Các nhà khoa học Đức vừa phát triển được các kháng thể nano “siêu mạnh mẽ”, “siêu ổn định” có thể ngăn chặn được cả các biến chủng của SAR-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
Vào tháng 5/2021 khi những lo ngại về loạt biến thể của Covid-19 đang gia tăng trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y học Pittsburgh Mỹ đã công bố nghiên cứu tiền lâm sàng đầy hứa hẹn về một phương pháp điều trị kháng thể mới, mà họ đã phát triển như một liệu pháp hít để chống lại virus. Nhưng với tình trạng căng thẳng hiện tại, nhóm rất lo lắng về các biến chủng mới xuất hiện của virus SAR-CoV-2 ảnh hưởng đến tiềm năng của công trình.
Vì thế, nối tiếp chặng đường nghiên cứu dựa trên kháng thể này, mới đây các nhà khoa học ở Viện Max Planck (MPI) về Hóa học sinh lý tại Göttingen, Đức, cùng Trung tâm y tế Đại học Göttingen (UMG) đã tiến hành các nghiên cứu riêng biệt được xây dựng để xác định xem liệu phương thức mới có thể giải quyết các biến thể đó, bao gồm cả Delta hay không. Và giờ đây, họ đã có bằng chứng “hiệu quả rõ rệt” chống lại các biến thể Covid-19 đầu tiên.
Tìm thấy “bộ ba thân nano” giúp cải thiện khả năng bám lấy protein gai của virus SARS-CoV-2
Trong công trình nghiên cứu có tiêu đề “Trung hòa SARS-CoV-2 bằng các kháng thể nano có khả năng chịu đột biến, siêu ổn định và mạnh mẽ” được công bố trên The EMBO Journal, nhóm nghiên cứu đến từ Viện Max Planck (MPI) về Hóa học sinh lý tại Göttingen, Đức, cùng Trung tâm y tế Đại học Göttingen (UMG) đã mô tả cách thức 45 kháng thể nano đặc biệt mà họ phân lập được từ hệ miễn dịch của các con lạc đà cừu Nam Mỹ (lạc đà Alpaca) chống lại virus gây bệnh Covid-19.
Thực chất, các kháng thể nano, hay còn gọi là kháng thể đơn miền, nhỏ hơn và đơn giản hơn các kháng thể thông thường nhưng mang toàn bộ những đặc tính cần thiết cho một loại thuốc tiềm năng chống Covid-19. Các kháng thể nano trong nghiên cứu này được cho là có một “bộ ba thân nano” giúp cải thiện khả năng bám lấy protein gai của virus SARS-CoV-2.
Các cấu trúc này hoạt động như một gọng kìm 3 chân đối xứng bám chặt vào miền kết nối thụ thể của virus SARS-CoV-2 và ngăn chặn nó xâm nhập tế bào, giúp vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 tốt hơn tới 1.000 lần so với các kháng thể nano đã được phát triển trước đó. Đặc biệt là nó còn có hiệu quả cao đối với các “đột biến thoát miễn dịch” như K417N/T, E484K, N501Y và L452R được tìm thấy trong các dòng Alpha, Beta, Gamma, Epsilon, Iota và Delta/Kappa.
Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn tạo ra các biến thể kháng thể nano đôi hoặc ba, giúp tăng khả năng lên kết lên hàng chục ngàn lần và khó bị bài tiết ra khỏi cơ thể.
Hơn 1 tỷ kháng thể được nuôi trong cơ thể 3 con lạc đà
Thực tế, kháng thể là những phân tử sinh học giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh. Chúng làm việc bằng cách gắn mình vào virus hoặc vi khuẩn, vô hiệu hóa khả năng xâm nhập tế bào người của mầm bệnh.
Sau khi nhiễm bệnh, một số bệnh nhân có thể sản xuất kháng thể một cách tự nhiên, nhưng một số bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu hơn thì không. Do đó, vào những ngày đầu của đại dịch Covid-19, các bác sĩ đã phải lấy kháng thể trong máu của những bệnh nhân khỏi bệnh để chữa trị cho những bệnh nhân đang Covid-19 đang tiến triển nặng.
Các kháng thể này hoạt động giống như một loại thuốc, làm giảm tải lượng virus, từ đó giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sản xuất kháng thể Covid-19 trên quy mô công nghiệp hiện tại là rất khó khăn, bởi các kháng thể hiện tại không bền và khó bảo quản. Giá thành của loại hình điều trị này vì thế cũng rất đắt.
Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Max Planck và Trung tâm Y tế Đại học Gottingen của Đức đã thử một quy trình sản xuất kháng thể nano từ loài lạc đà cừu Alpaca đã được thử nghiệm trước đó.
Họ tiêm protein gai của virus SARS-CoV-2 vào 3 con lạc đà Alpaca. Protein gai này kích thích cơ thể chúng sản sinh kháng thể giống với một loại vaccine. Máu của những con lạc đà sau đó được nhóm nghiên cứu trích xuất, chứa khoảng 1 tỷ kháng thể nano.
Các nhà khoa học sử dụng đại thực khuẩn để chọn lựa ra những kháng thể tốt nhất, đưa vào lò phản ứng sinh học chứa vi khuẩn và nấm men để sản xuất kháng thể trên quy mô công nghiệp. Kết quả là họ đã có được các kháng thể Covid-19 với kích thước nano ưu việt có độ bền sinh học cao và khả năng sản xuất công nghiệp lớn.
“Các kháng thể siêu nhỏ của chúng tôi có thể chịu được nhiệt độ lên tới 95 độ C mà vẫn giữ nguyên chức năng, khối kết tụ. Chúng vẫn hoạt động trong cơ thể người đủ lâu để sản sinh hiệu quả. Các kháng thể chịu nhiệt tốt bao giờ cũng dễ sản xuất, xử lý và bảo quản hơn”, Giáo sư Matthias Dobbelstein, Giám đốc Viện Ung thư phân tử tại Đại học Gottingen giải thích.
Nếu chỉ nhìn qua, các kháng thể nano này hầu như không khác biệt lắm với kháng thể Covid-19 từng được phát triển trước đó. Chúng đều có tác dụng liên kết để vô hiệu hóa protein gai của SARS-CoV-2, thứ mà virus dùng để xâm nhập tế bào vật chủ.
Thế nhưng, điểm khác biệt của kháng thể nano mới là ở chỗ, nó có một “bộ ba thân nano” giúp cải thiện khả năng bám lấy protein gai của virus SARS-CoV-2. Các cấu trúc này hoạt động như một gọng kìm 3 chân đối xứng đều bám chặt lấy virus.
Thomas Güttler, một trong số các tác giả nghiên cứu này cho biết: “Với bộ ba vật thể nano, chúng tôi đã có thể tạo ra một hợp lực theo đúng nghĩa đen: Trong một kịch bản lý tưởng, mỗi gọng kìm nano này sẽ gắn vào một trong ba miền liên kết của virus. Điều này tạo ra một liên kết hầu như không thể đảo ngược.
Bộ ba sẽ không để protein gai của virus được tự do, do đó vô hiệu hóa virus tốt hơn 30.000 lần so với các thể nano đơn lẻ. Một ưu điểm khác của cấu trúc này là từ kích thước của chúng. Bộ ba thân nano có khả năng làm chậm quá trình bài tiết của thận. Điều này giữ cho chúng tồn tại lâu hơn trong cơ thể lâu, và hứa hẹn một hiệu quả điều trị lâu dài hơn”.
“Lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy kháng thể có tính ổn định cao và hiệu quả vượt trội chống lại virus SARS-CoV-2 và cả các biến chủng như Alpha, Beta, Gamma, Delta”, Giáo sư Dirk Görlich, Giám đốc Viện Max Planck cho biết.
Cách để cơ thể con người tiếp nhận các kháng thể nano này sẽ khá đơn giản
Giáo sư Matthias Dobbelstein, Giám đốc Viện Ung thư phân tử thuộc UMG và là thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, loại kháng thể nano mới nhỏ và có thể phù hợp cho việc xịt vào mũi, do đó giúp vô hiệu hóa trực tiếp virus trong đường hô hấp. Nhờ kích thước siêu nhỏ, các kháng thể nano sẽ có áp lực rất cao, khả năng thẩm thấu vượt trội, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào các mô và ngăn chặn virus lây lan thêm.
Hiện công trình vẫn đang nằm ở bước thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và đạt được những kết quả khả quan ban đầu. Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực đẩy nhanh công trình để tiến tới các thử nghiệm cao hơn, sớm tạo ra một phương thuốc phù hợp để đưa vào ứng dụng thực tế.
Sáng ngày 6/8, Bộ Y tế công bố Việt Nam có thêm 4.009 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP. Hồ Chí Minh với 2.563 ca. Bên cạnh đó, vào tối qua 5/8, 100.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đầu tiên do Vingroup nhập khẩu đã chính thức cập cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Tính đến ngày 5/8, gần 3,5 triệu người Việt Nam đã có chứng nhận tiêm chủng Covid-19 điện tử – theo Viettel, đơn vị triển khai nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia cho hay.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 4/8 đã kêu gọi các quốc gia giàu có ngừng phân phối các mũi tiêm nhắc lại Covid-19 thứ ba vì sự bất bình đẳng về vaccine trên toàn thế giới.
Việc mua lại nhà thiết kế chip Arm có trụ sở tại Anh từ SoftBank với số tiền lên đến 40 tỷ USD của Nvidia đang có dấu hiệu bị đe dọa.
Các nhà nghiên cứu bảo mật Mỹ cho biết, họ đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công liên tục được thực hiện bởi các gián điệp Nga. Và các đối tượng này bị nghi ngờ đang tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công tương tự, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực lên Điện Kremlin để ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này.
Tính tới đầu tháng 8/2021, hiện đang có 6 loại vaccine phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine này đều được WHO cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Sáng nay ngày 5/8, Việt Nam có thêm 3.943 ca mắc Covid-19 mới, trong đó nhiều nhất vẫn là TP.HCM với 2.349 ca. Cũng trong ngày hôm qua 4/8, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 31 triệu liều vaccine Pfizer và đang làm thủ tục mua thêm 20 triệu liều nữa. Vào quý 4 sẽ đón nhận lô vaccine này.
Một nhà phân tích tại Moody’s cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia đang thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn của riêng họ khi nguồn cung đang thiếu hụt trên toàn cầu vì “đó là vấn đề an ninh quốc gia”.
Công nghệ camera ẩn dưới màn hình thế hệ 3 được OPPO phát triển dựa trên sự kết hợp những cải tiến về phần cứng và các thuật toán độc quyền, mang đến sự cân bằng giữa chất lượng màn hình và camera.
Mặc dù đạt doanh thu đến 3,4 tỷ USD nhưng Công ty Sky Mavis không nộp đồng tiền thuế nào trong 6 tháng đầu năm 2021.