Thực tế cho thấy đó chỉ là lý do bao biện cho lối canh tác vô cơ được duy trì trong khoảng thời gian rất dài. Trong thực tế, canh tác hữu cơ mang lại giá trị cao hơn hẳn về mọi mặt: cả về năng suất, giá trị hàng hóa lẫn an toàn cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Ở Sa Đéc, Đồng Tháp có những ruộng lúa hữu cơ cho năng suất 15 tấn/ha/2 vụ. Như thế thì không phải là sản xuất hữu cơ cho năng suất thấp. 

Mối quan hệ Sản xuất – Thương mại – Tiêu dùng hiện nay: Nhà sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở nước ta là các nông hộ. Họ có diện tích canh tác hạn chế (chỉ khoảng vài sào mỗi hộ), khả năng đầu tư thấp, lao động phần lớn chưa qua đào tạo nên canh tác như thế nào để có thu nhập nuôi sống gia đình luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, từ trước tới nay, đầu ra chủ yếu của họ là các thương lái mà các thương lái thì quan tâm đến lợi nhuận trước tiên. Họ (các thương lái) khuyến khích các nông hộ sản xuất các loại rau mau lớn, mẫu mã bắt mắt, chất lượng thế nào không quan tâm, miễn là bán được. Họ cũng tìm mọi cách tuồn những hàng “bẩn” thành “sạch” vào các siêu thị, các chuỗi cửa hàng rau quả có thương hiệu xanh, sạch với sự ngó lơ của những người trong cuộc hay lách qua những khe hở không hề nhỏ của cơ quan chức năng (như mua chứng nhận VietGap mà báo chí đã đề cập trong thời gian gần đây).

Hệ thống trung gian phình to ở giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng làm tăng giá bán hàng hóa khi tới tay người tiêu dùng. Trong mối quan hệ Sản xuất – Thương mại – Tiêu dùng hiện nay, chỉ có khâu trung gian ở giữa là hưởng nhiều nhất, cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều chịu thiệt. Trong đó, phần thiệt thòi hơn cả thuộc về người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, như công nhân chẳng hạn.  

Người tiêu dùng muốn mua được rau sạch theo đúng nghĩa sạch, an toàn. Nhà sản xuất cũng có thể sản xuất rau sạch theo đúng nghĩa đó. Vậy, làm thế nào hai nhà này gặp nhau? Giải được bài toán này thì những vấn nạn về rau bẩn, rau sạch, rau an toàn,… sẽ không còn nữa. Nhưng giải như thế nào?  

Rau bẩn, rau sạch và giải pháp số để dữ liệu của rau lên tiếng! - rau cai
Rau “sạch” đang được trồng ngày càng phổ biến (Nguồn: Internet)

Xu hướng của thế giới

Đối với người tiêu dùng, lòng tin là quan trọng nhất. Làm sao có thể tin được rau quả đã được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, an toàn? Trước đây, người ta dựa vào các thương hiệu, các chứng chỉ, chứng nhận đạt tiêu chuẩn này hay tiêu chuẩn khác. Ngày nay, công nghệ cho phép người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể kiểm tra được chính xác hàng hóa đã được sản xuất ra như thế nào thông qua công nghệ IoT. Khi sử dụng các thiết bị IoT để thu thập tự động dữ liệu trạng thái về toàn bộ quá trình sản xuất thì không ai có thể chối cãi được quy trình sản xuất mà mình đã làm diễn ra như thế nào. Ngay cả việc làm hàng giả cũng không thể xảy ra vì IoT có khả năng thu thập dữ liệu theo thời gian thực.

Vì lẽ này, người tiêu dùng trên thế giới yêu cầu tất cả các nhà sản xuất, nếu muốn bán hàng cho họ thì phải cho họ quyền truy cập vào hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa để họ biết rõ quy trình sản xuất đã diễn ra như thế nào. Nếu thấy thuyết phục, họ sẽ mua thử và đánh giá, hợp ý sẽ mua lại và rủ người khác mua. Nhà sản xuất nào có được lòng tin của người tiêu dùng thì chắc chắn phát triển ổn định.

Ở chiều ngược lại, cũng nhờ công nghệ số, nhà sản xuất biết chính xác ai mua sản phẩm của mình, thị hiếu của họ là gì, bao nhiêu người đặt mua thường xuyên,… để yên tâm lên kế hoạch sản xuất mặt hàng đó theo đúng yêu cầu của khách hàng và họ tìm mọi cách giữ cho được những khách hàng đó.

Rau bẩn, rau sạch và giải pháp số để dữ liệu của rau lên tiếng! - mo hinh
Mô hình bán hàng trực tiếp đền tay người tiêu dùng đang thắng thế  (Nguồn: DotDigital)

Theo xu thế này, ở giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng chỉ còn những dịch vụ hỗ trợ chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng như sàn thương mại số hỗ trợ giao dịch, thanh toán, dịch vụ vận chuyển, kho lạnh, giao hàng. Không còn những khâu trung gian theo kiểu truyền thống. Vì lẽ này, một cách tự nhiên, các trung tâm bán lẻ (chợ, siêu thị) đang thu hẹp dần, nhường chỗ cho các sàn thương mại số và các dịch vụ hỗ trợ chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, bao gồm cả việc giao hàng tự động bằng drone hay robot. Thế giới gọi mô hình này là D2C (direct to consumer – bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng).

Giải pháp nào ở Việt Nam?

Chúng ta cũng đã bắt đầu làm quen với những khái niệm mới nhưng còn khá sơ khai. Tỷ như, hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhiều cơ sở tự cho là đã làm, cũng dán mã QR, cũng có dường link truy cập. Tuy nhiên, thông tin mà người tiêu dùng cần là quy trình sản xuất thì không có, mà chỉ nói đến đơn vị sản xuất là ai. Điều đó là không đủ. Cần phải làm lại hệ thống này tới mức phải cập nhật được (tự động, không phải con người nhập dữ liệu vào máy) quy trình sản xuất đã diễn ra như thế nào, vật tư đầu vào có xuất xứ từ đâu,… Trong thực tế, nhiều cơ sở sản xuất biết chắc là quy trình sản xuất của mình chưa đạt nên né tránh đưa quy trình sản xuất vào hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa mà chỉ đưa thông tin về nơi sản xuất.

Việc chuẩn hóa quy trình sản xuất rau hữu cơ và quy hoạch vùng trồng rau hữu cơ chưa được chú trọng. Vì thế, dù một đơn vị nào đó muốn sản xuất hữu cơ mà xung quanh vẫn canh tác vô cơ thì kết quả vẫn không đạt. Từ đây, sản xuất hữu cơ cần đặt ra như một chương trình hướng đích của địa phương, ít nhất là ở mức quy hoạch.

Hiện nay, chương trình chuyển đổi số quốc gia đang được đẩy mạnh trong khắp cả nước. Địa phương nào cũng phải phát triển kinh tế số. Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế số không chấp nhận việc ứng dụng công nghệ số vào các quy trình sản xuất vô cơ vì điều đó là vô nghĩa. Công nghệ số cần được áp dụng cho các quy trình sản xuất hữu cơ theo nguyên lý kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế số. Để làm việc này, mỗi địa phương cần tổ chức xây dựng hình mẫu về nông nghiệp số bao gồm trồng trọt số, chăn nuôi số, thủy sản số và lâm nghiệp số. Trong mỗi mô hình đó, hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa được cài đặt ngay từ đầu như một nội hàm không tách rời của mô hình số. Khi đã xây dựng thành công các mô hình mẫu này, quá trình nhân rộng mới diễn ra và diễn ra song song với quá trình hình thành các chuỗi liên kết theo giá trị Sản xuất – Tiêu thụ hay Sản xuất – Chế biến – Tiêu thụ, nơi các bên tham gia cam kết tuân thủ các quy trình sản xuất đã được chuẩn hóa (mà không tuân thủ cũng không được vì có hệ thống số kiểm soát). Chỉ có cách này mới có thể từng bước thay đổi phương thức sản xuất của xã hội.

Như thế, bài toán cung cấp rau sạch thực sự có thể giải quyết nhanh nhất và triệt để nhất thông qua quá trình chuyển đổi số và chỉ công nghệ số mới đủ khả năng mang lại lòng tin cho người tiêu dùng vì chỉ nó mới có thể làm cho dữ liệu ‘biết nói”.

Có thể bạn quan tâm
127 trang Zalo của công an trên toàn tỉnh Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị triển khai trang Zalo “Công an tỉnh Bình Dương” và 126 trang Zalo của công an các cấp huyện xã thuộc tỉnh.

Ba Huân bắt tay FPT thực hiện chuyển đổi tầm nhìn doanh nghiệp nông nghiệp số

Ngày 23/9, Tập đoàn FPT và Công ty Cổ phần Ba Huân chính thức ký kết hợp tác chuyển đổi số toàn diện, thực hiện tầm nhìn doanh nghiệp nông nghiệp số.

2 tập đoàn viễn thông chiếm vị trí nhất nhì của 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Danh sách 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam vừa được Brand Finance công bố, 2 tập đoàn viễn thông Viettel và VNPT đã chiếm giữ 2 vị trí đầu bảng

AI của Mô hình Phân tử Thuốc Pangu Huawei Cloud, tìm ra thuốc chữa bệnh mới chỉ mất 1 tháng

Tại Hội nghị Huawei Connect 2022, ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, đã chia sẻ về phương pháp mà Bệnh viện Liên kết đầu tiên của Đại học Y dược – Đại học Giao thông Tây An đã sử dụng AI để thúc đẩy quá trình phát triển và nghiên cứu dược phẩm mới.

53 studio game Việt tìm lối phát triển với Gaming Growth Lab 2022

Google đã chính thức trao bằng chứng nhận cho 53 studio game tại Việt Nam hoàn thành khóa đào tạo chuyên sâu của chương trình Gaming Growth Lab 2022 kéo dài 4 tuần.

Câu chuyện số hóa di sản Việt Nam, từ thời sử dụng máy tính AT 386 đến chuyển đổi số

Việc số hóa di sản được triển khai sớm nhất ở nước ta có lẽ là từ năm 1993 do Trung tâm Tư liệu tin học, thành phố Hồ Chí Minh (một dự án hợp tác với Cộng đồng châu Âu – EC) thực hiện. Là một chuyên gia công nghệ, đồng thời nguyên lãnh đạo Trung tâm Tư liệu tin học và Ngân hàng dữ liệu TP.HCM, bài viết dưới đây của ông Nguyễn Tuấn Hoa đã đưa ra góc nhìn khá thú vị về câu chuyện số hóa di sản tại Việt Nam.

GL Lifestyle, ứng dụng “một chạm đến thế giới Gamuda”

Sau sự thành công tại thị trường Malaysia, Gamuda Land mới đây đã chính thức cho ra mắt ứng dụng di động mang tên GL Lifestyle.

Lenovo ra mắt các công cụ quản lý và cộng tác không gian làm việc thông minh

Lenovo vừa ra mắt danh mục các Giải pháp Không gian làm việc (Workplace Solutions) được thiết kế để các tổ chức, doanh nghiệp tự tin đón nhân viên quay trở lại làm việc sau thời gian làm việc từ xa do ảnh hưởng của đại dịch.

VNPT và Cục Phát triển doanh nghiệp hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam

Lễ ký kết thoả thuận hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam giữa Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã diễn ra ngày 14/9/2022 tại Hà Nội.

Be-Cake thẻ tín dụng đồng thương hiệu được cá nhân hóa

Lần đầu tiên, thẻ tín dụng đồng thương hiệu giữa nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ và ngân hàng số được ra mắt tại Việt Nam.