Đứng trước những tiềm năng nghề nghiệp rộng mở của ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành và chuyên ngành liên quan đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh. Trong năm 2024, nhiều trường đại học thông báo mở ngành đào tạo vi mạch bán dẫn, dưới đây là một số trường trong số đó.
Ngành công nghệ bán dẫn bao gồm các lĩnh vực chính như thiết kế vi mạch, sản xuất bán dẫn, kiểm thử và đóng gói. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các vị trí như kỹ sư sản xuất, kỹ sư kiểm tra và chất lượng, kỹ sư phân tích và mô phỏng, chuyên gia vật liệu bán dẫn,…
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, chuyên ngành Thiết kế vi mạch trong ngành đào tạo Kỹ thuật Điện tử Viễn thông và ngành Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano được Đại học Bách Khoa Hà Nội mở mới năm 2023, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành bán dẫn. Các chương trình này sẽ tập trung vào cung cấp nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và sản xuất – đóng gói – kiểm tra vi mạch.
Đại học Quốc gia Hà Nội thì đã giao cho Trường Đại học Công nghệ triển khai các kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học tập trung vào những lĩnh vực có liên quan tới công nghiệp bán dẫn/chip bán dẫn. Trường Đại học Công nghệ đã triển các chương trình đào tạo định hướng về bán dẫn và vi mạch với các chương trình đào tạo như: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Kỹ thuật Máy tính, Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử…
Tại Trường Đại học CMC mở ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, với Thiết kế vi mạch là định hướng đào tạo chính. Trường đại học này đã thành lập một phòng thí nghiệm Thiết kế vi mạch (IC Design lab) với trang thiết bị do hãng Synopsys cung cấp bản quyền nhằm phục vụ quá trình đào tạo.
Ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chuyên ngành Vi mạch bán dẫn nằm trong ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, tập trung đào tạo về công nghệ bán dẫn, thiết kế hệ thống VLSI (VLSI design), đồ án thiết kế hệ thống số, thiết kế vi mạch số, thiết kế vi mạch tương tự, cơ sở công nghệ đóng gói và dải mạch,…
Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng bắt đầu chính thức tuyển sinh ngành Thiết kế vi mạch trong năm 2024 với 150 chỉ tiêu. Ngành Thiết kế vi mạch tại trường Đại học Công nghệ thông tin được cải tiến từ ngành Kỹ thuật máy tính cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Nói về cơ hội việc làm của người học ngành bán dẫn, ông Nguyễn Phúc Vinh – Giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam, ngành công nghiệp chip bán dẫn có thu nhập rất hấp dẫn, tăng đều hằng năm. Trong đó, kỹ sư thiết kế vi mạch mới ra trường thu nhập sau thuế gần 220 triệu đồng/năm, với những người làm việc kinh nghiệm lâu năm thu nhập từ 1,3 đến 1,5 tỉ đồng/năm.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho người học ngành bán dẫn không hề nhỏ. TS. Đặng Minh Tuấn – Trưởng Khoa Vi điện tử và Viễn thông, trường Đại học CMC nhấn mạnh, việc thiếu cơ hội thực tập, ứng dụng kiến thức vào thực tế sẽ gây nhiều khó khăn cho sinh viên khi mới ra trường. Vì vậy, rất cần sự phối hợp của các trường đại học với doanh nghiệp khi đào tạo Vi mạch bán dẫn.
Trường Đại học CMC ký MOU với Tập đoàn Synopsys về đào tạo thiết kế vi mạch
“Đối với trường Đại học CMC, chúng tôi nằm trong hệ sinh thái Viện – Trường – Doanh nghiệp. Các sinh viên sẽ có cơ hội được thực hành, thực tập tại Viện nghiên cứu Ứng dụng công nghệ CMC ATI và Tập đoàn Công nghệ CMC. Từ đó mở ra cho sinh viên cơ hội được cọ xát với những dự án thực tế tại doanh nghiệp” – TS. Đặng Minh Tuấn cho biết.
Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính là hai ngành có sự tương tác và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Đó cũng là lý do khiến nhiều thí sinh lúng túng không biết nên chọn ngành nào khi đăng ký nguyện vọng đại học.
Quỹ học bổng “CMC – Vì bạn xứng đáng” với tổng trị giá lên đến 96 tỷ đồng của Trường Đại học CMC được xét trao dựa trên các tiêu chí như chứng chỉ ngoại ngữ, điểm học bạ, điểm thi THPT và các giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế.
Tại buổi diễn thuyết thường niên của CEO Lei Jun, Xiaomi đã ra mắt dòng sản phẩm Xiaomi MIX mới. Đây là dòng điện thoại gập mang theo nhiều tham vọng công nghệ của Xiaomi.
FPT vừa chính thức cắt băng khánh thành văn phòng thứ hai tại Kuala Lumpur, Malaysia nhằm tăng cường hiện diện của công ty tại khu vực và trên toàn cầu, mở rộng tiếp cận các khách hàng lớn.
Theo phương án tuyển sinh năm 2024, Trường Đại học CMC (mã trường CMC) xét tuyển theo 5 phương thức, trong đó tăng mạnh tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ THPT.
Gần 100 gương mặt xuất sắc nhất đã tham gia vòng chung kết cuộc thi lập trình Da Nang Code League 2024 tại campus CodeCation FPT Complex (Đà Nẵng) thuộc FPT Software. Ngoài 200 triệu giải thưởng và tiền mặt, các thí sinh chiến thắng sẽ có cơ hội thực tập, làm việc tại FPT Software.
EOS R1, dòng máy ảnh không gương lật full-frame hàng đầu thuộc hệ thống EOS R vừa chính thức được Canon ra mắt tại Việt Nam. Với hệ thống xử lý hình ảnh và lấy nét mới, mạnh mẽ, model này sẽ đặt ra các tiêu chuẩn mới và định hình lại khái niệm “tốc độ” trong thời đại kĩ thuật số.
62% du khách Việt Nam độc thân chia sẻ rằng họ sẽ dành thời gian trong kỳ nghỉ của mình để tìm kiếm một mối tình hay người yêu mới. Mặt khác, 38% cho biết họ muốn dùng thời gian đi du lịch để chữa lành tổn thương sau khi chia tay.
OPPO Việt Nam chính thức giới thiệu tai nghe không dây chống ồn – OPPO Enco Air4 Pro, được trang bị khả năng chống ồn tần số siêu rộng và mức độ chống ồn lên tới 49dB và thời lượng pin bền bỉ lên đến 44 tiếng
SemiKong – mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới dành riêng cho ngành công nghiệp bán dẫn vừa chính thức ra mắt với kỳ vọng tối ưu hóa các quy trình và công nghệ chế tạo chất bán dẫn, nhanh chóng khai thác tiềm năng của ngành công nghiệp trị giá 500 tỷ USD này trong 5 năm tới.