Nọc độc bọ cạp có thể dùng làm thuốc giảm huyết áp, đau tim

Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là một phát hiện mới từ giới khoa học: Nọc độc bọ cạp mang lại nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng để điều trị chứng tăng huyết áp, các cơn đau tim…

Được biết, có khoảng 1500 loài bọ cạp trên toàn thế giới, chúng được tìm thấy ở tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực. Chúng có độ thích nghi cao để sinh tồn trong nhiều môi trường sống, bao gồm rừng nhiệt đới, rừng mưa, đồng cỏ, thảo nguyên, rừng ôn đới, hang động và thậm chí là những ngọn núi phủ tuyết. Trong số đó, có 50 loài gây nguy hiểm cho con người qua nọc độc từ đuôi chích vào da.

Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là một phát hiện mới từ giới khoa học: Nọc độc bọ cạp mang lại nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng để điều trị chứng tăng huyết áp, các cơn đau tim…
Nọc độc bọ cạp nếu được phân lập và sử dụng với liều lượng thích hợp, nó có thể mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên. Ảnh: @Kanazawa-u.ac.


Nọc độc của bọ cạp là một hỗn hợp phức tạp chứa các phân tử có hoạt tính sinh học cao, bao gồm độc tố thần kinh, thuốc giãn mạch, các hợp chất chống vi trùng và nhiều loại chất khác.

Trong bài báo được công bố trên trang web mở Science Advances vào tháng 8/2017, một nhóm nghiên cứu phát hiện nọc độc của bọ cạp chứa nhiều loại độc tố và có tính axit nhẹ, kích hoạt tín hiệu cơn đau theo con đường dẫn truyền trong não gọi là TRPV1, gây rất nhiều đau đớn.

Mặc dù nọc độc của nó gây đau đớn cho những người không may bị bọ cạp cắn, nhưng các hợp chất nọc độc riêng lẻ của nó, nếu được phân lập và sử dụng với liều lượng thích hợp có thể mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.


Thực tế, nọc độc của bọ cạp chứa một peptide có tác dụng có lợi cho hệ thống tim mạch của chuột bị huyết áp cao. Và mới đây, các chuyên gia đã trình bày rõ hơn về cơ chế này trên một bài báo đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu về Proteome.

Hợp chất đầy hứa hẹn này có tên tripeptide KPP (Lys-Pro-Pro), là một phần của độc tố bọ cạp. KPP đã được chứng minh là làm cho các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm ở chuột bị tăng huyết áp.

Chuyên gia Thiago Verano-Braga, Adriano Pimenta và các đồng nghiệp muốn tìm hiểu chính xác KPP đã làm gì đối với các tế bào cơ tim. Câu trả lời có thể nằm trong tác dụng có lợi của các peptide chứa trong chất đó.


Để thực hiện, các nhà nghiên cứu đã ủ tế bào cơ tim bị cô lập C57BL lấy từ 6 con chuột huyết áp cao cho tiếp xúc với chất KPP ở nồng độ 10 -7 Moll -1 trong 30 phút, rồi đo mức protein được biểu thị bởi các tế bào tại các thời điểm khác nhau, qua phép đo phổ khối.
Họ phát hiện ra rằng, các protein điều hòa trong KPP liên quan đến sự sản xuất năng lượng, co cơ và chuyển hóa protein trong tế bào tim.

Ngoài ra, chất peptide bọ cạp đã kích hoạt quá trình phosphoryl hóa protein ở chuột gọi chung là quá trình AKT, nó cũng tự kích hoạt nó tương tác một protein khác liên quan đến việc sản xuất oxit nitric, đóng vai trò như loại thuốc giãn mạch giúp giảm huyết áp cực hiệu quả.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng KPP khiến một protein bị phospho hóa gọi là quá trình phospholamban, dẫn đến giảm sự co bóp của các tế bào cơ tim. Và các chuyên gia sẽ nghiên cứu kỹ hơn về cơ chế phát sinh này.

Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là một phát hiện mới từ giới khoa học: Nọc độc bọ cạp mang lại nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng để điều trị chứng tăng huyết áp, các cơn đau tim…
Huyết áp cao- Kẻ giết người thầm lặng. Ảnh: @Creakyjoints.

Kết quả sơ bộ đầu tiên cho thấy, chất tripeptide KPP (Lys-Pro-Pro) trong nọc độc bọ cạp có tác dụng giảm huyết áp cực tốt, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên, những cơ chế phát sinh từ loại chất này nên được nghiên cứu, phân lập kỹ hơn trong tương lai. Từ đó, có thể dùng nó tạo ra các loại thuốc bán dẫn ngăn ngừa huyết áp cao, cũng như các chứng đau tim và các vấn đề tim mạch khác.

Công trình này được chấp thuận phát hành vào 29/6, vừa được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu về Proteome vào ngày 15/7, do Hiệp hội Hóa học Mỹ giữ bản quyền.

Tương tự vào tháng 3/2018, dựa trên một nghiên cứu về chuột bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, các chuyên gia y học đã phát hiện ra một hợp chất trong nọc độc bọ cạp gây chết người có thể ngăn chặn sự tiến triển của chứng viêm khớp, mà không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào.

Loại nọc độc này có ở bọ cạp đỏ Ấn Độ chứa một hợp chất gọi là iberiotoxin, theo trường Y khoa Baylor College of Medicine.

“Mặc dù những kết quả này rất hứa hẹn, nhưng cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, trước khi chúng ta có thể sử dụng các thành phần nọc độc của bọ cạp để điều trị viêm khớp dạng thấp ở con người”, Tiến sĩ Beeton nói.

Được biết, trang National Geographic coi Bọ cạp đỏ Ấn Độ là một trong những loài nguy hiểm nhất thế giới, chỉ với một vết chích nó có thể giết chết một người trong vòng 72 giờ.

Theo Medicalxpress

Có thể bạn quan tâm
Công nghệ học máy có thể nhận diện 6 triệu chứng nhiễm Covid-19 phổ biến

Giờ đây, công tác chẩn đoán triệu chứng và điều trị dịch bệnh Covid-19 có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của Công nghệ học máy siêu đỉnh mới.

Chương trình “Hạt giống Viễn thông Tương lai 2020” của Huawei sẽ được đào tạo online

Hôm nay 27/7, Huawei Việt Nam công bố khởi động Chương trình đào tạo “Hạt giống Viễn thông Tương lai” năm 2020 dành cho các sinh viên ưu tú ngành ICT của các trường đại học, học viên của Việt Nam.

Samsung Galaxy Watch 3 sẽ tích hợp các cử chỉ thông minh mới

Hình ảnh động mới được cho là của chiếc đồng hồ Samsung Galaxy Watch 3, dự kiến xuất hiện tại sự kiện UNPACKED 2020 tiết lộ về việc hỗ trợ chế độ xoay cổ tay thông minh và chụp ảnh bằng cử chỉ.

Một công ty do Bill Gates hậu thuẫn sẽ xuất xưởng 200 triệu liều vaccine Covid-19

SK Bioscience là công ty dược phẩm của Hàn Quốc được tỷ phú Bill Gates hậu thuẫn và ông vừa đưa ra dự báo về năng suất của công ty này trong việc bào chế vaccine Covid-19.

“Chó robot” dẫn đường cầm tay giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng, giảm chi phí

Được biết, hiện có hơn 253 triệu người khiếm thị trên toàn thế giới, nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ sử dụng chó dẫn đường để đi lại, phần lớn còn lại dựa vào gậy trắng mang lại nhiều bất tiện khi di chuyển ở nơi công cộng, chốn đông người. Đó là lý do vì sao mà “chú chó robot” Theia dẫn đường ra đời.

Triển khai ứng dụng Bluezone để theo dấu người nghi nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng

Ứng dụng Bluezone được cho là sẽ giúp khoanh vùng chính xác những người tiếp xúc, hạn chế những người cần phải đi cách ly sau khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19.

Sau hàng thập kỉ, Apple mới nâng cấp cho cáp Lightning

Mới đây, tài khoản Twitter @L0vetodream đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên của dây cáp Lightning sang USB-C mới cho dòng máy iPhone 12. Nếu những hình ảnh này là thật, thì có lẽ nỗi ám ảnh đứt cáp của người dùng iPhone sắp kết thúc.

Máy bay không người lái ‘siêu nhân” vỗ cánh bay, nhào lượn như chim én

Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới, đó là chim én Chimney swift.

Vivo X50 series lộ ngày ra mắt tại Việt Nam

Vivo Việt Nam xác nhận sẽ trình làng bộ đôi flagship X50 và X50 Pro vào ngày 30/7 tới. Trong đó, X50 Pro là chiếc smartphone đầu tiên tích hợp camera có hệ thống chống rung như gimbal.

Đà Nẵng có ca nghi nhiễm Covid-19 sau hơn 3 tháng Việt Nam không phát hiện ca bệnh nào

Sau hai lần xét nghiệm đều cho kết qủa dương tính Covid-19, Đà Nẵng đã có ca nhiễm Covid-19 mới và bệnh viện C Đà Nẵng đã bị phong tỏa 14 ngày kể từ sáng nay. Đây là ca nhiễm đầu tiên của Việt Nam sau hơn 3 tháng không phát hiện ca bệnh mới nào.