Chữ ký số đang từng bước được đưa đến các thôn làng, ngõ xóm, giúp người dân dễ dàng bước lên môi trường số, tạo ra môi trường quản lý hành chính công minh bạch, hiệu quả…
Cứ cuối tuần, đến hẹn lại lên, các Tổ Công nghệ số được tổ chức bởi Đoàn Thanh niên cơ sở lại tìm đến từng thôn, từng nhà để hỗ trợ người dân thực hiện cài đặt ứng dụng số, đặc biệt là chữ ký số. Đã một thời gian, hoạt động này từng bước trở nên quen thuộc với người dân xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa cũng như nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các Tổ Công nghệ số được xem là yếu tố quan trọng, là chiếc cầu kết nổi người dân với chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp, giúp tháo gỡ những nút thắt về công nghệ, để người dân hiểu và làm theo.
Không chỉ “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, với sự đồng hành của Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT), địa phương cũng thường xuyên tổ chức các điểm hỗ trợ người dân cài đặt miễn phí chữ ký số tại UBND, nhà văn hóa xã để người dân có thể cơ động, linh hoạt đến tìm hiểu, cài đặt và được hướng dẫn sử dụng ứng dụng cho các nhu cầu của bản thân.
Bà Lê Thị Khánh (SN 1973) vì bận việc nhà, mãi gần đây mới có thời gian để đến điểm hỗ trợ cài đặt. Ban đầu, còn e ngại vì “sợ khó, không làm được”, nhưng sau khi được hướng dẫn sử dụng, bà Khánh cảm thấy tự tin và hào hứng hơn: “Ứng dụng dễ cài đặt, thao tác cũng đơn giản, được hướng dẫn xong, mình có thể tự khai báo các thủ tục khi cần, không cần phải nhờ con cháu làm giúp nữa. Tự nhiên cũng thấy tự tin hơn. Mình có chữ ký số, ký cái gì cũng rõ ràng, khi cần kiểm tra lại cũng được, cũng không phải lo cất giữ giấy tờ như trước”.
Hiện nay, ở cấp xã, huyện, người dân đã có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch công như đăng ký khai sinh, hộ khẩu, thường trú tạm trú, đăng ký kết hôn… Tất cả đều có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trên thiết bị cá nhân mà không cần phải đến cơ quan công quyền thực hiện. Đăng ký trên thiết bị xong, chờ được phê duyệt, người dân chỉ cần đến trụ sở ủy ban để lĩnh giấy chứng nhận về. Những lợi ích rõ rệt của chữ ký số thông qua các Tổ Công nghệ số và những người dân đã thành công sử dụng dịch vụ cứ thế được chia sẻ ngày càng sâu rộng hơn.
Theo anh Nguyễn Quang Thành, Bí thư đoàn xã Hoằng Thái, sau một thời gian triển khai hoạt động vận động và hỗ trợ người dân tham gia cài đặt và sử dụng ứng dụng chữ ký số, đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ. Hoằng Thái hiện là một trong những xã có tỷ lệ người dân cài đặt ứng dụng chữ ký số cao tại huyện Hoằng Hóa nói riêng và trên cả tỉnh Thanh Hóa nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Đầu tiên là về nhận thức của người dân đối với chữ ký số. Nhiều người có tâm lý e ngại bởi “mỗi năm chỉ phải lên xã làm giấy tờ có 2-3 lần thì cần gì cài đặt”, “mấy cái cài đặt ứng dụng này rắc rối, phức tạp, khó làm lắm”… Chúng tôi phải thuyết phục làm sao để bà con hiểu được, đây là yếu tố đầu tiên để họ có thể bước lên môi trường số, trở thành những công dân số. Những quyền lợi, lợi ích có được từ việc cài đặt về mặt lâu dài…, sau khi chia sẻ xong thì hầu hết người dân đều tán đồng và ủng hộ”.
Nếu như trước kia, mỗi lần phải ký các giấy tờ liên quan tới công việc, cô giáo Nguyễn Thị Hằng (Giáo viên trường THCS Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa) đều phải mang theo từng chồng giáo án, bảng điểm đến văn phòng nhà trường, kiểm tra, rà soát rồi ký tay thì hiện nay, cô có thể ở nhà, mở máy tính ra và thực hiện. Khi chữ ký số được tích hợp với ứng dụng quản lý trường học số Vnedu, chỉ với vài thao tác đơn giản, cô Hằng đã giải quyết xong những công việc giấy tờ sổ sách cần phải hoàn thành.
Theo ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa, địa phương này hiện đã triển khai và cung cấp gần 400.000 chữ ký số cho người dân, là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển chữ ký số cao nhất trong cả nước thời gian qua. Việc triển khai chữ ký số không chỉ có lợi cho người dân mà còn là công cụ số để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, hoạt động điều hành quản lý được diễn ra công khai, minh bạch…
Tại Nhật Bản, FPT Software vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với KITZ Corporation, nhằm thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi số trên toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp chuyên về sản xuất van công nghiệp và sản phẩm kiểm soát chất lỏng này.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi
mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024) diễn ra ngày 2/8/2024, Schneider Electric công bố những đóng góp thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam trong 30 năm qua, đồng thời cho biết 5 xu hướng lớn có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Các-bon thấp tại Việt Nam.
Ngày 2/8/2024, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024) – Schneider Electric công bố chiến lược và những phát triển mới nhất về tự động hóa, số hóa và điện hóa nhằm thúc đẩy quá trình khử các-bon, cách mạng hóa cơ sở hạ tầng AI và chuyển đổi hệ thống quản lý năng lượng. Đây cũng là sự kiện đánh dấu cột mốc 30 năm Schneider Electric có mặt tại Việt Nam.
FPT Software (công ty thành viên của Tập đoàn FPT) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) với ebm-papst, nhà sản xuất quạt và động cơ của Đức.
“METALEX Vietnam 2024” – là triển lãm diễn ra từ 2-4/10/2024, tập trung vào việc trình diễn những máy móc công cụ, sáng chế và công nghệ tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp hỗ trợ và gia công kim loại, đồng thời thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác.
Visa vừa giới thiệu các nguồn lực và công cụ giúp nhà bán tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs) dễ dàng áp dụng các giải pháp thanh toán kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh.
Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8/2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức mở cổng nộp lệ phí xét tuyển Đại học 2024, MoMo đánh dấu năm thứ 3 là kênh thanh toán đồng hành cùng thí sinh/phụ huynh.
Nền tảng nhận diện hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo VNPT SmartVision đã được tích hợp thành công và mang tới hiệu quả thiết thực trong việc giám sát giao thông, giữ gìn an ninh trật tự tại nhiều đại phương trên cả nước, như Long An, Bình Phước, Đắk Lắk, Tây Ninh, Thái Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam…
Sáng sớm nay (23/7), tâm bão số 2 đã vào bờ tại tỉnh Quảng Ninh và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, trước đó, cơn bão có gió giật cấp 13 và liên tục mạnh lên theo từng giờ, loạt công văn và cảnh báo khẩn được gửi trực tiếp đến người dân qua Zalo.
Hiện nay, các cơ quan nhà nước đang nỗ lực “Xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số”. Việc này tưởng như một quá trình kế tiếp, xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) để có thể tiếp cận chính quyền số (CQS) một cách phù hợp nhất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sự việc không đơn giản như vậy, vì CQĐT và CQS là hai khái niệm có cách tiếp cận, mục tiêu, phương pháp xây dựng, công nghệ áp dụng và cách thức vận hành khác nhau.