Phơi bày hàng loạt thỏa hiệp nhượng bộ của Apple để được bán hàng tại Trung Quốc

Ảnh: @Istock.

Một cuộc điều tra mới cho thấy, đã có một số thỏa hiệp mà Apple đã thực hiện ở Trung Quốc để tiếp cận thị trường đang bùng nổ, bao gồm lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ của nước này, và kiểm duyệt các ứng dụng ở quốc gia vi phạm các quy định địa phương.

Tâm điểm của báo cáo là quyết định của Apple tuân theo luật năm 2016 yêu cầu tất cả thông tin cá nhân và dữ liệu thu thập được ở Trung Quốc phải được lưu giữ ở Trung Quốc, điều này đã khiến Apple phải xây dựng một trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc và phải do một công ty Trung Quốc quản lý.

Thực tế Trung Quốc là một khu vực quan trọng đối với Apple, cả về doanh số bán sản phẩm và dịch vụ, cũng như vì sự phụ thuộc sâu sắc vào chuỗi cung ứng của đất nước. Tóm lại, Trung Quốc đã giúp Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới.

Tuy nhiên, trang The New York Times nhấn mạnh, tất cả những cách mà Chính phủ Trung Quốc gây áp lực buộc Apple phải đưa ra những thỏa hiệp mâu thuẫn với các giá trị và nguyên tắc vốn có của gã khổng lồ công nghệ này.

Phơi bày hàng loạt thỏa hiệp nhượng bộ của Apple để được bán hàng tại Trung Quốc - Apple 1 2
Ảnh: @Istock.

Chẳng hạn, bất chấp lập trường mạnh mẽ của Apple về việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, họ vẫn lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng Trung Quốc trong biên giới đất nước trên các máy chủ do một công ty nhà nước quản lý. Theo các chuyên gia bảo mật, điều đó có nghĩa về cơ bản Apple không thể ngăn chính phủ Trung Quốc truy cập vào dữ liệu người dùng.

Ngoài ra, trong khi các quy định của Mỹ cấm Apple giao dữ liệu cho chính quyền Trung Quốc thì việc lưu trữ dữ liệu của Apple tại địa phương lại tạo ra một lỗ hổng cho phép điều đó. Một công ty có trụ sở tại Trung Quốc, Guizhou-Cloud Big Data (GCBD) được phát hiện thực sự là đại diện chủ sở hữu hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ iCloud của Apple tại thị trường Trung Quốc. Do đó, các nhà chức trách Trung Quốc có thể yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu từ GCBD chứ không phải Apple, một nguồn tin nội bộ cho hay.

Trước khi thỏa thuận đó tồn tại, Apple cho biết họ chưa bao giờ cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Sau khi Apple đặt GCBD làm đại diện chủ sở hữu dữ liệu hợp pháp tại Trung Quốc, Apple đã buộc phải cung cấp nội dung dữ liệu dịch vụ iCloud cho một số tài khoản không được tiết lộ danh tính trong chín trường hợp đặc biệt.

Gần đây nhất, Trung tâm dữ liệu mới của Apple ở Quý Dương đã được nhìn thấy trong một hình ảnh vệ tinh.

Phơi bày hàng loạt thỏa hiệp nhượng bộ của Apple để được bán hàng tại Trung Quốc - Apple 5
Trung tâm dữ liệu của Apple ở Quý Dương chụp từ vệ tinh. Ảnh: @CNES / AIRBUS.

Có rất ít dấu hiệu cho thấy mục đích của nó, ngoài việc có các lá cờ của Apple và Trung Quốc được tung bay phía trước và đặt cạnh nhau. Bên trong, Apple có thể đang chuẩn bị lưu trữ dữ liệu cá nhân của khách hàng Trung Quốc trên các máy chủ máy tính, do một công ty nhà nước Trung Quốc điều hành.

Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple cho biết dữ liệu là an toàn. Nhưng tại trung tâm dữ liệu ở Quý Dương, Apple hy vọng sẽ hoàn thành vào tháng tới và còn có một trung tâm khác ở khu vực Nội Mông. Điều này cho thấy, Apple đã nhường lại quyền kiểm soát phần lớn cho chính phủ Trung Quốc.

Không chỉ dừng tại đó, các thỏa hiệp cũng tồn tại trên App Store. Theo The New York Times, Apple có một nhóm kỹ sư nội bộ sẵn sàng từ chối các ứng dụng gửi hoặc gỡ bỏ mà họ cho rằng, chúng có thể vi phạm các quy định riêng của Trung Quốc.

Kể từ năm 2017, khoảng 55.000 ứng dụng đã biến mất khỏi App Store ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Sensor Tower cung cấp. Một số ứng dụng đó bao gồm các cửa hàng tin tức nước ngoài, ứng dụng nhắn tin được mã hóa và dịch vụ hẹn hò đồng tính, cũng như các nền tảng như VPN cho phép người dùng vượt qua các hạn chế về internet.

Về phần mình, Apple từng công khai cho biết họ đã chấp thuận 91% yêu cầu gỡ xuống, tương đương 1.217 ứng dụng từ chính phủ Trung Quốc vào tháng 6 năm 2020.

Trong một tuyên bố với The New York Times, Apple cho biết họ tuân thủ luật pháp ở Trung Quốc và làm mọi thứ có thể để bảo vệ an ninh và quyền riêng tư đối với dữ liệu của khách hàng tại nước này.

Apple cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ xâm phạm đến bảo mật của người dùng hoặc dữ liệu của họ ở Trung Quốc, hoặc bất cứ nơi nào chúng tôi hoạt động”.

Công ty cũng lưu ý rằng, họ chỉ gỡ bỏ các ứng dụng để tuân thủ các quy định của Trung Quốc. “Những quyết định này không phải lúc nào cũng dễ dàng và ưu tiên của chúng tôi vẫn là tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất mà không vi phạm các quy tắc mà chúng tôi bắt buộc phải tuân theo”, Apple nói thêm.

Các tài liệu nội bộ của Apple được The New York Times xem xét, cùng thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn với 17 nhân viên hiện tại và cũ của Apple, cùng 4 chuyên gia bảo mật và các hồ sơ mới được đưa ra trong một vụ kiện tại tòa án ở Hoa Kỳ vào tuần trước, cung cấp cái nhìn sâu sắc hiếm có về những thỏa hiệp mà Tim Cook đã thực hiện kinh doanh tại Trung Quốc.

Tất cả cung cấp một cái nhìn sâu rộng bên trong, nhiều khía cạnh chưa từng được báo cáo trước đây về cách Apple đã nhượng bộ trước những yêu cầu ngày càng leo thang từ chính quyền Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm
Bill Gates – phốt ngoại tình phơi bày và nguy cơ làm sụp đổ danh tiếng

Việc người sáng lập Microsoft Bill Gates rời khỏi hội đồng quản trị có thể là do áp lực từ các thành viên hội đồng quản trị. Sự việc này được thúc đẩy bởi cáo buộc ông có mối quan hệ không phù hợp với một nữ nhân viên.

Robot hợp tác – cơ hội nâng cao năng suất cho ngành sản xuất Việt Nam

Tính đến năm 2026, thị trường Robot hợp tác (Collaborative Robot, hay còn gọi là Cobot) sẽ đạt giá trị toàn cầu là 7.972 triệu đô la Mỹ. Dự kiến đến năm 2021 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) sẽ vượt châu Âu do các ngành sản xuất triển khai cobot với quy mô lớn.

Facebook mất luôn quyền kháng cáo trong vụ kiện mua lại Giphy

Facebook đã mất quyền kháng cáo đối với cuộc điều tra của Cơ quan Quản lý Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) về việc Facebook mua lại Giphy, có liên quan đến cạnh tranh độc quyền không công bằng, minh bạch.

Electrolux muốn nhìn thấy thế giới mơ ước của người trẻ 15-20 tuổi

Electrolux vừa phát đi bức thư ngỏ và thực hiện một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn cầu với sự tham gia của gần 15.000 bạn trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi về ước mơ tổ ấm và thế giới bền vững của tương lai của họ.

Keysight ra mắt máy phân tích tín hiệu N9042B UXA X-Series đo chuẩn xác sóng 5G, vệ tinh và radar

Keysight vừa thiệu giải pháp phân tích tín hiệu Keysight N9042B UXA X Series, cho phép đo kiểm hiệu năng của sóng milimet cải tiến trong mạng 5G, ngành hàng không vũ trụ/quốc phòng và thông tin vệ tinh.

Thêm tính năng mua sắm, TikTok dọn đường bước vào thương mại điện tử

TikTok đang làm việc với các thương hiệu bao gồm nhãn hiệu thời trang dạo phố Hype để thử nghiệm bán hàng trong ứng dụng ở châu Âu, một động thái sẽ giúp tăng cường cạnh tranh với Facebook.

Bị Đức và Brazil thẳng tay kìm kẹp, WhatsApp cứng rắn phản đòn

Một cơ quan quản lý của Đức đã ban hành lệnh cấm 3 tháng đối với việc Facebook thu thập dữ liệu người dùng từ các tài khoản WhatsApp, và chuyển vụ việc lên cơ quan giám sát của EU, với lý do lo ngại về tính toàn vẹn của quyền riêng tư người dùng.

THINK 2021: IBM công bố loạt tính năng mới của AI, đám mây lai và điện toán lượng tử

Tại sự kiện trực tuyến toàn cầu THINK 2021 diễn ra từ ngày 11-13/5, tập đoàn IBM đã công bố những tính năng vượt trội mới của Trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây lai và điện toán lượng tử, giúp khách hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, trở lại môi trường làm việc thông minh, xây dựng hệ sinh thái chiến lược thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Khẩu trang diệt nCov, công cụ bảo vệ sức khỏe người dân vượt qua đại dịch

Khẩu trang Wakamono do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu sản xuất đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm khắt khe của Hoa Kỳ, châu Âu. Khẩu trang này có khả năng tiêu diệt 99% virus, vi khuẩn, đặc biệt là nCoV đang góp phần trở thành công cụ hiệu quả trong cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu.

Viettel vận hành hệ thống tính toán hiệu suất cao, đạt 20 triệu tỉ phép tính/giây để xử lý AI

Trung tâm Không gian mạng Viettel (một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội) vừa chính thức vận hành Hệ thống tính toán hiệu năng cao tại Trung tâm dữ liệu Viettel. Đây cũng là Trung tâm dữ liệu tính toán lớn nhất của Việt Nam hiện nay.