Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM vừa xây dựng và tổ chức lấy ý kiến các sở ngành về Dự thảo Quy chế tích hợp, quản lý, vận hành khai thác Kho dữ liệu dùng chung TP HCM. Mục tiêu nhằm hướng tới thiết lập hạ tầng số phục vụ người dân, doanh nghiệp và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thành phố.
Đối tượng áp dụng của quy chế là các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP HCM, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kho dữ liệu dùng chung của TP HCM.
Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ thông tin
Qua gần 2 năm triển khai xây dựng, Kho dữ liệu dùng chung của TP HCM đã hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung trên cơ sở tích hợp các cơ sở dữ liệu hiện có của các Sở ngành trong thành phố. Một số cơ sở dữ liệu quan trọng đã được tích hợp về kho dữ liệu dùng chung như cơ sở dữ liệu một cửa điện tử, khiếu nại tố cáo, đường dây nóng, đăng ký doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, nộp thuế, đất đai…
Dự thảo quy chế quy định việc tích hợp, quản lý, kết nối và chia sẻ, vận hành và khai thác kho dữ liệu dùng chung của TP HCM. Theo đó, Kho dữ liệu dùng chung của TP HCM là nơi tích hợp các cơ sở dữ liệu của các ban ngành, quận huyện, làm cơ sở cho việc dự báo chiến lược phát triển, triển khai các ứng dụng tích hợp phục vụ công tác điều hành tổng thể của chính quyền thành phố, là nền tảng để xây dựng chính quyền điện tử TP HCM.
Nguyên tắc chung của dự thảo quy chế quy định các dữ liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan nhà nước là tài sản của thành phố, cần được bảo tồn, chia sẻ và khai thác hiệu quả hướng tới việc phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu của mình về Kho dữ liệu dùng chung. Dữ liệu dùng chung phải đảm bảo được chuẩn hóa để sẵn sàng tích hợp vào cơ sở dữ liệu cấp quốc gia khi có yêu cầu.
Các cơ quan nhà nước đều có thể khai thác Dữ liệu dùng chung cho hoạt động của mình, đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Nghiêm cấm việc sử dụng kho dữ liệu dùng chung cho mục đích cá nhân hay thương mại mà không được UBND TP cho phép, ngoại trừ các dữ liệu mở đã công khai. Để đảm bảo an toàn thông tin, việc kết nối, chia sẻ chỉ được thực hiện thông qua mạng truyền tải số liệu chuyên dùng của TP HCM. Các hoạt động thay đổi về dữ liệu phải được ghi vào nhật ký của Kho dữ liệu.
Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung dự kiến sẽ bao gồm các dữ liệu người dân thành phố, như số định danh cá nhân, giới tính, dân tộc, nhóm máu, tình trạng hôn nhân, nơi thường trú, trạng thái (sống, chết, mất tích)… Danh mục dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp sẽ bao gồm các thông tin như mã số doanh nghiệp, địa chỉ, loại hình, vốn, thành viên góp vốn, tình trạng hoạt động, số lượng lao động, thông tin về hộ kinh doanh cá thể… cùng các dữ liệu vị tri địa lý và thủ tục hành chính.
Theo bà Võ Thị Trung Trinh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, vấn đề quan trọng trong việc tích hợp và khai thác dữ liệu là tần suất cập nhật dữ liệu, đặc biệt trong các dữ liệu liên quan đến cư dân và doanh nghiệp vốn là loại dữ liệu thay đổi trạng thái liên tục mỗi ngày. Một dữ liệu phát sinh tại một Sở, địa phương trong thành phố hôm nay thì hôm sau phải được cập nhật về kho dữ liệu dùng chung của TP.
“Nếu dữ liệu được cập nhật tần suất thưa kiểu 1 năm một lần sẽ không có hiệu quả. Cần hiểu rằng, kho dữ liệu dùng chung không thay thế dữ liệu chuyên ngành của các đơn vị. Các sở ngành vẫn tiếp tục xây dựng hệ dữ liệu riêng của mình, và trên cơ sở đó đem tích hợp và chia sẻ cho kho dữ liệu dùng chung, đảm bảo dữ liệu sống, làm giàu cho kho dữ liệu dùng chung. Đây là tài sản chung của TP, như vậy có ràng buộc về trách nhiệm của cả người cung cấp và người sử dụng” – bà Trinh cho biết.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần tăng trưởng kinh tế
Theo bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia quản trị công cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB), việc sử dụng Dữ liệu dùng chung như thế nào, chia sẻ ra sao, hiện nay Bộ Thông tin – Truyền thông cũng đang xây dựng quy chế chia sẻ dữ liệu dùng chung ở cấp quốc gia. Nhận định của nhóm chuyên gia WB, cái khó không phải vấn đề kỹ thuật mà là ở chỗ các dữ liệu có được chia sẻ trong tương lai hay không, cũng như sự tham gia của các cơ quan nhà nước như thế nào.
Việc thay đổi nhận thức và khuyến khích người nắm dữ liệu chịu chia sẻ vào kho dữ liệu và việc dùng chung rất quan trọng, cần có cơ chế và cơ quan giám sát, theo dõi trong cả 2 mặt chia sẻ dữ liệu và sử dụng dữ liệu. Trong đó dữ liệu bản đồ số, không gian địa lý rất quan trọng, nếu được tạo lập, làm giàu đầy đủ sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho TP HCM. Kinh nghiệm của các quốc gia dẫn đầu về công nghệ cho thấy, họ đã khai thác rất mạnh mẽ nguồn tài nguyên dữ liệu không gian này.
“Dữ liệu càng mở càng thu hút được nhiều chuyên gia, cá nhân tổ chức có quan tâm nằm ngoài khối nhà nước tiếp tục tham gia đào dữ liệu, phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp có lợi cho TP để vừa làm giàu, vừa tăng giá trị của dữ liệu. Việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung và quy chế sử dụng, vận hành này như một bước đi trước của TP để đoán định nhu cầu của các cán bộ công chức, thực sự mang lại lợi ích trước tiên là cho cán bộ công chức trong các quá trình kiểm chứng, xin số liệu giữa các cơ quan để phục vụ nhiệm vụ của mình” – bà Hương cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Tùng Quang, nguyên Phó giám đốc Trung tâm tích hợp và lưu trữ thông tin Người nộp thuế, Cục Thuế TP HCM, trước đây, từ những năm 2000, Sở Kế hoạch đầu tư và Cục thuế đã thực hiện mô hình kết nối thông tin và đã chứng minh việc kết nối thông tin giữa các cơ quan nhà nước sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Thông tin cát cứ ở các cơ quan, các địa phương tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc cải cách thủ tục hành chính và phục vụ người dân.
Nếu xét về chu kỳ sống của một doanh nghiệp, từ lúc khởi nghiệp cho đến khi kết thúc hoạt động, DN tiến hành rất nhiều các thủ tục. Hiện nay, hỏi một quận huyện xem các doanh nghiệp ra sao, sự tăng trưởng của từng lĩnh vực, ngành nghề thế nào, các hộ kinh doanh cá thể có khó khăn gì thì nhiều nơi không biết vì thiếu thông tin.
“Trong một hội thảo từ năm 2006 về thủ tục hành chính, các DN đã cho rằng vấn đề không phải thủ tục mà chính là con người. Những người thừa hành đôi khi chưa nắm rõ hoặc thực tế là họ thiếu thông tin. Khi DN và người dân làm thủ tục hành chính thì cơ quan nhà nước hết sức rườm rà trong việc thu thập ngược trở lại thông tin của họ từ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận… mà nếu lẽ ra được chia sẻ dùng chung thì đỡ cực hơn rất nhiều” – ông Quang chia sẻ. Mong muốn này của doanh nghiệp đã hơn 13 năm qua vẫn chưa được tháo gỡ!
Mở rộng phục vụ người dân, hướng đến xây dựng hạ tầng số
Ông Nguyễn Tuấn Hoa, nguyên cán bộ Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đưa một ví dụ điển hình, với dân số trên 10 triệu người của TP HCM, nếu mỗi người dân sử dụng dịch vụ công 1 lần thì với hệ dữ liệu dùng chung này, TP HCM sẽ tiết kiệm ít nhất 10 triệu lần khai báo thủ tục. Đây là nền tảng để thống nhất tất cả các dịch vụ công do cùng sử dụng chung một gốc dữ liệu, không sai biệt, chỉ cần đưa chứng minh thư hoặc mã số định danh thì tự động hệ thống cung cấp cho cơ quan nhà nước dữ liệu mà không cần phải nhập vào.
“Hơn nữa, rất cần thiết có dữ liệu động, dữ liệu trạng thái chứ không phải chỉ dữ liệu tĩnh. Ví dụ một lô đất chẳng hạn, sẽ bao gồm dữ liệu tĩnh, dữ liệu điều tra là thông tin về vị trí, diện tích… Nhưng nếu muốn biết thêm thành phần trong đất, độ PH bao nhiêu, độ mùn, nhiễm kim loại nặng hay không để đầu tư nông nghiệp chẳng hạn… thì trong tương lai không xa, hệ thống các cảm biến sẽ đo lường và tự động gởi các thông số về hệ thống dữ liệu dùng chung, tạo thành các thông tin trạng thái biến đổi thường xuyên cung cấp cho người dân. Việc này có thể thay đổi cả phương án sản xuất hay tập quán sản xuất của người dân, doanh nghiệp” – ông Hoa đề xuất.
Theo bà Võ Thị Trung Trinh, mục tiêu chính của việc xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và quy chế vận hành nhằm hướng đến mục tiêu xa hơn là xây dựng một hạ tầng số trong các các giao dịch hành chính và kinh tế trong những năm tới đây.
“Đây mới là mục tiêu chúng ta hướng tới với kho dữ liệu dùng chung này. Chẳng hạn quận 5 và quận 3 đều làm cơ sở dữ liệu hộ tịch. Khi các cơ sở dữ liệu này gộp chung, người dân có thể đến quận 3 để trích lục khai sanh của con ở quận 5 đều thực hiện dễ dàng. Việc này mở rộng và tăng cường thêm các dịch vụ, tiện ích cho người dân hơn, chỉ cần một mã số duy nhất, thay vì phải mang theo nhiều loại giấy tờ như hiện nay” – bà Trinh đánh giá.
Các mẫu laptop Dell được cải tiến nền tảng phần cứng và thiết kế vừa bán ra tại Việt Nam là những mẫu máy đầu tiên sử dụng bộ xử lý Intel Core thế hệ 10.
ARM chính thức trình làng mẫu GPU tầm trung Mali G-57 hoàn tới mới, tận dụng kiến trúc Valhall trong GPU cao cấp Mali-G77 ra mắt hồi tháng 5 năm nay.
Ngoài những chiếc xe siêu sang và đắt tiền, triển lãm năm nay là sự lên ngôi của dòng xe sedan gia đình, xe thể thao đa dụng và các mẫu xe động cơ hybrid.
Hội nghị Phát triển dịch vụ CNTT Việt Nam 2019 với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến cho đổi mới sáng tạo” (VNITO 2019) đã diễn ra hôm nay 24/10 tại TP.HCM, thu hút đông đảo khách mời trong nước và quốc tế. Bên cạnh bàn về những yếu tố mấu chốt thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, làm sao để thành công trong chuyển đổi số…, Hội nghị còn tổ chức kết nối cho hơn 200 cuộc gặp gỡ tìm kiếm cơ hội, xúc tiến thương mại giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…
Công ty Hàn Quốc vẫn là đối tác cung ứng màn hình OLED chính cho thế hệ iPhone mới nhất của Apple.
Ngày 23/10/2019, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) và Ví điện tử MoMo ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, cho phép người dùng thanh toán qua Ví MoMo khi đổ xăng tại hơn 600 cửa hàng xăng dầu của PVOIL, COMECO trên toàn quốc.
Những chiếc iPhone XR được lắp ráp đầu tiên tại Ấn Độ đã chính thức bán ra thị trường nước này từ ngày 21/10 thông qua các kênh bán lẻ điện tử truyền thống.
Kính AR đang được kỳ vọng trở thành tương lai tiếp theo của Apple sau iPhone, cùng với đó là việc ra mắt chiếc Macbook đầu tiên dùng chip ARM cũng đánh dấu sự vụn vỡ giữa liên minh Apple – Intel trong suốt nhiều năm qua.
Apple thông báo người dùng iPhone 5 và iPad 4 trở xuống phải cập nhật iOS mới trước ngày 3/11, nếu không sẽ gặp các sự cố khi sử dụng các dịch vụ của Apple như mail, iCloud.
Ông chủ Facebook cho rằng: “Tôi không nghĩ một công ty tư nhân có quyền kiểm duyệt các chính trị gia” nhằm bào chữa các quảng cáo chính trị sai sự thật trên Facebook gần đây.