Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về sự cần thiết phải có nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng.
“Trước hết tôi phải nói rằng đang có sự hiểu không đầy đủ về yêu cầu cung cấp thông tin thật trên mạng. Dự thảo chỉ đưa ra yêu cầu là cung cấp thông tin cá nhân đối với một số dịch vụ, mà cụ thể là dịch vụ cung cấp thông tin công cộng lên mạng và dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Chứ không phải là tất cả dịch vụ mạng” – ông Lưu Vũ Hải nói.
Điều chỉnh “dịch vụ cung cấp thông tin công cộng”
Thưa ông, dịch vụ nào là cung cấp thông tin công cộng? Lập trang tin điện tử, lập blog cũng đều là cung cấp thông tin công cộng?
+ Ông Lưu Vũ Hải: Khái niệm thông tin công cộng là một khái niệm rộng. Nghị định điều chỉnh chung việc đưa thông tin lên mà anh công khai cho mọi người, anh đưa lên theo cái cách anh không cần biết ai là người dùng. Tạm hiểu là như vậy.
Xuất phát từ lý do nào mà chúng ta lại đưa ra dự thảo này?
+ Từ yêu cầu thực tiễn của chính sự phát triển của mạng Internet, của cộng đồng Internet và mong muốn đối với các cơ quan quản lý, làm sao tạo ra một môi trường Internet thật sự lành mạnh. Internet có ích trong việc cung cấp thông tin nhưng ngược lại cũng là môi trường rất dễ bị lạm dụng, lợi dụng để cung cấp thông tin theo những hướng xấu. Nhẹ thì gọi là thông tin thất thiệt. Nặng hơn thì là xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức. Nặng hơn nữa thì là thông tin lừa đảo, thậm chí là chống phá Nhà nước. Tất cả những cái đó đòi hỏi phải có một cái gì đó để đảm bảo anh sẽ phải chịu trách nhiệm về thông tin anh đưa lên.
Trong thực tiễn sử dụng mạng ở Việt Nam, tôi giả sử có 100 người dùng mạng thì tỉ lệ người lạm dụng Internet, theo đánh giá của Cục hoặc theo một điều tra nào đấy, khoảng bao nhiêu?
+ Thật ra thì cũng chưa có điều tra, khảo sát xã hội học nào về chuyện đó nhưng mình phải thấy thế này: Mặc dù tỉ lệ vi phạm có thể là thấp nhưng hậu quả sẽ càng ngày càng lớn, càng ngày càng nghiêm trọng. Người ta nói là xây thì khó mà phá thì dễ là vậy.
“Vô cùng thương tiếc báo tin, cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy vào đã củ tỏi hồi 17 giờ 07. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi…”. Những bình luận của Facebooker có nick “Kẹo mút chơi bời”, từng gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng tháng 11-2011, có thể đã là một trong những trường hợp “lạm dụng Internet” khiến nhà quản lý phải đặt ra vấn đề xiết chặt hơn không gian mạng Việt Nam.
Những lời lẽ trên mạng của anh ta đã đưa đến hàng nghìn phản hồi phẫn nộ của cộng đồng mạng, hàng trăm người “vào cuộc” truy tìm tung tích kẻ lộng ngôn. Kết cục là anh ta đã phải tự ra trình diện tại cơ quan công an. Về điểm này, TS Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – từng nghiên cứu nhiều về tâm lý đám đông, cho rằng: “Dân chúng Việt Nam nhìn chung cũng rất thuần hậu, chất phác, nếu có lúc nào đấy đám đông manh động thì là cục bộ thôi. Chứ ai cũng vô cảm, độc ác, không lương tri cả thì chắc chắn xã hội sụp đổ”. Câu chuyện của “Kẹo mút chơi bời”, ngoài việc phản ánh sự manh động của một bộ phận thanh niên, cũng cho thấy rằng bên cạnh công cụ luật pháp, các hạn chế đối với tự do ngôn luận còn có thể được thực thi nhờ sự lên án của xã hội. |
Quyền được nặc danh Tháng 2-2007, Tòa án bang New York nhận được lá đơn từ một phụ nữ có tên Pamela Greenbaum với nội dung như sau: “Tôi là công dân bang New York, hạt Nassau, cư ngụ tại địa chỉ… Tôi gửi đơn này yêu cầu quý vị tiến hành điều tra để tôi xác định được tác giả của một blog nặc danh, gọi là Orthomom, cùng những người bình luận nặc danh trên đó. Họ đã xúc phạm tôi khi gọi tôi là “đồ mù quáng”, “bài Semite” và tung tin sai lệch về con người tôi”. “Tôi yêu cầu tòa ra lệnh cho bên bị cáo tiết lộ các thông tin như luật sư của tôi yêu cầu trong văn bản đính kèm đây, để đơn kiện có thể được tống đạt đến đúng các bên có trách nhiệm. Bên cạnh đó, tòa cũng phải có lệnh bảo lưu thông tin trên blog đó, bởi vì blogging là hành động tự nguyện và có thể bị chấm dứt hoặc hủy bỏ nội dung bất kỳ lúc nào bởi kẻ nặc danh có nick “Orthomom”. “Orthomom và các độc giả của cô ta, trong những comment của mình, đã tung tin sai lạc, vu khống và bôi nhọ tôi, gọi tôi là “đồ mù quáng”, “bài Semite” chỉ vì tôi có quan điểm phản đối việc sử dụng quỹ của trường công để phục vụ các lợi ích của trường tư và những lợi ích khác vượt ra ngoài những gì luật pháp cho phép…”. Trong đơn kiến nghị gửi tòa án bang, bà Pamela Greenbaum tìm cách buộc Google phải tiết lộ thông tin về nhân thân blogger Orthomom – người sử dụng dịch vụ blogger.com (tức là blogspot) của Google. Về phần Orthomom, sau khi biết có đơn đề nghị điều tra mình, cô này tiếp tục viết bài trên blog để phản đối bà Greenbaum, viện dẫn Tu chính án Thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ để bảo vệ “quyền phát ngôn nặc danh” của mình. Tháng 10-2007, tòa bác bỏ đề nghị của Pamela Greenbaum và hủy đơn kiện, chủ yếu là do bà Greenbaum không thuyết phục được tòa rằng những ngôn từ Orthomom đã dùng là có tính bôi nhọ, xúc phạm bà. “Những ý kiến mà Greenbaum dựa vào để nói rằng mình bị bôi nhọ đơn thuần là không đủ giá trị pháp lý”. Sao lại bảo vệ sự nặc danh? Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới như Jo Glanville, Andrew Puddephatt, Hodder Arnold… đều cho rằng tự do ngôn luận là một hình thức của tự do biểu đạt và được áp dụng cho bất kỳ cách thức truyền thông nào, kể cả Internet. Tại Mỹ – cái nôi ra đời Internet – mãi tới tháng 2-1996, Quốc hội mới ra được Đạo luật Về khuôn phép trong thông tin (Communications Decency Act, CDA) mà mục đích chính là để ngăn chặn những nội dung khiêu dâm trên Internet. Nhưng chẳng bao lâu sau, ngày 12-6 năm đó, trong một phán quyết dài 219 trang, Tòa án Tối cao bang Pennsylvania đã tuyên bố một số phần chính yếu của CDA là vi hiến và phải chấm dứt thực thi. Thẩm phán Stewart R. Dalzell nói: “Internet là phương tiện truyền thông thúc đẩy ngôn luận mạnh mẽ hơn sách báo… Vì CDA nhất định sẽ ảnh hưởng tới Internet, cho nên nhất định nó sẽ làm giảm mức độ tự do ngôn luận của người trưởng thành”. Phát ngôn nặc danh hoặc sử dụng tên giả cũng là một phần trong các quyền được quy định trong Tu chính án Thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ về tự do ngôn luận. Lý do là vì “định danh, cộng với nỗi sợ bị trả thù, có thể ngăn chặn việc người ta thảo luận một cách hoàn toàn ôn hòa về các vấn đề công cộng quan trọng”. Ở khía cạnh ngược lại, những người bị thiệt hại vì các phát ngôn nặc danh phạm pháp trong môi trường Internet cũng có quyền được kiện tụng, đòi bồi thường – chẳng hạn khi họ bị bôi nhọ, bị đánh cắp thông tin cá nhân, bí mật thương mại… Tuy nhiên, những hành vi này đều đã có những đạo luật tương ứng điều chỉnh trong cuộc sống, theo kiểu “đời sao, mạng vậy”. Ngoài ra, phần đông các tòa án ở Mỹ cũng đòi hỏi nguyên đơn phải chứng minh được rằng quả thật kẻ nặc danh nào đó đã làm tổn thương đến họ. |
Theo Pháp Luật TP
Ngày 15/3/2012, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking qua trình duyệt web trên điện thoại di động.
Ngày 15/3/2012 tại TPHCM, Qualcomm tại Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu bộ vi xử lý Snapdragon S4 Pro dự kiến sẽ đưa ra thị trường vào cuối năm nay và công bố chiến lược phát triển kinh doanh, tiếp thị của hãng.
Với mục đích nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm kế hoạch số 167 của UBND TP.Hà Nội về quản lý, tổ chức hoạt động quảng cáo rao vặt, duy trì kết quả đã đạt được và ngăn chặn tình trạng tái vi phạm về quảng cáo rao vặt làm mất mỹ quan đô thị trện địa bàn Hà Nội, lãnh đạo Sở TT&TT và Sở VH-TT&DL Hà Nội đã chính thức phối hợp cùng nhau để từ tháng 4/2012 đến tháng 12/2012 sẽ tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra, xử lý các số điện thoại quảng cáo rao vặt sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị tại 12 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Cổng thông tin doanh nghiệp ICT Việt – Mỹ do Hội Tin học Việt Nam (VAIP) chủ trì xây dựng dự kiến tháng 6/2012 sẽ đi vào hoạt động. Đây là cổng thông tin nhằm thúc đẩu đầu tư thương về sản phẩm, dịch vụ CNTT-TT của các doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ.
Liệu VN có đạt được 1 triệu nhân lực CNTT chất lượng vào năm 2015 và trở thành quốc gia xếp thứ 3 thế giới về cung cấp nguồn nhân lực CNTT vào năm 2020 như kỳ vọng khi mà ngành CNTT đang giảm dần sức hấp dẫn đối với sinh viên trong các kỳ tuyển sinh? Nội dung thảo luận chính của hội thảo “Nhân lực CNTT trong thế giới phẳng” diễn ra ngày 1/12/2011 tại Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC), sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, Liên minh các Công viên phần mềm châu Á, châu Đại Dương (SPA) phối hợp tổ chức đã đưa ra các khó khăn và giải pháp khả thi cho vấn đề này.
Theo thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đưa ra tại buổi họp giao ban với các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông ngày 19/4, tổng số thuê bao 3G đạt khoảng 12,8 triệu, chiếm 14,71% dân số Việt Nam.
Ngày 4/4/2012, hội Tin học TPHCM (HCA) đã tổ chức cuộc tọa đàm “khẩn cấp” về dự thảo Nghị định Dịch vụ công nghệ thông tin vừa được Bộ TT-TT soạn thảo với sự tham dự của các doanh nghiệp hội viên, cơ quan báo chí. Nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm cho rằng các điều khoản trong Nghị định được xây dựng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và cho cả sự phát triển của chính bản thân các dịch vụ. Các ý kiến được TH&ĐS ghi nhận.
Ngày 17/4, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI), Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã ký hợp đồng bảo hiểm vệ tinh VINASAT-1 trên quỹ đạo giai đoạn 2012-2013 với tổng giá trị bảo hiểm lên tới 2.541 tỷ đồng.
Dù đã qua đời năm 1996, Tupac Shakur, được mệnh danh là thiên tài rapper và là người tình cũ của Madonna, vẫn “bận rộn” trình diễn trong Lễ hội âm nhạc Coachella tại California (Mỹ).
Từ một trang web sex, alauxanh… trở thành đường dây cung cấp gái gọi quy mô lớn. Hàng trăm chân dài xinh đẹp dưới sự chỉ đạo của alauxanh sẵn sàng phục vụ quý ông khắp các miền Bắc – Trung – Nam.