Phát hiện mới: Lợn và gà miễn nhiễm với Covid-19

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, lợn và gà không thể bị nhiễm SARS-CoV-2, trong khi dơi và chồn sương dễ bị nhiễm nhất.

Hầu hết các bệnh truyền nhiễm ở người ban đầu được truyền từ động vật, chẳng hạn như cúm H1N1, virus Ebola, SARS, MERS và bây giờ là hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2), virus gây ra dịch bệnh Covid- 19.

Virus là những mảnh ký sinh bám vào tế bào vật chủ để tồn tại. Kể từ khi được mô tả lần đầu tiên, những mầm bệnh này đã gây ra nhiều vụ dịch lớn nhỏ, thậm chí là đại dịch tàn khốc trong quá khứ.

Một trong những yếu tố rủi ro đáng kể là do sự tương tác của con người với động vật, và bây giờ, các nhà khoa học muốn xác định xem, động vật có thể nhiễm các loại virus này từ con người đã nhiễm bệnh hay không.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, lợn và gà không thể bị nhiễm SARS-CoV-2, trong khi dơi và chồn sương dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 nhất.
Ảnh Vi sóng điện tử quét màu của một tế bào apoptotic (màu xanh lá cây) bị nhiễm nặng virus SARS-CoV-2 (màu tím), được phân lập từ mẫu bệnh nhân. Ảnh: @NIAID.

Kết luận của nhóm nghiên cứu ở Đức: lợn và gà miễn nhiễm với Covid-19, trong khi dơi và chồn sương có dấu hiệu nhiễm bệnh, còn mèo thì có thể bị nhiễm

Bệnh Zoonosis là bệnh lây nhiễm từ động vật sang người và giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đức muốn xem thử mầm bệnh từ người đã nhiễm virus có nhiễm ngược lại sang động vật hay không.

Được công bố trên tạp chí The Lancet, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, một số động vật nhất định có thể là vật chủ khởi sinh ra mầm bệnh Covid-19, hoặc chúng cũng có thể chỉ là một đối tượng bị lây nhiễm trước tiên, từ một nguồn virus nào đó chưa xác định.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, lợn và gà không thể bị nhiễm SARS-CoV-2, trong khi dơi và chồn sương dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 nhất.

Đặc biệt, cơ thể chồn sương cực kỳ nhạy với mầm virus này, thế nên đây là một phát hiện có giá trị, vì chúng có thể được sử dụng làm động vật mẫu thử nghiệm tốt nhất, để tìm ra phương án điều trị nhiễm trùng ở người, hoặc chế ra loại vắc-xin đặc trị hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, lợn và gà không thể bị nhiễm SARS-CoV-2, trong khi dơi và chồn sương dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 nhất.
Lợn và gà miễn nhiễm với COVID- 19 trong phòng thí nghiệm. Ảnh: @Medium.

Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Friedrich Loeffler (FLI) đã bắt đầu cho nhiễm trùng ở lợn, gà, dơi ăn quả Ai Cập và chồn sương, bằng cách tiêm vào mũi chúng chuỗi phân lập 10 5 TCID 50 của mầm bệnh SARS-CoV-2 có ở người bệnh, mô phỏng theo đúng cách con đường virus này lây nhiễm tự nhiên ở người.

Bởi SARS-CoV-2 được tìm thấy trong các giọt hô hấp khi mọi người ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng và mắt. Một khi xâm nhập vào, nó gây ra nhiễm trùng có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sốt và khó thở.

Dơi ăn quả Ai Cập- một loài megabat đã được thử nghiệm để xác định xem chúng có phải là ổ chứa virus tiềm tàng này hay không.

Các động vật được theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và phát hiện virus, bằng cách chiết xuất axit nucleic từ mũi và gạc trực tràng (chồn), mẫu bệnh phẩm miệng và mẫu phân (dơi ăn quả), gạc mũi và trực tràng (lợn) ) vào các ngày 2, 4, 8, 12, 16 và 21 sau khi bị nhiễm bằng cách định lượng (RT-qPCR).

Kết quả cho thấy, những con dơi bị nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Hơn nữa, chúng đã không lây nhiễm bệnh cho bất cứ đồng loại nào khác của nó.

Trong khi đó, chồn sương là một mô hình tốt cho thấy bệnh nhiễm trùng đường hô hấp biểu hiện rõ rệt nhất. Virus nhân lên trong cơ thể chồn sương sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2 và chúng có thể lây bệnh cho đồng loại.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, lợn và gà không thể bị nhiễm SARS-CoV-2, trong khi dơi và chồn sương dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 nhất.
Phát hiện kháng nguyên viêm mũi liên quan đến SARS-CoV-2 vào ngày thứ 4. Ảnh: @NIAID.

Chồn sương mang dấu hiệu giống như nhiễm trùng nhẹ ở cơ thể người, chúng có thể là mô hình động vật hữu ích để thử nghiệm vắc-xin và thuốc chống lại SARS-CoV-2 trong thời gian tới.

Các nhà nghiên cứu kết luận, các động vật được nuôi như lợn và gà có khả năng chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2 nội sọ trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tất cả các mẫu gạc, mẫu nội tạng gà lợn tiếp xúc đều âm tính với RNA virus, và cũng không có con lợn hay gà nào chuyển đổi huyết thanh.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, lợn và gà không thể bị nhiễm SARS-CoV-2, trong khi dơi và chồn sương dễ bị nhiễm SARS-CoV-2 nhất.
Loài mèo có thể bị nhiễm virus corona chủng mới. Ảnh: @Medium.

Vào tháng 4, một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science cho thấy, loài mèo có thể bị nhiễm virus corona chủng mới, các con mèo có thể lây bệnh cho nhau thông qua những giọt dịch hô hấp, chúng đều có virus trong miệng, mũi, ruột non và bị tổn thương nặng trong phổi, mũi và họng.

Công trình này được nghiên cứu từ ngày 10/4, do Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Liên bang Đức tài trợ chi phí nghiên cứu, sau đó được đăng tải trên tạp chí The Lancet vào ngày 7/7.

Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan trên diện rộng

Cho đến nay, vẫn chưa có vắc-xin điều trị cho Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay có 21 loại vắc-xin ứng cử viên trong đánh giá lâm sàng, và 139 vắc-xin ứng cử viên trong đánh giá tiền lâm sàng trên toàn thế giới.

Kể từ cuối tháng 12 năm 2019, khi SARS-CoV-2 lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, virus đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, lây nhiễm hơn 12,2 triệu người trên toàn thế giới. Bệnh Zoonosis mới lạ này đã giết chết hơn 554.000 người.

Hiện Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có số ca mắc được xác nhận cao nhất, vượt qua 3 triệu ca nhiễm và số người chết là hơn 133.000 người.

Còn Nam Mỹ hiện là một trong những vùng nóng của đại dịch, với Brazil có 1,75 triệu ca nhiễm đáng kinh ngạc và hơn 69.000 người chết. Peru và Chile cũng bị ảnh hưởng bởi vụ dịch với hơn 316.000 ca nhiễm và 306.000 ca tử vong được xác nhận.

Riêng Ấn Độ và Nga cũng báo cáo có số lượng lớn các trường hợp nhiễm với hơn 767.000 và 706.000 ca tương ứng.

Các quan chức y tế toàn cầu vẫn khuyên cộng đồng nên thực hiện biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn ngừa nhiễm trùng, bao gồm cách ly xã hội, rửa tay và khử trùng thường xuyên.

Khi nhiều quốc gia đang nới lỏng các biện pháp cách ly, nếu chủ quan số lượng các trường hợp mắc lại Covid-19 dự kiến sẽ tăng vọt trong những tháng tới. Cho đến khi một loại vắc-xin được phát triển thành công, Covid-19 vẫn có thể lây lan thêm nhiều làn sóng mới trên toàn cầu.

Theo News-medical

Có thể bạn quan tâm
Faecbook lại gây lỗi hàng loạt ứng dụng trên iOS

Từ chiều tối nay, hàng loạt người dùng đều không thể khởi chạy được hầu hết các ứng dụng trên điện thoại iPhone và iPad của mình ngoại trừ Facebook.

Thói quen du lịch của người Việt đã thay đổi thế nào thời dịch Covid-19?

Bên cạnh xem các video giới thiệu địa điểm du lịch nhiều hơn, người Việt cũng tìm kiếm các địa điểm du lịch có khoảng cách di chuyển ngắn, chương trình giảm giá và dịch vụ vệ sinh tốt khi có nhu cầu đi du lịch sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19.

Đánh giá hiệu quả vắc-xin Covid-19, chuyện không hề đơn giản

Với hơn 140 loại vắc-xin SARS-CoV-2 đang được phát triển, cuộc đua đang diễn ra gấp rút để tìm ra “ứng cử viên” thành công nhất giúp ngăn ngừa dịch Covid-19.

Bằng chứng mới: Người lạc quan ngủ ngon, sống lâu, ít mắc bệnh mãn tính

Những người lạc quan sống lâu hơn những người bi quan, và có nguy cơ mắc bệnh mãn tính thấp hơn. Điều này đã được kiểm chứng về mặt khoa học trong nhiều trường hợp.

Realme ra mắt hệ sinh thái AioT: đồng hồ Realme Watch, tai nghe Buds Q và C11 giá rẻ

Ngày 9/7, Realme đã chính thức giới thiệu hệ sinh thái AioT tại Việt Nam thông qua các dòng sản phẩm mới, gồm đồng hồ Realme Watch, tai nghe không dây Buds Q và điện thoại C11 giá rẻ.

Qualcomm ra mắt Snapdragon 865 Plus với tốc độ lên đến 3,1GHz

Snapdragon 865 Plus được Qualcomm cải tiến nhiều so với thế hệ trước để mang đến trải nghiệm chơi game, AI và kết nối 5G mượt mà.

Viet Solutions 2020: cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia

Lễ phát động cuộc thi Viet Solutions 2020 tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia dành cho các cá nhân, doanh nghiệp trên toàn cầu đã diễn ra ngày 8/7 tại Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT).

Samsung sẽ “đi theo” Apple loại bỏ bộ sạc trong hộp máy

Samsung có thể không trang bị bộ sạc trong hộp của một số dòng điện thoại thông minh kể từ năm 2021 để giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Covid-19 có thể cho ra kết quả âm tính giả vì biến chủng liên tục

Virus gây ra Covid-19 có nhiều biến thể và nếu các nhà khoa học không theo kịp sự thay đổi của nó ở các khu vực khác nhau trên thế giới, việc thử nghiệm nó có thể cho ra kết quả âm tính giả.

Nghiên cứu mới: Bức xạ mạng 5G không gây hại đến sức khỏe con người

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, mạng 5G ít tác động đến sức khỏe con người và không gây nguy hại như đồn đoán trước đây.