Pixel 4 – canh bạc sống còn của Google

Doanh số của những chiếc điện thoại Pixel chưa bao giờ khiến Google có thể hài lòng, đặc biệt là sau thất bại của Pixel 3. Tuy nhiên với Pixel 4, Google đang thực sự đặt cược rất nhiều, kể cả vận mệnh của thương hiệu Pixel.

Pixel 4 - canh bạc sống còn của Google - Google Pixel 4 XL

Thiết kế rò rỉ của Pixel 4XL – nguồn: @Onleaks

Sự thay đổi triệt để đầu tiên

Những hình ảnh với độ tin cậy cao được rò rỉ trong suốt một thời gian dài gần đây đã cho thấy rằng, thiết kế chính là điểm nhấn lớn nhất của Pixel 4 khi so sánh với tất cả những người tiền nhiệm của nó. Không còn những đường nét quá tầm thường như Pixel 1 và 2, không còn bị mang tiếng là sao chép đối thủ quá lố như Pixel 3 XL. Giờ đây, những chiếc Pixel 4 đã mang lên mình một ngôn ngữ thiết kế riêng, chỉ cần nhìn vào sẽ giúp người dùng nhận ra dễ dàng về một sản phẩm đóng mác Google. Máy sẽ quay trở về với màn hình 18:9 truyền thống, không “tai thỏ”, với phần viền cạnh bên và viền đáy khá mỏng, cùng phần “trán dô”. Những tinh chỉnh này hứa hẹn mang đến trải nghiệm phần mềm hoàn chỉnh, thay vì sự “khuyết tật” như trên Pixel 3 XL.

Không chỉ trong thiết kế, hệ thống camera – vốn đã được đánh giá rất cao trên những chiếc Pixel tiền nhiệm cũng sẽ nhận được sự nâng cấp lớn trên Pixel 4. Đây sẽ là lần đầu tiên Google mang đến hệ thống máy ảnh chính nhiều hơn 1 ống kính lên điện thoại của mình. Việc sử dụng cụm camera nhiều ống kính, kết hợp với điểm mạnh về thuật toán xử lý và AI sẽ hứa hẹn Pixel 4 có chất lượng ảnh chụp thuộc hàng top di động, chứ không còn là “hạng 3, hạng 4” như hiện nay.

Dĩ nhiên, cũng không thể không nhắc đến chi tiết cụm camera được nhét vào một khung vuông cỡ lớn, như một điểm nhấn về thiết kế của Pixel 4, mà từ đó có thể gây ra không ít tranh cãi giữa các fan hâm mộ sau khi thế hệ điện thoại này ra mắt chính thức.

Pixel 4 - canh bạc sống còn của Google -

Pixel 3 XL – sản phẩm thất bại toàn diện từ thiết kế cho đến chiến lược và doanh số

Không phải là không có nguy cơ thất bại

Đối với những thông tin đã có về Pixel 4, những kỳ vọng về thế hệ điện thoại mới của Google là có cơ sở. Tuy nhiên, điều đó chưa thể đảm bảo một tương lai tốt cho dòng điện thoại tiếp theo của công ty. Một ví dụ điển hình về bài học này là Motorola – thương hiệu di động đang so kè với Google trong top 5 nhà sản xuất di động có tiếng nói nhất tại quê nhà Mỹ.

Với thế hệ Moto Z Force lần đầu tiên được trình làng vào năm 2016, đã gặt hái được thành công ban đầu khá đáng kể về mặt doanh số. Tương tự những chiếc Pixel, Motorola cũng sử dụng nhiều điểm nhấn riêng để định hình cho Moto Z như thiết kế mở để cho phép tương thích với các module gắn ngoài nhằm mở rộng tính năng, trong một kích thước siêu mỏng rất ấn tượng. Ban đầu, dòng Moto Z được bán độc quyền thông qua nhà mạng Verizon, nhưng khi đến thế hệ Moto Z2, công ty đã quyết định mở rộng phát hành dòng điện thoại này ra thêm nhiều nhà mạng di động nữa.

Tuy nhiên, Moto Z2 là một thất bại về doanh số khi chỉ có chưa tới 150.000 sảm phẩm được bán ra. Lý do chính nằm ở việc Motorola và công ty mẹ Lenovo đã không thể có được ngân sách lẫn khả năng tiếp thị sản phẩm tốt như Apple hay Samsung. Việc mở rộng ra thêm nhiều điểm bán hàng cũng đồng nghĩa rằng các bên phân phối sẽ phải cân nhắc ưu tiên tiếp thị dòng sản phẩm này với các dòng sản phẩm cùng phân khúc của Apple lẫn Samsung, xem cái nào mang đến hiệu quả bán hàng khả quan hơn. Và cuối cùng, Motorola là cái tên bị loại khỏi danh sách ưu tiên hàng đầu. Sau đó thì điều gì đến cũng phải đến, khi mà hãng di động Mỹ đã phải liên tiếp giảm giá sản phẩm của mình mới có thể bán được hết lượng hàng tồn kho.

Đối với Google, họ cũng từng gặp phải một cái kết tương tự, khi bán các mẫu Pixel 3 XL. Việc duy trì thẻ giá cao đã khiến Pixel 3 XL khó có thể cạnh tranh được với iPhone Xs hay Galaxy Note 9 cùng thời điểm, và cùng với ngân sách tiếp thị hạn chế khiến cho các nhà mạng gần như “bỏ mặc” dòng sản phẩm này trong suốt một thời gian. Không được quảng cáo, giá bán cao, cùng với sự thiếu điểm nhấn về thiết kế đã khiến Pixel 3 XL trở thành một thất bại về doanh số mà Google sau đó đã phải giảm giá, thậm chí là khai tử sớm các dây chuyền sản xuất cho mẫu điện thoại này, và chỉ đến khi dòng Pixel 3A trung cấp ra mắt, công ty mới lấy lại được chút danh tiếng cho mình.

Pixel 4 - canh bạc sống còn của Google -

Pixel từng giúp Google lọt top 5 thương hiệu smartphone lớn nhất Mỹ – nguồn: Counterpoint

Không phổ biến nhưng Pixel có sức nặng

Công bằng mà nói, những chiếc điện thoại Pixel thậm chí còn kém phổ biến hơn cả dòng điện thoại Nexus – những sản phẩm Android gốc đầu tiên được Google bán ra. Tại hầu hết các thị trường, Pixel cũng không có doanh số đáng để so sánh với những iPhone hay Samsung Galaxy vì nhiều lý do. Tuy nhiên, Pixel không phải là một cái tên vô danh. Đối với những người dùng di động ở phân khúc cao cấp, Pixel có thể coi là một thương hiệu có sức nặng.

Sức nặng của Pixel không phải nằm ở việc phải bán hàng chục triệu máy mỗi đời sản phẩm như iPhone hay Galaxy, mà theo một cách khác, sức nặng của thương hiệu này đã được định hình nhờ cách tiếp cận của Google. Những chiếc điện thoại Pixel là những mẫu máy của phân khúc cao cấp, mang đến trải nghiệm Android thuần túy, ổn định bậc nhất, và cùng với đó là hệ thống camera cũng có chất lượng đầu bảng. Qua 3 thế hệ Pixel, triết lý này đã được Google làm rất tốt, và chính vì thế, mà nó đã thu hút được một lượng người dùng trung thành lớn.

Với việc sửa đổi điểm yếu lớn nhất về mặt thiết kế, thế hệ Pixel 4 đang được kỳ vọng là những sản phẩm đầu tiên Google thực sự muốn bán, và thực sự muốn thành công. 3 năm “cưỡi ngựa xem hoa” có lẽ là đủ để gã khổng lồ đến từ Mountain View đúc kết được không ít kinh nghiệm làm sản phẩm cho mình, và Pixel 4 sẽ là thế hệ điện thoại đầu tiên hiện thực hóa kết quả cho những kinh nghiệm đó. Bên cạnh đó, việc lần đầu tiên công bố dòng Pixel 3A ở phân khúc tầm trung cũng là một động thái cho thấy Google thực sự muốn đa dạng hóa dải sản phẩm của mình, thay vì tập trung vào duy nhất mảng điện thoại cao cấp như trước. 

Có lẽ, vẫn còn quá sớm để nói về thành công hay thất bại của những chiếc Pixel 4, nhưng chắc chắn không thể phủ nhận rằng Google đang đầu tư hết sức có thể với dòng điện thoại mới nhất của mình. Với việc thay đổi gần như toàn diện về thiết kế, tính năng đi kèm và thậm chí có thể là cả chiến lược sản phẩm, sẽ không lạ khi Google đổ rất nhiều tiền vào quảng cáo cho Pixel 4 trong thời gian tới. 

NVTveron

OPPO cập nhật ColorOS 6 cho F9 trước, các dòng khác chờ tháng 9

OPPO vừa công bố hệ điều hành ColorOS 6 phiên bản thử nghiệm (bản Beta) – dựa trên Android Pie được tùy chỉnh bổ sung và hoàn thiện tính năng cho smartphone F9 của mình.

Điểm mặt 5 laptop giá sinh viên cho mua tựu trường

Đây là 5 chiếc laptop với giá bán chưa đến 10 triệu đồng nhưng sở hữu cấu hình đủ mạnh để phục vụ tốt cho việc học tập, là những lựa chọn tối ưu dành cho các bạn học sinh – sinh viên.

Apple cũng đang nghe trộm người dùng giống Google Assistant

Sự việc này được tiết lộ bởi một nhân viên được Apple thuê ngoài để nghe các bản ghi âm từ Siri.

Thị trường camera ngụy trang: nhộn nhịp và công khai

Hiện nay không khó để mua một chiếc camera ngụy trang, ẩn bên trong cúc áo, bút máy, bóng đèn hay bất cứ một sản phẩm thông dụng nào. Xem ra nhu cầu mua những thiết bị này khá nhiều, và mua làm gì thì chỉ có người mua mới biết. Nên dù đã có quy định cấm kinh doanh nhưng thị trường từ cửa hàng truyền thống đến online vẫn bày bán công khai mặt hàng này.

Thực hư chuyện nổ túi nâng ngực khi đi máy bay

Sáng 26/7, chuyến bay VN1262 của Vietnam Airlines khởi hành từ TP.HCM đi Vinh phải hạ cánh khẩn cấp xuống Đà Nẵng để cấp cứu hành khách bị chảy máu ở ngực trái. Các bác sĩ thẩm mỹ bác bỏ thông tin bệnh nhân bị vỡ ngực do chênh lệch áp suất trên máy bay.

Với Galaxy Note 10, Samsung sẽ loại bỏ thứ khiến người dùng “căm ghét” nhất

Galaxy Note 10 đang được kỳ vọng là thế hệ flagship đầu tiên được loại bỏ đi một chi tiết khiến rất nhiều người dùng Samsung khó chịu, đó là nút Bixby vật lý.

Thử độ bền của Nokia 9 Pureview bằng cách bẻ cong và hơ lửa

Nokia 9 Pureview là chiếc điện thoại cao cấp nhất của thương hiệu di động Phần Lan. Máy vừa được lên “bàn mổ” của JerryRigEverything để kiểm tra độ bền bằng cách bẻ cong, hơ lửa…

Huế giành chiến thắng thuyết phục tại cuộc thi lập trình tổ chức trên du thuyền

Không chỉ giành các giải thưởng tốc độ, chàng coder Nguyễn Hy Hoài Lâm đến từ thành phố Huế còn đạt được điểm số tổng lên đến 212 điểm, giành chiến thắng thuyết phục tại cuộc thi Saigon Code Tour 2019.

Huawei Mate 30 chỉ còn 2 camera với cảm biến siêu lớn?

Dự kiến Huawei Mate 30 series sẽ được giới thiệu và nửa cuối năm 2019. Các tin đồn được chú ý nhất hiện nay là Huawei Mate 30 sẽ sử dụng camera kép với cảm biến Sony IMX600 có cảm biến lớn nhất từng được trang bị trên điện thoại.

QTSC đưa AI vào hệ thống quản lý camera để nhận cảnh báo tức thì

Tháng 6 vừa qua, QTSC đã phối hợp với đối tác hoàn thiện việc nghiên cứu và phát triển đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống quản lý camera (Video Managememt System – VMS) để triển khai thực tế tại Công viên phần mềm Quang Trung.