Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Kính, Giám đốc FPT Automotive trong chương trình Cafe Sáng FPT với chủ đề "Định hình ngành công nghệ ô tô trong kỷ nguyên số" trung tuần tháng 10 vừa qua. Cơ hội thị trường phần mềm trong ngành ô tô toàn cầu rất lớn, và giấc mơ của công ty FPT Automotive là hướng tới mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2030.
Trước khi gia nhập FPT vào năm 2014, ông Nguyễn Đức Kính làm việc trong ngành bán dẫn và tự động hóa tại các tập đoàn ở Nhật Bản, Mỹ. Theo ông Kính chia sẻ, lý do gia nhập FPT vì lúc đó nhận thấy công ty hiện diện ở nhiều nước trên thế giới, sẽ là môi trường tạo nền tảng tốt cho các cá nhân tự do sáng tạo, làm việc mới, khuyến khích nhân viên thử thách bản thân mà không ngại thất bại, và một phần nhỏ nữa ông cũng muốn đóng góp gì đó cho đất nước.
Năm 2015, thay vì làm dàn trải, ông Kính quyết định chỉ tập trung vào ngách chuyên sâu hơn, cụ thể là chọn làm phần mềm cho ngành ô tô. Đến nay sau nhiều năm công ty đã thu về “quả ngọt”, đạt được những kết quả nhất định, nâng vị thế của FPT trên trường quốc tế. Năm 2023, FPT quyết định thành lập công ty FPT Automotive (FA), tự tin hướng đến mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2030 trong mảng phần mềm dành cho ô tô.
Ông Nguyễn Đức Kính, Giám đốc FPT Automotive.
Cơ hội phần mềm trước sự chuyển biến của ngành ô tô toàn cầu
Ông Kính phân tích, trong một chiếc ô tô tuy chỉ dài 5m, rộng 2m nhưng có hàng trăm động cơ, mỗi động cơ lại được nhúng vào rất nhiều dòng code, phần mềm. Theo báo cáo của “TATA Technologies – 2032: A Jack Of All Trades SDV Approach”, năm 2024 ước tính có khoảng 100 triệu dòng code trên xe hơi, đến năm 2030 sẽ tăng lên 300 triệu dòng code. Cùng với xu hướng các thiết bị điều khiển kết nối thông minh, phần mềm ngày càng lên ngôi, có mặt khắp nơi, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu cũng được dự báo mỗi năm sẽ chi khoảng 238 tỷ USD khi chuyển từ dòng xe xăng sang xe điện vào năm 2030.
Không chỉ các công ty chuyên làm phần mềm tập trung nhiều hơn vào mảng phần mềm ô tô, mà ngay cả các nhà sản xuất ô tô truyền thông hiện nay cũng nhận ra giá trị của chiếc xe hơi bây giờ nằm ở phần mềm và họ cũng tìm cách để tự làm phần mềm cho sản phẩm của mình. Chẳng hạn, hãng ô tô Volkswagen của Đức đã lập ra một bộ phận phần mềm đến mấy nghìn người. Một hãng ô tô khác ở Mỹ thay vì tìm đối tác bên ngoài cũng lập đội ngũ vài nghìn nhân sự. Hoặc như hãng Toyota (Nhật) cũng có chiến lược in house, tức tự làm hết thay vì đưa ra bên ngoài, để có thể dễ dàng kiểm soát chiến lược, công nghệ và giá thành.
Không phải định hình trong thì tương lai mà hệ sinh thái ngành xe hơi toàn cầu đã và đang có nhiều chuyển biến rõ rệt. Để làm rõ hơn những mắt xích của ngành công nghiệp này và thị trường ngách mà những công ty như FPT Automotive có thể tham gia vào, ông Kính cho hay, ngành ô tô có nhiều tầng, các tầng này lại được cấu trúc theo hình kim tự tháp. Ở tầng cao nhất, thuộc về các OEM (Original Equipment Manufacturer), tức là các hãng sản xuất ô tô, như Vinfast (Việt Nam), Toyota, Honda (Nhật Bản), BMW (Đức)… Tầng thứ 2, từ trên xuống là các Tier 1 supplier (nhà cung cấp linh kiện bán trực tiếp cho các OEM). Trong ô tô có hàng chục nghìn linh kiện lớn nhỏ, cần nhiều nhà cung cấp và đây được gọi là chuỗi cung ứng. Có thể kể tên như Bosch (Đức), Magna (Canada), Denso (Nhật) là 3 hãng to nhất. Ở tầng 3, tầng cuối cùng là Chip Makers, bởi trong ô tô có rất nhiều con chip chạy trên đó, và NVIDIA, Qualcomm, NXP… chính là những nhà cung cấp chip này thường được nhắc đến.
Chiếu theo chuỗi cung ứng đó thì Tier 1 mua con chip của các Chip Makers và phát triển các phần mềm, phần cứng rồi bán cho các OEM, từ đó các OEM làm ra ô tô. Do đó, FPT Automotive với tư cách là công ty về dịch vụ công nghệ, cũng đang phục vụ gián tiếp người tiêu dùng qua các sản phẩm sử dụng phần mềm ô tô số của mình.
Ông Kính khẳng định, khi phần mềm lên ngôi, các hãng xe hơi sẽ cạnh tranh nhau về lợi nhuận trong mảng phát triển phần mềm thay vì phần cứng và vỏ xe. Và chính sự chuyển dịch, các hãng ô tô tự làm phần mềm, tự làm luôn linh kiện đã giúp cho những công ty như FPT có cơ hội thiết kế phần mềm với các hãng ô tô này. FPT đồng thời được chủ động phát triển phần mềm, trở thành đối tác tư vấn cho khách hàng về các giải pháp phần mềm.
Tầm quan trọng của phần mềm trong ngành ô tô còn thể hiện qua sự xuất hiện gần đây của cụm từ SDV (Software defined vehicle) – nhấn mạnh đến giá trị của xe, lõi của xe được quyết định bởi phần mềm. Cũng từ nhu cầu thực tế đó, một xu hướng đang nổi lên hiện nay là các công ty trong ngành hợp tác tạo ra các nền tảng mở để cùng nhau khai thác, sáng tạo, phát triển cho ngành ô tô. Như hợp tác gần đây giữa Honda và Nissan, hay sự liên kết giữa Toyota, Mazda, Suzuki cùng hàng loạt công ty bên ngoài nhằm tạo ra một hệ sinh thái. FPT Automotive cũng nhanh chóng gia nhập sân chơi này bằng việc dùng AI, phần mềm làm nòng cốt để tạo ra nền tảng mở cho ngành ô tô. Cụ thể, FPT Automotive cùng khách hàng nghiên cứu, thử nghiệm kiến trúc mới (new E/E architecture), xây dựng hệ thống SOVD – Service Oriented Vehicle Diagnostics…
Chuẩn bị nguồn lực, thực hiện giấc mơ đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2030
“FPT Automotive mong muốn trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc tích hợp AI để thiết kế, phát triển SDV, và AI chính là công nghệ lý tưởng để khai thác được sức mạnh này. FPT có niềm tin vững chắc vì thấy có quá nhiều cơ hội, bên cạnh đó các kỹ sư Việt Nam hoàn toàn có thể đóng góp những giá trị lớn lao cho những sản phẩm công nghệ cao mang tính toàn cầu” – ông Kính tâm huyết.
Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành ô tô toàn cầu đạt khoảng 16% năm 2030. Đón đầu xu hướng này, ông Kính cho biết, FPT sẽ liên tục đào tạo và tuyển dụng nhân sự, không ngừng phát triển để có thể đạt được mục tiêu đạt 1 tỷ USD mà công ty đề ra. Năm 2024, chuyên ngành khoa công nghệ ô tô số (Automotive Software Engineering) được thành lập tại ĐH FPT, gần 300 sinh viên khóa đầu tiên đã chính thức nhập học. FPT Automotive cũng đang có kế hoạch liên kết với một số trường ĐH trong nước để mở ngành công nghệ ô tô số. Bên cạnh cung cấp giáo trình để thực hành lập trình đúng về automotive, AI, bán dẫn, công ty cũng sẽ cấp học bổng, sẵn sàng chia sẻ các kiến thức chuyên môn với các giảng viên.
Tính đến tháng 10 năm 2024, FPT Automotive đã có 5.000 kỹ sư làm phần mềm trong mảng ô tô, phần lớn là các kỹ sư ở Việt Nam. Công ty hiện có văn phòng tại nhiều nơi trên thế giới như Nhật, Hàn, Mỹ… Những kỹ sư đang làm việc ở FPT Automotive hầu hết tốt nghiệp các khoa CNTT, cơ điện tử từ các trường kỹ thuật. Tuy nhiên, vì cần biết những tính năng chuyên biệt trong ô tô nên các kỹ sư cũng cần được trang bị thêm các kiến thức chuyên ngành khác như AI là một lợi thế.
Diễn ra từ ngày 19/10 đến 27/10/2024 tại Lotus Gallery, Quận 7, TPHCM, sự kiện Kể Chuyện Nghìn Năm – một dự án kết hợp giữa âm nhạc và hội họa đương đại, hứa hẹn mang đến cho công chúng những trải nghiệm văn hóa riêng biệt và độc đáo.
LG Electronics vừa được vinh danh là một trong 100 thương hiệu tốt nhất toàn cầu (Best Global Brands) theo công bố của công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu Interbrand. Thương hiệu được định giá xấp xỉ 6,5 tỷ USD và xếp hạng 97.
Không lâu sau khi ASML công bố một dự báo doanh thu không khả quan cho năm 2025, thị trường chứng khoán công nghệ toàn cầu đã có phiên chao đảo.
Ngân hàng VPBank đã hợp tác với CleverTap, nền tảng tương tác khách hàng toàn diện, nhằm thấu hiểu hơn thói quen và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những dịch vụ được cá nhân hóa, triển khai các chiến dịch nhắm đến các nhóm khách hàng cụ thể theo thời gian thực, tăng cường mối quan hệ, đồng thời tối ưu hóa chi phí.
Máy phát tham chiếu quang học N7718C Optical Reference Transmitter vừa được Keysight ra mắt là một công cụ quan trọng dùng cho việc đo kiểm các bộ thu quang được thiết kế để truyền 200Gb trên làn.
Hôm 15/10, Intel và AMD đã thông báo về việc thành lập một nhóm cố vấn mới nhằm đảm bảo phần mềm có thể hoạt động mượt mà trên các con chip của họ.
Ngày 15/10/2024, nhân tháng kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, Viettel TPHCM tổ chức lễ khai trương giải pháp Văn phòng số Viettel – CODX và công bố chương trình “Hỗ trợ chuyển đổi số cho Doanh nghiệp tại TP.HCM giai đoạn 2024 – 2025”.
Ngày 15/10, tại sự kiện “Anker ra mắt sản phẩm mới 2024 – Charge Your Way”, Anker đã giới thiệu loạt thiết bị sạc mới đến thị trường Việt Nam, trong đó có dòng sản phẩm Anker NPI (dành cho iPhone) và Anker Prime (giải pháp sạc cho nhiều thiết bị) và dòng Anker Zolo dành cho giới trẻ lần đầu tiên trình làng.
Ngày 14/10, tại Trung Quốc, vivo trình làng X200 Series gồm X200, X200 Pro và X200 Pro mini, đánh dấu kỷ nguyên mới trong trải nghiệm di động cao cấp trên dòng X-series với những nâng cấp đột phá về khả năng chụp ảnh.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã lựa chọn Ericsson là đơn vị chính triển khai các hạng mục của mạng 5G RAN (Radio Access Network) của mình tại phần lớn các tỉnh thành trên toàn quốc.