Mỹ họp kín với các gã khổng lồ công nghệ để tìm cách kiểm soát AI

Giám đốc điều hành NVIDIA, Jensen Huang; Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai; Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg đến tham dự "Diễn đàn chuyên sâu về AI" tại Phòng họp kín Kennedy Caucus trong Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell, tại Capitol Hill vào ngày 13/9/2023 ở Washington DC. Ảnh: @AFP.

Ngày 13/9, các CEO công nghệ lớn đã tham dự "Diễn đàn chuyên sâu về AI" tại Phòng họp kín Kennedy Caucus trong Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell, Điện Capitol Hill, để nói chuyện với các thượng nghị sĩ Mỹ về trí tuệ nhân tạo, khi các nhà lập pháp xem xét cách tạo ra các rào chắn cho công nghệ mạnh mẽ này.

Elon Musk, Mark Zuckerberg, Bill Gates và những tên tuổi công nghệ khác đã tới Washington để tham dự một cuộc họp kín về việc kiểm soát công nghệ trí tuệ nhân tạo. “Đó là một cuộc họp có thể đi vào lịch sử ,vì rất quan trọng đối với tương lai của nền văn minh”, tỷ phú điều hành công nghệ Elon Musk nói với phóng viên Eamon Javers của Đài CNBC, và các phóng viên khác khi ông rời cuộc họp kín này.

Lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer đã chủ trì diễn đàn họp kín này. Trước đây, ông đã thảo luận trong nhiều tháng về việc hoàn thành một nhiệm vụ có khả năng bất khả thi: Đó là thông qua luật đa đảng trong năm tới, nhằm khuyến khích sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, và giảm thiểu những rủi ro lớn nhất của nó.

Vào ngày 13/9, ông đã triệu tập một cuộc họp kín với một số giám đốc điều hành công nghệ nổi tiếng nhất của nước Mỹ, cùng những nhân vật liên quan khác, để hỏi họ xem Quốc hội Mỹ nên thực hiện việc kiểm soát AI như thế nào.

Diễn đàn họp kín ở Capitol Hill bao gồm gần hai chục giám đốc điều hành công nghệ, những người ủng hộ công nghệ, các nhóm dân quyền và lãnh đạo lao động. Danh sách khách mời có sự góp mặt của một số tên tuổi lớn nhất trong ngành có thể kể đến như: CEO của Meta, Mark Zuckerberg; Elon Musk, CEO của Tesla và X; Sam Altman của OpenAI; Giám đốc điều hành Nvidia, Jensen Huang; Giám đốc điều hành IBM, Arvind Krishna; CEO Microsoft, Satya Nadella; Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai; cũng như cựu Giám đốc điều hành Microsoft, Bill Gates.

Tất cả 100 thượng nghị sĩ đều được mời đến tham dự cuộc họp kín, song công chúng thì không được tham gia hay chứng kiến sự kiện này.

Diễn đàn họp kín này cũng có sự góp mặt của một số bên liên quan khác đại diện cho lao động, quyền công dân và ngành công nghiệp sáng tạo. Trong số đó có những nhà lãnh đạo như: Chủ tịch và Giám đốc điều hành Hiệp hội Điện ảnh, Charles Rivkin; Chủ tịch AFL-CIO, Liz Shuler; Chủ tịch Hội Nhà văn Mỹ, Meredith Steihm; Chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Hoa Kỳ, Randi Weingarten; Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội nghị Lãnh đạo về Dân quyền và Nhân quyền, Maya Wiley.

Sau phiên họp buổi sáng, Shuler của AFL-CIO nói với các phóng viên rằng, cuộc họp kín này là cơ hội duy nhất để tập hợp nhiều tiếng nói khác nhau. Còn tỷ phú Elon Musk khẳng định: “Đó là một cuộc thảo luận rất văn minh giữa một số người thông minh nhất thế giới”. Ông còn cho biết rõ ràng rằng, có một số sự đồng thuận mạnh mẽ, khi gần như tất cả mọi người đều giơ tay, sau khi Schumer hỏi, liệu họ có tin rằng cần có một số quy định hay không.

Schumer, người dẫn đầu diễn đàn cùng với Thượng nghị sĩ Mike Rounds, sẽ không nhất thiết phải nghe theo lời khuyên một chiều của các giám đốc điều hành công nghệ, khi ông làm việc với các đồng nghiệp để cố gắng và đảm bảo sự giám sát đối với các lĩnh vực đang phát triển. Nhưng ông hy vọng mình sẽ cung cấp cho các thượng nghị sĩ một số định hướng thực tế để có những quy định có ý nghĩa đối với ngành công nghệ Mỹ.

Còn phía các nhà lãnh đạo công nghệ đã nêu quan điểm của họ, trong đó mỗi người tham gia có ba phút để phát biểu về chủ đề họ chọn. Trong đó, Elon Musk và cựu Giám đốc điều hành Google, Eric Schmidt nêu ra những rủi ro tồn tại do AI gây ra. Còn Zuckerberg đưa ra câu hỏi về các mô hình AI mã nguồn đóng và mã nguồn mở. Zuckerberg còn cho biết anh ấy coi sự an toàn và quyền truy cập là hai vấn đề xác định đối với AI.

Còn Pichai của Google đã phác thảo bốn lĩnh vực mà Quốc hội Mỹ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển AI. Đầu tiên là xây dựng các chính sách hỗ trợ đổi mới, bao gồm thông qua nghiên cứu và phát triển, đầu tư hoặc luật nhập cư nhằm khuyến khích những người lao động AI tài năng đến Hoa Kỳ. Thứ hai, là thúc đẩy việc sử dụng AI nhiều hơn trong chính phủ. Thứ ba là áp dụng AI vào các vấn đề lớn như phát hiện ung thư, và cuối cùng dùng AI thúc đẩy chương trình chuyển đổi lực lượng lao động có lợi cho tất cả mọi người.

Mỹ họp kín với các gã khổng lồ công nghệ để tìm cách kiểm soát AI - AI 1 1
“Diễn đàn chuyên sâu về AI” tại Phòng họp kín Kennedy Caucus trong Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Russell- nơi diễn ra các phiên điều trần về vụ chìm tàu ​​Titanic, vụ đánh bom Trân Châu Cảng và vụ bê bối Watergate. Ảnh: @Haiyun Jiang/New York Times.

Schumer cho biết ông hy vọng luật thực tế sẽ được thông qua các ủy ban. Ông nhận định, phiên họp kín này cung cấp nền tảng tham khảo cần thiết, và nói thêm rằng bộ luật pháp thành công sẽ cần phải có sự tham gia của đa đảng, đồng thời cho biết ông đã nói chuyện với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy về chủ đề này.

Thượng nghị sĩ Maria Cantwell, Người đứng đầu Ủy ban Thương mại Mỹ, dự đoán các nhà lập pháp có thể hoàn thành luật AI trong năm tới. Cô đề cập đến Đạo luật Khoa học và Chip, một đạo luật đa đảng dành riêng nguồn tài trợ cho sản xuất chất bán dẫn, như một ví dụ về việc có thể thông qua luật công nghệ quan trọng diễn ra khá nhanh chóng.

Tuy nhiên, một số thượng nghị sĩ khác lại chỉ trích cuộc họp kín này, cho rằng các giám đốc điều hành công nghệ nên thảo luận trực tiếp trước công chúng thì sẽ hay, thực tế và có giá trị hơn.

Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho biết ông không tham dự cái mà ông gọi là “bữa tiệc cocktail khổng lồ dành cho công nghệ lớn”. Trước đây, Hawley đã đưa ra luật với Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, để yêu cầu các công ty công nghệ phải có được giấy cấp phép cho các hệ thống AI có tính rủi ro cao của họ.

Hawley nói: “Tôi không biết tại sao chúng ta lại mời tất cả các nhà độc quyền công nghệ lớn nhất thế giới đến, để đưa ra lời khuyên cho Quốc hội Mỹ, mà sự kiện này hoàn toàn không có sự chứng kiến của công chúng”.

Theo Businessinsider/CNBC

Có thể bạn quan tâm
UpRace 2023 khởi động, chạy dài một “hành trình hạnh phúc”

Dự án chạy bộ vì cộng đồng có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam – UpRace 2023 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 06/10/2023 đến 29/10/2023, với sự đồng hành của ba tổ chức xã hội trong lĩnh vực giáo dục, xã hội, môi trường, các đại diện nổi tiếng cùng nhiều cách thức hoạt động tươi mới khác.

Apple Watch Ultra 2 chính thức được công bố với giá 799 USD

Tại sự kiện Wonderlust rất được mong đợi, Apple đã trình làng dòng iPhone 15, Watch Series 9 và thế hệ thứ hai của Apple Watch Ultra.

Apple trình làng iPhone 15 Pro và 15 Pro Max với khung titan, chip A17 Pro

Apple đã chính thức công bố iPhone 15 Pro và 15 Pro Max trong sự kiện Wonderlust được phát trực tuyến vào rạng sáng ngày 13/9.

iPhone 15 và 15 Plus có thêm Dynamic Island

Tại sự kiện Wonderlust diễn ra vào rạng sáng ngày 13/9, Apple đã công bố bộ đôi iPhone 15 và 15 Plus với tính năng đáng chú ý là Dynamic Island như trên iPhone 14 Pro.

Galaxy Chromebook Go có mặt tại Việt Nam, hướng đến giáo dục thông minh

Galaxy ChromeBook Go là giải pháp máy tính dành cho nhu cầu học tập và làm việc trực tuyến tại Việt Nam do Samsung và Google hợp tác phát triển, đã triển khai thí điểm và có nhiều kết quả tích cực trong năm 2022.

Apple vẫn chưa thể tách rời khỏi modem 5G từ Qualcomm

Qualcomm vừa tuyên bố rằng họ sẽ cung cấp modem 5G cho smartphone của Apple đến năm 2026, trái ngược với những gì Apple mong muốn là áp dụng modem 5G “cây nhà lá vườn” từ năm 2024.

Bảo mật thiết bị IoT bằng giải pháp miễn dịch không gian mạng

Ngày 12/9 tại Hà Nội, Cục An toàn Thông tin (Cục ATTT), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) phối hợp cùng công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky tổ chức hội thảo thường niên nhằm chia sẻ, trao đổi về kỹ thuật và chuyên môn. Hoạt động nằm trong chuỗi hợp tác lâu dài giữa hai bên.

Hội nghị cấp cao lần đầu tiên về các trung tâm tích hợp và đo kiểm mở toàn cầu

Keysight Technologies cùng Đại học Công nghệ và thiết kế Singapore (SUTD) và Cơ quan Phát triển truyền thông Singapore (IMDA), với sự hợp tác chặt chẽ của O-RAN ALLIANCE đã đồng tổ chức Hội nghị cấp cao lần đầu tiên của các trung tâm tích hợp và đo kiểm mở (OTIC) toàn cầu.

HMD Global thành lập thương hiệu smartphone riêng

HMD Global đã sản xuất smartphone dưới thương hiệu Nokia trong suốt 6 năm qua, tuy nhiên công ty Phần Lan đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa.

APC Smart-UPS Ultra, bộ lưu điện UPS 3kW một pha nhỏ và nhẹ nhất

Schneider Electric vừa ra mắt APC Smart-UPS Ultra, hệ thống nguồn cung cấp điện liên tục (UPS) một pha 3kW 1U đầu tiên trên thị trường, cho phép các chuyên gia công nghệ, nhà cung cấp giải pháp giải quyết thách thức khi triển khai cơ sở hạ tầng số trong môi trường điện toán biên phân tán.