Phải giãn cách xã hội bao lâu mới diệt được Covid-19?

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thời gian giãn cách xã hội đến 30/4. Câu hỏi đặt ra là giãn cách xã hội trong bao lâu thì diệt được virus Covid-19? Đây cũng là vấn đề quan tâm của người dân ở những quốc gia đang trong giai đoạn trì hoãn dịch như Việt Nam.

Sau 8 ngày thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu giãn cách xã hội của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 1/4 đến nay, đã mang lại hiệu quả bước đầu khi 3 buổi sáng liên tiếp (ngày 5-6-7/4) Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Riêng hôm nay 8/4 Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca nhiễm nâng tổng số ca nhiễm lên 251 ca. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian cách ly toàn xã hội để đảm bảo cho công tác dập dịch hiệu quả tối đa.

Ngày 8/4 thế giới đã có 1.431.944 ca nhiễm Covid-19 trong đó có 82.085 ca tử vong. Trung Quốc gỡ bỏ lệnh phong toả.

4 yếu tố quyết định thời gian giãn cách xã hội

Theo tạp chí Forbes của Mỹ, có 4 yếu tố quyết định thời gian phải giãn cách xã hội: Đủ miễn dịch cộng đồng, Tìm được vacxin, Tốc độ lây nhiễm giảm, Đột biến thể virus ít độc tính hơn.

Miễn dịch cộng đồng là một cộng đồng lớn miễn dịch với bệnh trở thành rào chắn bảo vệ những thành viên trong cộng động chưa nhiễm. Đặt giả thuyết những người nhiễm sẽ không nhiễm trở lại và lây bệnh cho người khác thì một cộng đồng càng có nhiều người miễn nhiễm đồng nghĩa với các thành viên khác có sức đề kháng yếu hơn, đặc biệt là người già và trẻ em sẽ được cộng đồng bảo vệ.

Trước đó Anh là quốc gia bị chỉ trích do các nghi ngờ quốc gia này chủ động để virus Corona lây lan trên diện rộng tạo miễn dịch cộng đồng. Trưởng Cố vấn khoa học Chính phủ Anh, ông Patrick Vallance trả lời Reuters chính xác như sau: “Chúng tôi cho rằng virus này nhiều khả năng sẽ quay lại hằng năm và trở thành virus mùa, cộng đồng sẽ trở nên miễn dịch với nó và đó cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát nó trong dài hạn. 60% là con số người dân miễn nhiễm để có miễn dịch cộng đồng”.

Việc miễn dịch cộng đồng gây tranh cãi và Chính phủ Anh vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ phe đối lập. Về lý thuyết đây là giải pháp phòng ngừa virus lâu dài, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đảm bảo người đã nhiễm virus Covid-19 có được kháng thể miễn nhiễm và không nhiễm trở lại.

Vì chưa có vacxin nên bác sĩ y khoa Gary L. LeRoy, Chủ tịch Học viện bác sĩ gia đình Mỹ (AAFP) cho biết hiện chưa có miễn dịch cộng đồng nào đối với virus corona chủng mới gây Covid-19. Shaun Lintern biên tập mảng y Tế tờ báo Independent, có cùng ý kiến với ông Gary L. LeRoy, cho biết không có cơ hội có miễn dịch cộng đồng với virus corona.

Vậy chủ bài tiếp theo của cuộc chiến chống Covid-19 là điều chế thành công vacxin. Chính phủ các nước đã bước vào giai đoạn thử nghiệm tìm kiếm vacxin nhưng có lẽ không sớm có được kết quả trong vài tháng tới.

Hai yếu tố còn lại tốc độ lây nhiễm giảm và đột biến thể virus ít độc tính hơn, có nghĩa rằng các quốc gia sẽ kìm hãm sự lây lan của virus khiến nó trở thành virus theo mùa với các đột biến ít độc tính hơn, để chờ đến khi có vacxin phòng ngừa. Nên thời gian giãn cách xã hội có thể kéo dài hoặc rút ngắn theo diễn biến của dịch bệnh.

Một nghiên cứu được giả lập bằng máy tính của Đại học Harvard cảnh báo rằng, biện pháp giãn cách xã hội tùy giai đoạn có thể sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2022 ở Mỹ trong trường hợp không có những phương pháp can thiệp khác như vacxin hay có thuốc điều trị. 

Tầm quan trọng của việc thực hiện cách ly sớm

Nếu không có vacxin, chúng ta chỉ trì hoãn dịch bệnh cho đến cuối năm nay, sau đó sẽ phải đối mặt với việc tăng trở lại các ca nhiễm mới cùng các biến thể virus theo mùa. Vì vậy hiện nay các quốc gia cố gắng áp dụng giãn cách xã hội để kéo giảm đỉnh dịch trong khi chờ vacxin.

Một người nhiễm virus Covid-19 được cho là sẽ lây nhiễm cho 2-3 người trong giai đoạn đầu được gọi là hệ số lây lan. Với thời gian ủ bệnh đến khi có các triệu chứng nhiễm bệnh khoảng 5 đến 14 ngày.

Một người nhiễm nếu không giãn cách xã hội sẽ lây nhiễm cho 2-3 người thân, bạn bè, mỗi người trong đó lại tiếp tục lây nhiễm cho 2-3 người khác. Tháng đầu tiên 1 người nhiễm bệnh có thể lây nhiễm cho 244 người khác và tháng tiếp theo số người nhiễm sẽ tăng lên đến 59.604 người.

Đáng nói là nhiều ca bệnh âm thầm lây nhiễm cho nhiều người mà không có bất kỳ triệu chứng gì. Một nghiên cứu của  Lauren Ancel Meyers từ Đại học Texas ở Austin ước tính có khoảng 1-3% bệnh nhân đang lây nhiễm cho khoảng 10% số người nhiễm bệnh mà bản thân họ không hề hay biết.

Giãn cách xã hội có một số khác biệt so với cách ly và tự cách ly. Cách ly và tự cách ly nhằm không để người bệnh hoặc người nghi nhiễm tiếp xúc lây nhiễm cho người khác. Giãn cách xã hội là biện pháp rộng hơn hạn chế đến mức thấp nhất khả năng một người nhiễm tiếp xúc gần với nhiều người hoặc trong đám đông.

Mô hình của Trung Quốc đã cho thấy biện pháp giãn cách xã hội đã kéo giảm tỷ lệ lây nhiễm từ 2,35 xuống dưới 1. Là quốc gia đầu sớm nhất áp dụng triệt để việc giãn cách xã hội, ngày 23/1 thành phố Vũ Hán là thành phố đầu tiên bị phong toả sau đó đến những thành phố khác của Trung Quốc, hôm nay 8/4, sau gần 2 tháng phong tỏa các thành phố này chính thức gỡ bỏ lệnh cấm và bắt đầu các sinh hoạt bình thường.

Các nhà khoa học ở Trung Quốc, Mỹ và Anh đã công bố trên tạp chí Science rằng quyết định phong tỏa sớm Vũ Hán đã tạo ra thời gian chuẩn bị quý giá cho các thành phố khác ở Trung Quốc và đã ngăn được hơn 700.000 ca nhiễm.

Các quốc gia như Mỹ, Ý, Anh đã không có những biện pháp quyết liệt trong giai đoạn đầu của dịch bệnh nên đã chứng kiến sự tăng nhanh của các ca nhiễm cũng như tử vong cao do dịch bệnh. Hiện các nước này vẫn đang trong giai đoạn căng cơ đối phó với dịch Covid-19.

Phải cách ly xã hội tối thiểu trong 6 tuần

Các nhà khoa học Mỹ cho biết cần tối thiểu 6 tuần thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội mới có thể kiểm soát dịch bệnh. Theo một nghiên cứu trên tạp chí mã nguồn mở SSRN dành cho các nghiên cứu trong giai đoạn đầu cho biết, các quốc gia áp dụng các biện pháp mạnh để chống dịch sẽ kiểm soát được dịch bệnh trong 3 tuần và ngăn chặn được dịch bệnh trong 3 tuần tiếp theo.

Thời gian sẽ kéo dài tuỳ theo người dân hoặc chính phủ có thực hiện quyết đoán việc giãn cách xã hội hay không. Nghiên cứu cho biết trong trường hợp không tìm được vacxin đặc trị hoặc thuốc xét nghiệm hàng loạt thì thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội yêu cầu người dân ở yên trong nhà sẽ còn kéo dài nhiều tháng.

Một nghiên cứu khác trên Báo South China Morning Post ngày 3/4 của giáo sư Gerard Tellis của Trường Kinh doanh Marshall thuộc ĐH Nam California, cùng trợ lý là giáo sư Ashish Sood của ĐH California Riverside và sinh viên chuyên ngành tế bào và phân tử học Nitish Sood tại ĐH Augusta. Dựa trên số liệu của 36 quốc gia và 50 bang của nước Mỹ, kết quả nghiên cứu của họ ủng hộ những biện pháp mạnh mẽ như phong tỏa của Ý và bang California, Mỹ; cũng như các biện pháp xét nghiệm hàng loạt và cách ly như ở Hàn Quốc và Singapore hoặc kết hợp cả hai như tại Trung Quốc.

“Singapore và Hàn Quốc đã đi theo con đường xét nghiệm hàng loạt và cách ly. Có lẽ đây là biện pháp thay thế thành công duy nhất so với biện pháp phong tỏa và lệnh cấm ra khỏi nhà vốn gây nhiều tốn kém” – ông Sood viết.

Nhóm cho rằng Mỹ đang đứng trước thách thức lớn khi hơn 1/2 các bang của nước này phải áp dụng các biện pháp mạnh tay. Nguyên do bởi các quan chức Mỹ nói rằng nguy cơ lây nhiễm của Covid-19 trong cộng đồng người Mỹ là thấp. Hậu quả là 1000 ca nhiễm vào đầu tháng 3 với số người tử vong chỉ vài chục người, nhưng đến nay Mỹ là quốc gia có số người nhiễm nhiều nhất thế giới khi có hơn 400.412 người nhiễm bệnh và 12.854 tử vong.

Trước đó Anh cũng phải từ biện pháp miễn dịch cộng đồng để thay bằng các biện pháp giãn cách xã hội như cấm tụ tập đông người, đóng cửa trường học, nhà hàng, rạp chiếu phim… Anh đang có 55.242 ca nhiễm và 6.159 ca tử vong.

Những tín hiệu tích cực ở Châu Âu

Sau khi Trung Quốc chính thức gỡ bỏ lệnh phong toả vào ngày 8/4 đã mang lại những dấu hiệu tích cực tại các quốc gia châu Âu, cho thấy dịch bệnh đang được đẩy lùi. Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội diện rộng đã mang lại những tín hiệu lạc quan.

Hiện Pháp và Ý vẫn đang căng thẳng ra sức chống dịch. Ý hiện vẫn là quốc gia có số người tử vong vì Covid-19 cao nhất hiện nay với hơn 17.127 ca. Pháp bước vào tuần thứ 4 của lệnh hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội, và hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ 3 của dịch Covid-19, sau Ý và Tây Ban Nha với 109.069 người nhiễm và 10.328 người chết. Những ngày gần đây Pháp ghi nhận thêm hàng ngàn ca tử vong, nhiều đến mức thông tin không cập nhật kịp. Tuy vậy, số ca nhiễm nặng của Pháp giảm mạnh, cũng là dấu hiệu lạc quan của nơi này.

Tây Ban Nha đang có những chuyển biến tốt khi các thống kê đang giảm mỗi ngày dù đây vẫn là quốc gia có số ca tử vong chỉ xếp sau Ý.

Các quốc gia khác ở Châu Âu cũng ghi nhận các tín hiệu lạc quan hơn, nhiều nơi đã tính đến việc gỡ bỏ lệnh cấm. Áo có số ca nhiễm mới giảm mạnh dự tính sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vào ngày 14/4 tới, các hoạt động khác như trường học, quán ăn có lẽ phải đợi đến tháng 5 mới có thể hoạt động bình thường. Đức muốn cách ly tất cả người nước ngoài đến đất nước này, và có khả năng gỡ bỏ lệnh cấm khi những ngày gần đây số ca nhiễm giảm liên tục. Cộng Hoà Séc có thể sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vào ngày mai. Các quốc gia châu Âu sau khi gỡ bỏ lệnh cấm cũng sẽ cân nhắc việc có nên bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng hay không.

Tái xuất chiêu lừa chuyển tiền thông qua dịch vụ Western Union

Chiêu lừa đảo nhận thanh toán từ nước ngoài thông qua dịch vụ Western Union lại xuất hiện trong vài ngày gần đây. Các đối tượng bị bọn lừa đảo nhắm đến đa phần vẫn là những người kinh doanh trực tuyến.

Châu Phi thúc đẩy thanh toán di động, loại bỏ tiền giấy để ngăn chặn COVID19

Các nước châu Phi đang xem việc chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán di động là một giải pháp quan trọng hàng đầu cho việc kiềm chế lây lan của dịch bệnh COVID19.

iPhone 12 tiếp tục được lộ nguyên hình từ thiết kế, cấu hình đến mức giá

Thế hệ iPhone 12 sẽ được Apple trình làng đến 4 phiên bản, vẫn sở hữu màn hình “tai thỏ” nhưng có thiết kế phần khuyết nhỏ hơn, hỗ trợ kết nối 5G và tích hợp thêm cảm biến ảnh LiDAR ở cụm 3 camera sau trên hai phiên bản iPhone 12 Pro/ Pro Max.

Facebook chia sẻ dữ liệu với các nhà nghiên cứu chống Covid-19

Facebook vừa phát hành các công cụ mới để cung cấp dữ liệu vị trí cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu và tiến hành khống chế dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra.

CPU Intel Core thế hệ thứ 11 lộ hiệu năng “yếu ớt”

Thông tin kỹ thuật và điểm hiệu năng của Intel Core i7-1185G7, một trong những CPU thuộc dòng Tige Lake sẽ được Intel ra mắt trong thời gian tới đã được tiết lộ.

Liên tiếp dính lỗi bảo mật, ứng dụng Zoom bị khuyến cáo hạn chế sử dụng

Không chỉ dính phốt âm thầm gửi dữ liệu cho Facebook, trong vài ngày gần đây, Zoom tiếp tục bị dính các lỗi bảo mật nghiêm trọng khiến nhiều chuyên gia bảo mật phải đưa ra khuyến cáo người dùng nên hạn chế sử dụng ứng dụng này trong các cuộc họp video conference.

6 nhóm hàng có nhu cầu tìm kiếm tăng vọt trong mùa dịch

Trái ngược với tình trạng ế ẩm của nhiều ngành hàng kinh doanh trong mùa dịch, hoạt động trên các sàn thương mại điện tử vẫn diễn ra sôi nổi, nhiều nhóm ngành hàng có nhu cầu tìm kiếm tăng gấp hàng trăm lần.

Bộ TT-TT ban hành bộ tiêu chí để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng đám mây

Bộ TT-TT đã ban hành văn bản số 1145/BTTTT-CATTT hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây (ĐTĐM) phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử (CPĐT/CQĐT) vào ngày 3/4.

Macbook Air 2020 đã bán tại Việt Nam với giá từ 27,7 triệu đồng

Thế hệ mới nhất của dòng Macbook Air đã được hệ thống Di Động Việt mang về Việt Nam với tùy chọn ổ cứng SSD thấp nhất 256 GB, ba màu sắc lựa chọn (xám, bạc và vàng) cùng giá bán từ 27,7 triệu đồng.

Apple sản xuất tấm chắn mặt tặng nhân viên y tế

Sản phẩm “Designed by Apple in California” mới của Apple sẽ không phải là các thiết bị điện tử iPhone, iPad hay MacBook mà là tấm chắn mặt, đã được CEO Tim Cook gửi đến cho các nhân viên y tế đang ngày đêm chống dịch Covid-19.